Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Bài 10 TH tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10 TH tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

BÀI 10: CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Từ nào đồng nghĩa với từ gầy?

  1. Mũm mĩm.
  2. Đầy đặn.
  3. Mảnh mai.
  4. Tròn trịa.

Câu 2: Từ nào đồng nghĩa với từ thi nhân?

  1. Nhà văn.
  2. Nghệ sĩ.
  3. Nhà báo.
  4. Nhà thơ.

Câu 3: Từ nào có thể thay thế cho từ chết trong câu Xe của tôi bị chết máy.

  1. Hỏng.
  2. Qua đời.
  3. Tiêu đời.
  4. Mất.

Câu 4: Chỉ ra từ đồng nghĩa trong các câu thơ sau.

- Bác đã đi rồi sao Bác ơi

  Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.

- Bác đã lên đường theo tổ tiên

  Mác – Lênin thế giới Người hiền.

- Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng

  Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay.

  1. đi – theo tổ tiên – trường sinh.
  2. đi – lên đường – nhẹ cánh bay.
  3. đi – theo tổ tiên – nhẹ cánh bay.
  4. đi – lên đường – trường sinh.

Câu 5: Từ nào sau đây mang sắc thái nghĩa chỉ sự thân mật, bỗ bã?

  1. Ăn.
  2. Xơi.
  3. Chén.
  4. Hốc.

Câu 6: Từ nào sau đây mang sắc thái nghĩa chỉ sự kính trọng, người gửi thường có vai vế thấp hơn người nhận?

  1. Tặng.
  2. Cho.
  3. Bố thí.
  4. Biếu.

Câu 7: Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu Học sinh có nghĩa vụ học tập.

  1. Nhiệm vụ.
  2. Trách nhiệm.
  3. Tinh thần.
  4. Tác phong.

Câu 8: Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu Trông nó làm thật chướng mắt.

  1. Khó chịu.
  2. Khó coi.
  3. Khó khăn.
  4. Dễ nhìn.

Câu 9: Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau.

             Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hòa gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ bằng bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ bằng bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.

  1. Đoạn văn không có từ đồng nghĩa.
  2. Mẹ – bạn.
  3. Mẹ – má – u – bu – bầm – mạ.
  4. Kể – gọi.

Câu 10: Đọc đoạn văn sau và chỉ ra sắc thái nghĩa của những từ in đậm.

          Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

  1. Các từ in đậm có nghĩa hoàn toàn giống nhau đều chỉ chung một màu sắc.
  2. Các từ in đậm có nghĩa hoàn toàn khác nhau.
  3. Các từ in đậm có nghĩa trái ngược nhau.
  4. Các từ in đậm có nghĩa gần giống nhau nhưng khác nhau về mức độ màu sắc.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Từ in đậm nào dưới đây chỉ màu xanh tươi mỡ màng?

- Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.

- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc.

- Tháng tám trời thu xanh thắm.

- Suối dài xanh mướt nương ngô.

  1. Xanh ngắt.
  2. Xanh biếc.
  3. Xanh thắm.
  4. Xanh mướt.

Câu 2: Các từ in đậm trong đoạn trích sau mang đến sắc thái gì?

          Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.

          Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi một loại binh khí.

          Yết Kiêu: Tâu bệ hạ, thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

          Nhà vua: Để làm gì?

          Yết Kiêu: Để dùi thủng chiến thuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.

  1. Sắc thái cổ kính, trang trọng.
  2. Sắc thái cười cợt, chế giễu.
  3. Sắc thái coi thường, khinh rẻ.
  4. Sắc thái hiện đại, mới mẻ.

Câu 3: Từ in đậm nào sau đây chỉ ánh sáng mang sắc thái sáng long lanh lấp lánh?

- Sáng bạch rồi mà vẫn còn ngủ.

- Mặt hồ sáng loáng dưới ánh nắng.

- Căn phòng sáng choang ánh điện.

- Lửa cháy sáng rực một góc trời.

  1. Sáng bạch.
  2. Sáng loáng.
  3. Sáng choang.
  4. Sáng rực.

Câu 4: Từ in đậm nào dưới đây chỉ màu trắng mang sắc thái trắng hoàn toàn, không có vết nào của màu khác?

- Những khuôn mặt trắng bệch, những bước chân nặng như đeo đá.

- Bông hoa huệ trắng muốt.

- Đàn cò trắng phau.

- Hoa ban nở trắng xóa núi rừng.

  1. Trắng bệch.
  2. Trắng muốt.
  3. Trắng phau.
  4. Trắng xóa.

Câu 5: Từ hi sinh trong câu sau thể hiện thái độ gì của tác giả?

          Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào Việt Nam.

  1. Bất lịch sự, không tôn trọng người đã khuất.
  2. Chấp nhận được nhưng không đáng trân trọng.
  3. Thô thiển, không coi trọng người đã khuất.
  4. Thể hiện sự thành kính, tôn trọng đối với người đã khuất.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.

Thế hệ mai sau sẽ được hưởng …… của công cuộc đổi mới hôm nay.

  1. Thành quả.
  2. Thành tích.
  3. Thành công.
  4. Thành đạt.

Câu 2: Câu nào sau đây sử dụng đúng sắc thái nghĩa của từ ngữ được in nghiêng?

  1. Cậu không nên để ý chuyện nhỏ nhắn ấy.
  2. Cậu không nên để ý chuyện nhỏ nhặt ấy.
  3. Cậu không nên để ý chuyện nhỏ nhoi ấy.
  4. Cậu không nên để ý chuyện nhỏ nhen ấy.

Câu 3: Bài thơ Đồng chí – Chính Hữu có hai câu thơ

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Nét chung về nghĩa của hai cụm từ in đậm trên là gì?

  1. Chỉ những nơi có ruộng đồng trù phú.
  2. Chỉ những nơi dân cư thưa thớt.
  3. Chỉ những nơi nghèo khó.
  4. Chỉ những nơi dân cư đông đúc.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Chỉ ra nghĩa của từ láy não nùng trong đoạn thơ sau.

Mỗi lần nắng mới hắt bên song

Xao xác, gà trưa gáy não nùng

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng

Chập chờn sống lại những ngày không.

(Lưu Trọng Lư)

  1. Vang vọng, có nội lực.
  2. Buồn thảm, xót xa, tê tái.
  3. Vui mừng, hạnh phúc.
  4. Phẫn nộ, tức giận.

Câu 2: Tác dụng của những từ láy trong đoạn thơ sau là gì?

Mỗi lần nắng mới hắt bên song

Xao xác, gà trưa gáy não nùng

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng

Chập chờn sống lại những ngày không.

(Lưu Trọng Lư)

  1. Khắc họa đặc điểm, vẻ đẹp của không gian, sự vật.
  2. Bộc lộ tâm trạng nhớ nhung, buồn bã của tác giả.
  3. Miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy sức sống.
  4. A, B đúng.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 10 TH tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay