Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Bài 6 Đọc 2: Trong mắt trẻ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6 Đọc 2: Trong mắt trẻ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
BÀI 6: TRUYỆNVĂN BẢN 2: TRONG MẮT TRẺ
(25 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Văn bản Trong mắt trẻ trích trong tác phẩm nào?
- Hoàng tử bé.
- Truyện cổ Grimm.
- Khu vườn bí mật.
- Peter Pan.
Câu 2: Văn bản Trong mắt trẻ do ai sáng tác?
- Vích-to Hu-go.
- Ban-dắc.
- Ê-xu-pe-ri.
- Mo-pát-xan.
Câu 3: Văn bản Trong mắt trẻ gồm những chương nào của tác phẩm Hoàng tử bé?
- Chương I, chương II và chương III.
- Chương I, chương II và chương cuối.
- Chương I, chương XII và chương cuối.
- Chương I, chương XX và chương XXII.
Câu 4: Nội dung chương I của Hoàng tử bé là gì?
- Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa nhân vật “tôi” và cậu bé.
- Cuộc gặp gỡ giữa hoàng tử bé và con cáo ở Trái Đất.
- Suy nghĩ của nhân vật “tôi” sau nhiều năm khi cậu bé đã trở lại hành tinh của mình.
- Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm vẽ tranh hồi nhỏ.
Câu 5: Khi nhìn vào bức tranh thứ nhất của nhân vật “tôi”, những người lớn đều cho rằng đó là gì?
- Cái ghế.
- Cái mũ.
- Cái giường.
- Ngọn núi.
Câu 6: Nhân vật “tôi” gặp hoàng tử bé trong hoàn cảnh nào?
- Khi đi lạc đến hành tinh của hoàng tử bé.
- Khi đang đi thám hiểm sa mạc Sa-ha-ra.
- Khi gặp nạn trên sa mạc Sa-ha-ra.
- Khi đang dừng chân nghỉ ngơi ở sa mạc Sa-ha-ra.
Câu 7: Hoàng tử bé đã nhờ nhân vật “tôi” làm gì?
- Vẽ một bông hoa hồng.
- Vẽ một con cáo.
- Vẽ một con voi.
- Vẽ một con cừu.
Câu 8: Khi nhân vật “tôi” vẽ lại cho hoàng tử bé bức con trăn bụng đóng, hoàng tử bé đã có cách nhìn như thế nào?
- Hoàng tử bé nhìn ra đó là bức vẽ một con voi bị trăn nuốt trong bụng.
- Hoàng tử bé cũng cho rằng đó là cái mũ.
- Hoàng tử bé rất thích bức vẽ đó.
- Hoàng tử bé nói rằng đó không phải con cừu mà cậu muốn.
Câu 9: Nhân vật “tôi” đã vẽ con cừu mấy lần đến khi hoàng tử bé hài lòng?
- 2 lần.
- 3 lần.
- 4 lần.
- 5 lần.
Câu 10: Hoàng tử bé đến từ đâu?
- Trái Đất.
- Hành tinh B612.
- Mặt trăng.
- Dải ngân hà.
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Trong mắt trẻ là gì?
- Thuyết minh.
- Tự sự.
- Nghị luận.
- Miêu tả.
Câu 2: Việc hoàng tử bé hiểu được bức tranh hồi nhỏ của nhân vật “tôi” và bức tranh con cừu đựng trong chiếc hộp thể hiện ý nghĩa gì?
- Suy nghĩ thực tế mới là đúng đắn nhất.
- Trí tưởng tượng là tài sản vô giá.
- Con mắt nhìn sự vật của trẻ nhỏ là vô cùng phong phú.
- B, C đúng.
Câu 3: Bức tranh bụng trăn đóng, mở và bức tranh con cừu đựng trong chiếc hộp là biểu tượng cho điều gì?
- Mối quan hệ giữa trí tưởng tượng và sự thật cuộc sống, là mối tương quan giữa cái bên ngoài sự vật và cái ẩn sâu bên trong.
- Biểu tượng cho cái ác, cái thiện trong mỗi con người.
- Biểu tượng cho những thứ mà con người theo đuổi.
- Biểu tượng cho những bí ẩn tuyệt vời, đẹp đẽ, vô tận của cuộc sống.
Câu 4: Vì sao có thể cho rằng những nhận xét của hoàng tử bé về những bức vẽ của nhân vật “tôi” là rất bất ngờ, đầy thú vị?
- Vì đó là những lời nhận xét kì lạ.
- Vì đó là những lời nhận xét giống với người lớn.
- Vì đó là những lời nhận xét thể hiện trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 5: Câu văn Và các ngôi sao đều cười hiền lành sử dụng biện pháp tu từ gì?
- So sánh.
- Ẩn dụ.
- Nhân hóa.
- Hoán dụ.
Câu 6: Tại sao tác giả lại sử dụng những hình ảnh minh họa trong văn bản?
- Vì tác giả cho rằng có những thứ dùng lời không thể biểu đạt hết được.
- Vì tác giả muốn cuốn sách của mình đẹp hơn.
- Vì tác giả muốn gây ấn tượng với độc giả.
- Vì tác giả cho rằng trẻ em sẽ thích những cuốn sách có hình vẽ.
Câu 7: Sắp xếp những sự kiện sau để được cốt truyện của đoạn trích Trong mắt trẻ.
(1) Nhân vật “tôi” gặp hoàng tử bé ở sa mạc Sa-ha-ra.
(2) Nhân vật “tôi” đi khoe Bức tranh số 1 của mình cho người lớn xem và hỏi họ có sợ không.
(3) Nhân vật “tôi” trở thành phi công.
(4) Hoàng tử bé nhờ nhân vật “tôi” vẽ giúp một con cừu.
(5) Nhân vật “tôi” suy nghĩ về hoàng tử bé sau khi trở về.
- (1) à (2) à (3) à (4) à (5).
- (5) à (4) à (3) à (2) à (1).
- (3) à (2) à (5) à (1) à (4).
- (2) à (3) à (1) à (4) à (5).
Câu 8: Nhân vật “tôi” bộc lộ cảm xúc gì khi thấy hoàng tử bé có thể hiểu được bức tranh của mình vẽ?
- Buồn rầu, trầm ngâm.
- Ngạc nhiên, sửng sốt.
- Tức giận, phiền não.
- Vui mừng, hạnh phúc.
Câu 9: Em rút ra được thông điệp gì từ đoạn trích Trong mắt trẻ?
- Mỗi người cần phải sống có trách nhiệm.
- Mỗi người cần cố gắng không ngừng nghỉ vì cuộc sống của mình.
- Mỗi người cần trân trọng tình yêu của mình.
- Hãy quan sát mọi vật bằng trái tim và tình yêu thương.
Câu 10: Cảm hứng sáng tác của tác phẩm Hoàng tử bé là từ đâu?
- Từ chiến tranh thế giới thứ 2.
- Từ sự kiện tác giả bị rơi máy bay ở sa mạc Sa-ha-ra.
- Khi ông làm phi công trong chiến tranh thế giới thứ 2.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Tác phẩm nào sau đây không phải của Ê-xu-pe-ri?
- Hoàng tử bé.
- Phi công thời chiến.
- Thời thơ ấu.
- Thư gửi một con tin.
Câu 2: Tác phẩm Hoàng tử bé được viết theo thể loại nào?
- Truyện ngắn.
- Hồi kí.
- Tiểu thuyết.
- Truyện cổ tích.
Câu 3: Trong truyện Hoàng tử bé, hoàng tử bé đã đi qua mấy hành tinh?
- 6 hành tinh.
- 7 hành tinh.
- 8 hành tinh.
- 9 hành tinh.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Sự đối lập giữa người lớn và trẻ em trong truyện Hoàng tử bé thể hiện ở đâu?
- Thế giới người lớn thì bộn bề, phức tạp còn thế giới trẻ thơ thì đơn giản.
- Thế giới người lớn thì đơn giản còn thế giới trẻ thơ thì bộn bề, phức tạp.
- Thế giới người lớn thì phong phú, nhiều mơ ước còn thế giới trẻ thơ thì đơn giản, thực tế.
- Thế giới người lớn thì thực dụng, khô khan còn thế giới trẻ thơ thì hồn nhiên, phong phú, giàu trí tưởng tượng.
Câu 2: Một tiểu hành tinh đã được đặt tên dựa theo tên của tiểu hành tinh nơi hoàng tử bé sinh sống được gọi là gì?
- 46610 Bésixdouze.
- 2578 Saint-Exupéry.
- Petit-Prince.
- Eugénie.
=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 6 Đọc 2: Trong mắt trẻ