Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Giáo án Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh sách Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của GDKTPL 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANHBÀI 7. Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được thế nào là ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh.
- Giải thích được tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh.
- Nhận biết được tại sao cần có ý tưởng kinh doanh; các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh.
- Chỉ ra được các năng lực cần thiết của người kinh doanh.
- Xây dựng được ý tưởng kinh doanh dưới dạng bài tập thực hành; phân tích được ý tưởng kinh doanh và năng lực kinh doanh của bản thân.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh. Đồng thời biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày các thông tin, ý tưởng trong thảo luận các vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến vấn đề ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực phát triển bản thân: Phân tích được ý tưởng kinh doanh và năng lực kinh doanh của bản thân.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến thức về ý tưởng kinh doanh, cơ hội kinh doanh; xây dựng được ý tưởng kinh doanh dưới dạng bài tập thực hành.
- Phẩm chất:
- Trung thực và có trách nhiệm trong việc tìm kiếm, xây dựng và các định ý tưởng kinh doanh, cơ hội kinh doanh dưới dạng bài tập thực hành.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SHS, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
- Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, ví dụ thực tế,... về ý tưởng kinh doanh, cơ hội kinh doanh và năng lực cần thiết của người kinh doanh;
- Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)
- Đối với học sinh
- SHS, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
- Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ phần Mở đầu SHS tr.45.
- GV dẫn dắt vào bài học.
- Sản phẩm học tập: Chia sẻ của HS về một số ý tưởng kinh doanh.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ phần Mở đầu SHS tr.45:
Em hãy chia sẻ với bạn một ý tưởng kinh doanh mà em thấy hấp dẫn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết, liên hệ thực tế, suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS chia sẻ ý tưởng kinh doanh:
Một số ý tưởng kinh doanh: kinh doanh mặt hàng ống hút giấy; kinh doanh mặt hàng cây cảnh mini; kinh doanh sản phẩm bánh ngọt handmade…
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, tiến bộ khoa học và công nghệ, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt,... đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể. Để tồn tại trong môi trường đó, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá được các cơ hội kinh doanh.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 7. Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý tưởng kinh doanh và sự cần thiết của ý tưởng kinh doanh
- Mục tiêu: HS nêu được thế nào là ý tưởng kinh doanh; giải thích được tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc trường hợp, quan sát sơ đồ trong SHS tr.45-46 để trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về khái niệm, tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm, tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), đọc trường hợp, quan sát sơ đồ trong SHS tr.45-46 và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1, 2: Theo em, vì sao các hãng sản xuất điện thoại luôn cần phải có ý tưởng kinh doanh? + Nhóm 3, 4: Em hãy khai thác nội dung trong hình ảnh để làm rõ các dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm và sự cần thiết của ý tưởng kinh doanh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, đọc trường hợp, quan sát sơ đồ trong SHS tr.45-46 và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về khái niệm và sự cần thiết của ý tưởng kinh doanh theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi: a. Để duy trì được lợi thế cạnh tranh, tăng doanh số, thu được lợi nhuận cao, giữa vững thị phần và mở rộng sự phát triển trong tương lai, nên các hãng sản xuất điện thoại luôn cần phải có ý tưởng kinh doanh. b. Những dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt là: + Tính vượt trội: sản phẩm/ dịch vụ của bạn có điểm gì nổi trội so với các sản phẩm/ dịch vụ khác trên thị trường? + Tính mới mẻ và độc đáo: sản phẩm/ dịch vụ có điểm gì mới mẻ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm/ dịch vụ khác trên thị trường? + Tính hữu dụng: sản phẩm/ dịch vụ có sức sống lâu dài, tính hữu dụng cao và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng hay không? + Tính khả thi: sản phẩm/ dịch vụ có thể thực hiện chứ không phải là bất khả thi. + Lợi thế cạnh tranh: cách thức kinh doanh phải tiến bộ, có khả năng cạnh tranh hơn so với cách thức kinh doanh đang có. - GV mời HS nêu khái niệm và sự cần thiết xây dựng ý tưởng kinh doanh. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Tìm hiểu ý tưởng kinh doanh và sự cần thiết của ý tưởng kinh doanh - Là điểm xuất phát của quá trình sản xuất kinh doanh, thể hiện sự sáng tạo của cá nhân hoặc tổ chức trong việc lựa chọn loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường nhằm thu được lợi nhuận. - Các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải quan tâm đến tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. - Có 2 dạng ý tưởng: + Ý tưởng cải tiến kinh doanh. + Ý tưởng kinh doanh mới. - Các chủ thể cần phải có ý tưởng kinh doanh ban đầu và không ngừng sáng tạo, đổi mới ý tưởng kinh doanh để có thu được lợi nhuận, duy trì lợi thế cạnh tranh và mở rộng sự phát triển trong tương lai.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh
- Mục tiêu: HS nhận biết được các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SHS tr.47 để trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc các thông tin SHS tr.47 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết ý tưởng kinh doanh của các chủ thể được nhắc đến ở mỗi thông tin trên đến từ những nguồn nào. Theo em, nguồn tạo ý tưởng kinh doanh có vai trò như thế nào đối với quá trình kinh doanh của các chủ thể đó? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em còn có những nguồn nào giúp tạo ý tưởng kinh doanh? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin SHS tr.47 và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi: Thông tin 1: + Nguồn hình thành ý tưởng: ▪ Lợi thế nội tại: Kiến thức chuyên môn và sự hiểu biết; Khả năng sáng tạo dồi dào của Gauri Nanda (từ tình huống thực tế của bản thân, ý tưởng về một chiếc đồng hồ báo thức “biết chạy”). ▪ Cơ hội bên ngoài: Nhu cầu rất lớn về sản phẩm. Trên thị trường chưa có sản phẩm nào tương tự. + Vai trò: sản phẩm của Gauri Nanda đã nhanh chóng được phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới và Gauri Nanda đã được trao giải Ig Nobel kinh tế vào năm 2005. Thông tin 2: + Nguồn hình thành ý tưởng: ▪ Lợi thế nội tại: Sự đam mê, hiểu biết và khả năng sáng tạo của các em học sinh. Sản phẩm ống hút từ hạt bơ có nhiều tính năng nổi trội, như: có thể ăn được; thân thiện với môi trường; giá thành rẻ… ▪ Cơ hội bên ngoài: Nhu cầu sử dụng ống hút trên thị trường rất lớn. Xu hướng “tiêu dùng xanh” và ý thức bảo vệ môi trường của người dân Việt Nam được nâng cao. Nguồn cung ứng nguyên liệu dồi dào, giá thành rẻ. + Vai trò: các bạn học sinh đạt giải nhất trong cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp (SV-Startup-2020) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. - GV mời HS nêu các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Tìm hiểu các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh - Lợi thế nội tại: xuất phát từ đam mê, hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực,... - Cơ hội bên ngoài:nhu cầu sản phẩm trên thị trường, lợi thế cạnh tranh, thuận lợi về vị trí triển khai hay thuận lợi từ một chính sách vĩ mô,...
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cơ hội kinh doanh
- Mục tiêu: HS nêu được khái niệm cơ hội kinh doanh.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ, đọc trường hợp trong SHS tr.48-49 để trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về khái niệm cơ hội kinh doanh.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm cơ hội kinh doanh.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS quan sát sơ đồ, đọc trường hợp trong SHS tr.48-49 và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1, 2: Em hãy khai thác nội dung của sơ đồ để làm rõ các dấu hiệu nhận diện một cơ hội kinh doanh và cho biết thế nào là cơ hội kinh doanh. + Nhóm 3, 4: Theo em, các chủ thể sản xuất kinh doanh trong trường hợp trên đã nhận diện cơ hội kinh doanh như thế nào? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm cơ hội kinh doanh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc trường hợp, quan sát sơ đồ SHS, các nhóm thảo luận, tìm câu trả lời. - HS rút ra kết luận về khái niệm cơ hội kinh doanh theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi: a. Dấu hiệu nhận diện một cơ hội kinh doanh tốt: + Tính hấp dẫn: lợi nhuận cao, sức ép cạnh tranh thấp. + Tính thời điểm: hợp thời, không sớm hoặc muộn so với thị trường. + Tính ổn định: có tính lâu dài và bền vững. + Hướng đến nhu cầu của thị trường: tạo ra được giá trị cho khách hàng và người tiêu dùng. b. Doanh nghiệp X đã: tận dụng thời điểm và xu hướng thời trang những năm gần đây để đưa ra quyết định sản xuất những mẫu áo thun có kiểu dáng đơn giản, mẫu mã đa dạng và giá thành phù hợp với khách hàng tiềm năng như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng và những người trẻ tuổi. - GV mời HS nêu khái niệm cơ hội kinh doanh. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 3. Tìm hiểu về cơ hội kinh doanh - Cơ hội kinh doanh: là tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của một nhóm khách hàng dẫn đến xuất hiện cơ hội thoả mãn nhu cầu này, qua đó thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận). - Cơ hội kinh doanh tốt: có tính hấp dẫn, ổn định, đúng thời điểm, khả năng duy trì sản phẩm, dịch vụ và tạo ra giá trị cho người tiêu dùng. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh
- Mục tiêu: HS nêu được tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ, đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.49-51 để trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh.
- Tổ chức hoạt động:
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Khoa học máy tính cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Tin học ứng dụng cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây