Phiếu trắc nghiệm Hoá học 8 cánh diều Bài 2: Phản ứng hoá học và năng lượng của phản ứng hoá học

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Phản ứng hoá học và năng lượng của phản ứng hoá học. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hóa học 8 cánh diều

BÀI 2. PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Chọn câu đúng

  1. Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử bị phá vỡ
  2. Trong phản ứng hóa học, liên kết trong các phân tử bị phá vỡ
  3. Trong phản ứng hóa học, liên kết trong các phân tử không bị phá vỡ
  4. Trong phản ứng hóa học, các phân tử được bảo toàn

Câu 2: Phản ứng thu nhiệt là phản ứng

  1. khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ chất phản ứng ra môi trường
  2. khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ môi trường vào chất phản ứng
  3. khi xảy ra kèm theo sự trao đổi nhiệt giữa các chất phản ứng với các chất trong môi trường
  4. khi xảy ra kèm theo sự trao đổi nhiệt giữa các chất phản ứng

Câu 3: Các phản ứng thu nhiệt thường xảy ra khi

  1. dùng chất xúc tác
  2. tăng áp suất
  3. tăng nồng độ các chất tham gia
  4. đun nóng

Câu 4: Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng

  1. khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ môi trường vào chất phản ứng
  2. khi xảy ra kèm theo sự giải phóng nhiệt chất phản ứng ra môi trường
  3. khi xảy ra kèm theo sự trao đổi nhiệt giữa các chất phản ứng với các chất trong môi trường
  4. khi xảy ra kèm theo sự trao đổi nhiệt giữa các chất phản ứng

Câu 5: Phản ứng hóa học là

  1. Quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
  2. Quá trình biến đổi màu này sang màu khác.
  3. Quá trình biến đổi trạng thái này sang trạng thái khác.
  4. Quá trình biến đổi mùi này sang mùi khác.

Câu 6: Bản chất của phản ứng hóa học là sự thay đổi về

  1. Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố
  2. Số lượng các nguyên tố
  3. Liên kết giữa các nguyên tử
  4. Số lượng các phân tử

Câu 7: Điền vào chỗ chấm:

Các chất biến đổi hóa học xảy ra khi có sự phá vỡ liên kết trong các …(1)… và sự hình thành các liên kết mới để tạo ra…(2)…

  1. (1) chất sản phẩm, (2) chất tham gia phản ứng
  2. (1) chất tham gia phản ứng, (2) chất sản phẩm
  3. (1) chất xúc tác, (2) chất sản phẩm
  4. (1) chất xúc tác, (2) chất tham gia phản ứng.

Câu 8: Trong phản ứng hydrogen tác dụng với oxygen tạo ra nước thì

  1. Chất tham gia là nước, chất sản phẩm là hydrogen và oxygen.
  2. Chất tham gia là hydrogen và nước, sản phẩm là oxygen.
  3. Chất tham gia là hydrogen và oxygen, sản phẩm là nước.
  4. Chất tham gia là oxygen, sản phẩm là hydrogen và nước.

Câu 9: Phản ứng nào sau đây có sự tỏa nhiệt và phát sáng?

  1. Thả vôi sống vào nước.
  2. Đốt cháy giấy.
  3. Thắng đường cháy khét.
  4. Nung nóng CuO.

Câu 10: Ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt là

  1. Đun nấu và phát sáng.
  2. Sưởi ấm
  3. Nhiên liệu cho đời sống và sản xuất.
  4. Tất cả 3 ý trên

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

 Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Để so sánh biến thiên enthalpy của các phản ứng khác nhau thì cần xác định chúng ở cùng một điều kiện
  2. Phản ứng hóa học là quá trình phá vỡ các liên kết trong chất đầu và hình thành các liên kết mới để tạo thành sản phẩm
  3. Sự phá vỡ liên kết giải phóng năng lượng, trong khi sự hình thành liên kết lại cần cung cấp năng lượng
  4. Khi than, củi cháy, không khí xung quanh ấm hơn do phản ứng tỏa nhiệt

Câu 2: Trong các quá trình sau, quá trình nào có phản ứng hóa học

(a). Đốt cháy than trong không khí

(b). Làm bay hơi nước muối biển trong quá trình sản xuất muối

(c). Nung vôi

(d). Tôi vôi

(e). Iot thăng hoa

  1. a,b,c
  2. b,c,d,e
  3. a,c,d
  4. Tất cả đáp án

Câu 3: Chọn đáp án sai

  1. Hidro + oxi → nước
  2. Canxi cacbonat→ canxi oxit + khí cacbonic
  3. Natri + clo → natri clorua
  4. Đồng + nước → đồng hidroxit

Câu 4: Thả viên C sủi vào nước, ta thấy nước trở nên mát hơn. Đây là phản ứng

  1. Tỏa nhiệt
  2. Thu nhiệt
  3. Không tỏa nhiệt, không thu thiệt
  4. Không thể xác định được.

Câu 5: Chọn đáp án đúng

Thả một mảnh sắt vào dung dịch axit clohidric thấy sinh ra khí

  1. Khí đó là khí clo
  2. Khí cần tìm là khí hidro
  3. Thấy có nhiều hơn một khí
  4. Không xác định

Câu 6: Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng hóa học?

  1. Đất đèn (CaC2) tác dụng với nước tạo ra khí axetilen (C2H2)
  2. Bơm khí C2H2vào bóng bay
  3. Quả bóng bay bay lên không trung rồi nổ tung
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 7: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

  1. Đốt cao su có mùi hắc rất khó chịu
  2. Trên bề mặt các hồ tôi vôi để lâu ngày sẽ có lớp màng mỏng màu trắng
  3. Quả bóng bay trên cao rồi nổ tung
  4. Khi chiên trứng gà nếu đun quá lửa sẽ có mùi khét

Câu 8: Khi nung vôi, người ta sử dụng phản ứng đốt than để cung cấp nhiệt cho phản ứng phân hủy đá vô. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Phản ứng đốt than và phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng tỏa nhiệt
  2. Phản ứng đốt than và phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng thu nhiệt
  3. Phản ứng đốt than là phản ứng thu nhiệt, phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng tỏa nhiệt.
  4. Phản ứng đốt than là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng thu nhiệt

Câu 9: Đâu là câu đúng nhất về màu sắc của đường khi nung dưới ngọn lửa đèn cồn?

  1. Trắng → vàng nhạt → vàng đậm → nâu → đen
  2. Trắng → vàng nhạt → nâu → đen → vàng đậm
  3. Trắng → vàng đậm → vàng nhạt → nâu → đen
  4. Đen → nâu → vàng đậm → vàng nhạt → trắng

Câu 10: Có thể dựa vào những dấu hiệu nào sau đây đê nhận biết phản ứng hóa học:

  1. Sự thay đổi màu sắc, mùi vị
  2. Sự tạo chất khí
  3. Sự tạo chất kết tủa
  4. Cả 3 đáp án A, B và C.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Đâu là phản ứng tỏa nhiệt?

  1. Phân hủy đường nhằm tạo thành than và nước.
  2. Cồn cháy trong không khí.
  3. Thả viên C sủi vào nước.
  4. Nung đá vôi tạo thành vôi sống và khí carbondioxide.

Câu 3: Đâu là phản ứng thu nhiệt?

  1. Nến cháy.
  2. Đốt cháy một dây sắt.
  3. Thả vôi sống vào nước.
  4. Nung đá vôi để thu được vôi sống.

Câu 4: Trong các chất sau, đâu không phải là nhiên liệu?

  1. Xăng.
  2. Chì.
  3. Củi.

Câu 5: Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học giữa sắt và hydrochloric acid là

  1. Có sự thay đổi màu sắc
  2. Có sự thay đổi nhiệt độ
  3. Có xuất hiện kết tủa
  4. Có sự xuất hiện của bọt khí.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Dùng bếp than để đun sôi 3 lít nước có nhiệt độ ban đầu là 30 độ C đựng trong ấm nhôm có khối lượng 500g. Biết, hiệu suất của bếp than là 35%, nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K ; của nước là 4200 J/kg.K ; năng suất toả nhiệt của than đá là 27.106 J/kg. Hãy tính khối lượng than đá cần dùng.

  1. 1,1kg
  2. 0,5kg
  3. 0,11 kg
  4. 0,05 kg

Câu 2: Cho các phát biểu sau:

(1). Tất cả các phản ứng cháy đều thu nhiệt.

(2). Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

(3). Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều toả nhiệt.

(4). Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

Số phát biểu sai 

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

 

=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 2: Phản ứng hoá học và năng lượng của phản ứng hoá học

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay