Đề thi giữa kì 1 HĐTN 8 chân trời sáng tạo (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra HĐTN 8 chân trời sáng tạo kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 1 HĐTN 8 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1
Chữ kí GT1: ........................... | |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 8 (BẢN 1)
– CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Khi thực hiện tranh biện bảo vệ quan điểm, em không nên làm điều gì?
A. Đưa ra các luận điểm ủng hộ hay phản đối phù hợp.
B. Sử dụng ngôn từ văn minh, lịch sự.
C. Hiếu thắng, tranh cãi đến cùng để bảo vệ ý kiến của mình nhưng thiếu lập luận khoa học.
D. Đưa ra kết luận về quan điểm của bản thân.
Câu 2 (0,5 điểm). Đâu là biểu hiện và hậu quả của các hình thức bắt nạt học đường?
A. Chiếm đoạt tiền, đồ dùng – Xấu hổ, xa lánh mọi người.
B. Động chạm vùng nhạy cảm – Lo sợ, không dám đến trường.
C. Đánh, đấm, tát – Hốt hoảng, tổn thương tinh thần.
D. Tẩy chay, nói xấu – Buồn, suy nghĩ tiêu cực về bản thân.
Câu 3 (0,5 điểm). Sắp xếp thứ tự các việc làm phù hợp khi em cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong giải quyết vấn đề?
(1) Cảm ơn người đã hỗ trợ
(2) Bày tỏ khó khăn và mong muốn được hỗ trợ.
(3) Xác định khó khăn mình đang gặp phải.
(4) Xác định người có thể hỗ trợ.
A. (4) – (3) – (2) – (1)
B. (1) – (2) – (3) – (4)
C. (3) – (2) – (1) – (4)
D. (2) – (1) – (4) – (3)
Câu 4 (0,5 điểm). Từ chối người khác khi không có khả năng, điều kiện để thực hiện, cần thời gian để suy nghĩ được gọi là:
A. Từ chối trực tiếp.
B. Từ chối trì hoãn.
C. Từ chối đàm phán.
D. Từ chối gián tiếp.
Câu 5 (0,5 điểm). Đâu không phải là việc làm thể hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh?
A. Tuần trước, H bị ốm. C hứa giúp bạn ghi chép bài học và C đã thực hiện.
B. Nhóm G được cô giáo giao nhiệm vụ chuẩn bị tranh, ảnh cho buổi sinh hoạt lớp. Cả nhóm họp để phân công nhiệm vụ, nhưng các bạn đùn đẩy nhau không ai chịu nhận.
C. Nhóm T được giao thực hiện một tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Trong nhóm chỉ có M hát tốt, nên cả nhóm đề nghị M hát chính, các bạn còn lại sẽ múa phụ họa. M nhận lời và vui vẻ cùng các bạn tập luyện.
D. Thời gian gần đây, B thường xuyên nghỉ học. Ở lớp. B cũng không tập trung và kết quả học tập sa sút. Nhận thấy những dấu hiệu đó, H đã tìm hiểu và giúp đỡ B.
Câu 6 (0,5 điểm). Em sẽ điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực như thế nào khi ở trong tình huống sau: Sau giờ học, vì mải cùng các bạn chuẩn bị cho buổi thuyết trình của nhóm vào tuần sau nên em muộn mà quên báo với gia đình. Bố chưa biết lí do nên đã mắng em mải chơi không về nhà đúng giờ.
A. Em rất buồn, giận bố và không muốn nói chuyện với bố nữa.
B. Em đợi bố bình tĩnh lại sẽ nói cho bố hiểu lí do tại sao em về muộn và hứa với bố mẹ lần sau nếu có về muộn sẽ báo với bố mẹ để bố mẹ yên tâm.
C. Em nhờ mẹ nói giúp em lí do em về muộn để bố không mắng nữa.
D. Em suy nghĩ tiêu cực và có những hành động tiêu cực vì bố không tin tưởng em.
Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là tình huống em cần từ chối?
A. Bạn đề nghị em thực hiện một việc nằm ngoài khả năng của em.
B. Bạn rủ em tham gia môn thể thao em yêu thích.
C. Bạn rủ em bỏ học, chơi điện tử và hút thuốc lá.
D. Bạn muốn em giảng bài cho bạn ngay khi em đang bận.
Câu 8 (0,5 điểm). Chu đáo, kĩ càng trong công việc, kỉ luật, làm việc có kế hoạch, có tinh thần trách nhiệm là biểu hiện của nét tính cách nào?
A. Khó tính.
B. Thân thiện.
C. Tận tâm.
D. Cởi mở.
Câu 9 (0,5 điểm). Việc làm nào dưới đây thể hiện cách sống tiết kiệm trong gia đình?
A. Bật các thiết bị điện khi khi không sử dụng.
B. Ăn mặc cầu kì, phô trương, kiểu cách.
C. Vui chơi vượt quá khả năng kinh tế gia đình cho phép.
D. Tận dụng nước vo gạo, rửa rau để tưới cây.
Câu 10 (0,5 điểm). Nhận diện được những nét tính cách đặc trưng của bản thân sẽ giúp em:
A. Lựa chọn hoạt động phù hợp, tương tác tốt hơn với mọi người, ngày càng tự chủ hơn trong cuộc sống.
B. Chủ động phát triển mối quan hệ với những người có cùng nét tính cách.
C. Điều chỉnh được cảm xúc theo hướng tích cực.
D. Suy nghĩ lạc quan, yêu đời hơn.
Câu 11 (0,5 điểm). Việc làm thể hiện trách nhiệm với bản thân là:
A. Giúp đỡ các bạn cùng tham gia hoạt động chung.
B. Tập thể dục mỗi sáng, ăn uống lành mạnh.
C. Làm việc nhà, thực hành tiết kiệm trong gia đình.
D. Hỗ trợ và giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.
Câu 12 (0,5 điểm). Để phòng tránh bị bắt nạt học đường, em cần:
A. Thể hiện sự hiếu chiến, thái độ thách thức.
B. Bỏ đi hoặc kêu to để nhờ người trợ giúp khi đối diện với kẻ bắt nạt.
C. Giấu giếm thông tin mình bị bắt nạt.
D. Không giúp đỡ khi chứng kiến bạn bị bắt nạt.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường theo các nội dung:
- Mục tiêu.
- Thời gian.
- Cách thực hiện.
Câu 2 (1,0 điểm). Xử lí tình huống sau để thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.
Tuần trước, H mới được bố mẹ mua cho một bộ đồ chơi lê gô xếp hình rất đẹp nhân dịp sinh nhật. Hôm nay, khi đi ngang qua cửa hàng đồ chơi, H thấy có bộ đồ chơi lê gô xếp hình rất ưng ý, giá thành khá cao nhưng đang được giảm giá 50%. H băn khoăn không biết có nên nói với bố mẹ để mua thêm cho mình hay không.
Nếu em là H, em sẽ làm gì?
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 (BẢN 1)
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Chủ đề 1: Khám phá một số đặc điểm của bản thân | 1 |
| 2 |
| 1 |
|
|
| 4 | 0 | 2,0 |
Chủ đề 2: Thể hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người | 2 |
| 2 |
|
|
|
| 1 | 4 | 1 | 3,0 |
Chủ đề 3: Xây dựng trường học thân thiện | 1 |
| 2 |
| 1 | 1 |
|
| 4 | 1 | 5,0 |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 (BẢN 1)
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
Khám phá một số đặc điểm của bản thân | Nhận biết | Nhận biết được điều không nên làm khi thực hiện tranh biện bảo vệ quan điểm. | 1 |
| C1 | |
Thông hiểu | - Gọi được tên nét tính cách chu đáo, kĩ càng trong công việc, kỉ luật, làm việc có kế hoạch, có tinh thần trách nhiệm. - Nêu được tác dụng của việc nhận diện được những nét tính cách đặc trưng của bản thân. | 1 |
| C8, C10 |
| |
Vận dụng | Xử lí tình huống điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực. | 1 |
| C6 |
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
| |
Thể hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người | Nhận biết | Nhận biết được việc làm thể hiện cách sống tiết kiệm trong gia đình. - Xác định được việc làm thể hiện trách nhiệm với bản thân. | 2 |
| C9, C11 |
|
Thông hiểu | - Xác định được thứ tự các việc làm phù hợp khi cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong giải quyết vấn đề. - Xác định được tình huống không thể hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh. | 1 |
| C3, C5 |
| |
Vận dụng |
|
|
|
| ||
Vận dụng cao | Xử lí tình huống thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình. |
| 1 |
| C2 (TL) | |
Xây dựng trường học thân thiện | Nhận biết | Nêu được việc em cần làm để phòng tránh bị bắt nạt học đường. | 1 |
| C12 |
|
Thông hiểu | - Xác định được tình huống em không nên từ chối bạn. - Xác định được loại từ chối người khác khi không có khả năng, điều kiện để thực hiện. | 2 |
| C7, C4 |
| |
Vận dụng | - Nêu được biểu hiện của các hình thức bắt nạt học đường. - Xây dựng được kế hoạch hoạt động giáo dục của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. | 1 | 1 | C2 | C1 (TL) | |
Vận dụng cao |
|
|
|
|