Giáo án Địa lí 11 kết nối bài 15: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

Giáo án Bài 15: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á sách Địa lí 11 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Địa lí 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Địa lí 11 kết nối bài 15: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

KHU VỰC TÂY NAM Á

BÀI 15: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI KHU VỰC TÂY NAM Á

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, của một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á.
  • Phân tích được ảnh hưởng của một số đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Tây Nam Á.
  • Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu
  • Khai thác, chọn lọc, thu thập được các tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí khu vực Tây Nam Á.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Nhận thức khoa học Địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian (phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội; xác định và lí giải được sự phân bố của các đối tượng địa lí); giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (giải thích các đặc điểm tự nhiên, đặc điểm dân cư của khu vực,...).
  • Tìm hiểu địa lí sử dụng các công cụ Địa lí học (tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ....), khai thác internet phục vụ môn học.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế (tìm kiếm thông tin từ các nguồn để cập nhật kiến thức về khu vực Tây Nam Á)
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
  • Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, thái độ tôn trọng những giá trị văn hoá khác nhau của khu vực Tây Nam Á.
  • Hình thành thái độ đúng dần trong việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
  • Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bản đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á.
  • Bản đồ phân bố dân cư khu vực Tây Nam Á.
  • Video, tranh ảnh về tự nhiên, dân cư, xã hội khu vực Tây Nam Á.
  • Bảng tổng hợp kiến thức.
  • Đường link các trang web để HS tìm dữ liệu:

+ https://www.adb.org/where-we-work/main

+ https://www.oecd.org/mena/

+ https://www.gso.gov.vn/

+ http://cacnuoc.vn...

  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Địa lí 11.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS vé khu vực Tây Nam Á ở cấp học dưới với bài học.

Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của bản thân về khu vực Tây Nam Á.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV gợi ý HS liệt kê một số quốc gia nổi bật (I-xra-en, Ca-ta,...), các sự kiện liên quan đến khu vực Tây Nam Á (World Cup 2022), các điểm du lịch nổi tiếng (thánh địa Giê-ru-sa-lem,...), các lễ hội Hồi giáo (tháng ăn chay Ra ma dan), các thành phố quan trọng (Đu-bai, Tê-hê-ran, Đô-ha,..).

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Khu vực Tây Nam Á nằm ở ngã ba của ba châu lục: châu Á, châu Âu và châu Phi. Khu vực Tây Nam Á có các hoang mạc rộng lớn, sở hữu trữ lượng dầu mỏ phong phú bậc nhất thế giới nhưng còn tồn tại những vấn đề chính trị, xung đột tôn giáo và sắc tộc mang tính lịch sử. Các đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 15: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vị trí địa lí

  1. Mục tiêu:

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á.

- Xác định được vị trí của khu vực và kể tên các quốc gia trong khu vực Tây Nam Á.

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á
  2. Sản phẩm học tập: ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ Đọc thông tin mục I và hình 15.1, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy:

+ Trình bày và xác định vị trí khu vực Tây Nam Á.

+ Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp để hoàn thành nhiệm vụ

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Vị trí địa lí

- Tây Nam Á gồm 20 quốc gia có diện tích khoảng 7 triệu km2.

- Vị trí địa lí:

+ Nằm ở phía tây nam của châu Á, phần đất nằm trong khoảng vĩ độ từ 12°B đến 42°B và trong khoảng kinh độ từ 27° Đ đến 73°Đ, vị trí được ví như cầu nối giữa ba châu lục: châu Á, châu Âu và châu Phi, ở vị trí tiếp xúc của các mảng kiến tạo lớn, trên vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

+ Tiếp giáp với nhiều biển và vịnh biển (Biển Đỏ, A-ráp, vịnh Péc-xích, Địa Trung Hải, Biển Đen), thông ra Đại Tây Dương ở phía bắc và Ấn Độ Dương ở phía nam.

+ Kênh Xuy-ê nối liền Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương có ý nghĩa quan trọng đối với hàng hải quốc tế, giúp rút ngắn quãng đường di chuyển từ các khu vực ven Đại Tây Dương sang các khu vực ven Ấn Độ Dương.

- Ảnh hưởng:

+ Vị trí địa lí đã tạo nên một khu vực Tây Nam Á có khí hậu chủ yếu là khô nóng nhưng có tài nguyên khoáng sản phong phú.

+ Tây Nam Á có vị trí địa chính trị quan trọng do nằm giữa ba châu lục; án ngữ các tuyến đường giao thông quan trọng bậc nhất thế giới, có tuyến đường biển huyết mạch dẫn đến các mỏ dầu khí trữ lượng lớn của các quốc gia vùng vịnh Péc-xích.

 

Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

  1. Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á.

- Phân tích được ảnh hưởng của một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực.

- Đọc được bản đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á và rút ra nhận xét về điều kiện tự nhiên của khu vực Tây Nam Á.

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và ảnh hưởng của một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực
  2. Sản phẩm học tập: đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và ảnh hưởng của một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS làm việc nhóm (4hs/nhóm) thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn.

- GV yêu cầu HS sử dụng bản đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á

- GV giao nhiệm vụ: Dựa vào thông tin mục II và hình 15.1, hãy:

+ Trình bày đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á.

+ Phân tích thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.

Yếu tố

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Địa hình và đất

 

 

Khí hậu

 

 

Sông, hồ

 

 

Khoáng sản

 

 

Sinh vật

 

 

Biển

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, sử dụng bản đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á để hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian 5 phút

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

- GV mở rộng kiến thức, ví dụ: Khí hậu hoang mạc khó gây ra những vấn đề nghiêm trọng về nguồn nước. Nước cho sinh hoạt của khu vực lấy từ ba nguồn chính: một phần từ hai sông Ti-grơ và Ơ-phát, một phần từ nước ngầm và một phần từ lọc nước biển. Hầu hết các quốc gia đều khai thác nước từ các tầng nước ngầm nhưng nguồn cung này đang bị suy giảm nhanh chóng. Các quốc gia trong khu vực nỗ lực để tìm ra những nguồn cung nước và các giải pháp để sử dụng tốt nhất nguồn tài nguyên nước quý giá

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

(bảng bên dưới)

 

Yếu tố

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Địa hình và đất

- Có nhiều dạng địa hình:

+ Địa hình núi, sơn nguyên bao gồm: dãy Cáp-ca, dãy Hin-đu Cúc, sơn nguyên I-ran, sơn nguyên A-na-tô-li, sơn nguyên A-ráp. Giữa các dãy núi là các thung lũng. Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng.

+ Địa hình đồng bằng bao gồm: đồng bằng Lưỡng Hà do sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp và các đồng bằng nhỏ ở ven vịnh Péc-xích, Địa Trung Hải,... Đất phù sa màu mỡ.

+ Nhiều hoang mạc lớn như Xi-ri, Nê-phút, Rúp-en Kha-li. Đất chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc

- Địa hình chia cắt, hiểm trở gây khó khăn cho giao thông, trồng trọt và cư trú nhưng có thể phát triển chăn nuôi gia súc.

 

- Thuận lợi phát triển nông nghiệp và cư trú

 

 

 

- Không thuận lợi cho canh tác nhưng nhiều nơi có dầu mỏ và khí tự nhiên phong phú

Khí hậu

- Nằm trong đới khí hậu cận nhiệt và đới khí hậu nhiệt đới, với kiểu khí hậu lục địa là chủ yếu nên khô nóng vào mùa hè, khô lạnh vào mùa đông.

- Khí hậu có sự phân hoá theo chiều bắc nam. Vùng phía bắc có khí hậu cận nhiệt, vùng phía nam có khí hậu nhiệt đới. Ở các khu vực miền núi, sơn nguyên khí hậu phân hoá theo độ cao.

- Nhìn chung, khí hậu Tây Nam Á ít thuận lợi cho cư trú và trồng trọt.

- Vùng ven biển khí hậu thuận lợi hơn cho hoạt động trồng trọt và cư trú.

Sông, hồ

- Mạng lưới sông ngòi thưa thớt và phần lớn bắt nguồn từ vùng núi và sơn nguyên ở phía bắc.

- Hai con sông lớn nhất là Tigrơ (dài 1900 km) và Ơ-phrát (dài 2800 km).

- Các con sông khác ít nước, thường chỉ có 4 nước vào mùa mưa.

- Có một số hồ nước ngọt và nước mặn lớn.

- Sông Ti-grơ và Ơ-phrát hình thành nên đồng bằng màu mỡ thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, đây cũng là nơi phát triển nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại.

- Tuy nhiên, các con sông ít nước gây nên tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt

Khoáng sản

Sở hữu trên 50% trữ lượng dầu mỏ và khoảng 40% trữ lượng khí tự nhiên của thế giới (năm 2020), tập trung ở các quốc gia ven vịnh Péc-xích; ngoài ra còn có những tài nguyên khoáng sản khác như than đá, sắt, crôm, đồng, phốt phát,...

- Dầu khí là động lực phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực;

- Tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài.

Sinh vật

- Sinh vật nghèo nàn; thực vật chủ yếu là  cây bụi gai, động vật phần lớn là các loài bò sát và gặm nhấm nhỏ; khu vực ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng.

- Có một số khu bảo tồn vườn quốc gia

- Khó khăn cho việc phát triển kinh tế.

 

 

- Có giá trị phát triển du lịch

Biển

- Vùng biển ở Tây Nam Á thuộc các biển: Địa Trung Hải, Biển Đen, Biển Đỏ, A-ráp,...

- Thông qua Biển Đen và biển Ca-xpi, khu vực Tây Nam Á dễ dàng kết nối các khu vực khác của châu Á và các nước châu Âu.

- Là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển

 

- Tuyến đường biển từ Địa Trung Hải qua Biển Đỏ đến Ấn Độ Dương là tuyến đường thương mại trên biển quan trọng

 

Hoạt động 3: Dân

  1. Mục tiêu:

- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của dân cư khu vực Tây Nam Á.

- Phân tích được ảnh hưởng của các đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế – xã hội

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu đặc điểm nổi bật của dân cư khu vực Tây Nam Á
  2. Sản phẩm học tập: dân cư khu vực Tây Nam Á
  3. Tổ chức hoạt động:

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD PHẦN MỘT. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

PHẦN HAI. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

GIÁO ÁN WORD KHU VỰC MỸ LA TINH

GIÁO ÁN WORD LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

GIÁO ÁN WORD KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

GIÁO ÁN WORD KHU VỰC TÂY NAM Á

GIÁO ÁN WORD HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ (HOA KỲ)

GIÁO ÁN WORD LIÊN BANG NGA

GIÁO ÁN WORD NHẬT BẢN

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN MỘT. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

PHẦN HAI. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

GIÁO ÁN POWERPOINT KHU VỰC MỸ LA TINH

GIÁO ÁN POWERPOINT LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

GIÁO ÁN POWERPOINT KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

GIÁO ÁN POWERPOINT KHU VỰC TÂY NAM Á

GIÁO ÁN POWERPOINT HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ (HOA KỲ)

GIÁO ÁN POWERPOINT LIÊN BANG NGA

GIÁO ÁN POWERPOINT NHẬT BẢN

GIÁO ÁN POWERPOINT CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH THẾ GIỚI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (4.0)

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay