Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Bài 9 TH tiếng Việt: Thành phần biệt lập trong câu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9 TH tiếng Việt: Thành phần biệt lập trong câu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều

BÀI 9: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: THÀNH PHẦN BIỆT LẬP TRONG CÂU

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Thành phần biệt lập của câu là gì?

  1. Là bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới trong câu.
  2. Là bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
  3. Là bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm,… của sự việc được nói tới trong câu.
  4. Là bộ phận đứng trước các thành phần chính của câu, bổ sung ý nghĩa về mục đích, nguyên nhân,… của sự việc được nói đến trong câu.

Câu 2: Có mấy thành phần biệt lập?

  1. 3.
  2. 4.
  3. 5.
  4. 6.

Câu 3: Có những loại thành phần biệt lập nào?

  1. Thành phần cảm thán, thành phần tình thái, thành phần chuyển tiếp, thành phần trạng ngữ, thành phần bổ ngữ.
  2. Thành phần cảm thán, thành phần tình thái, thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp, thành phần chuyển tiếp.
  3. Thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp, thành phần chuyển tiếp, thành phần khởi ngữ, thành phần trạng ngữ.
  4. Thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp, thành phần bổ ngữ, thành phần trạng ngữ, thành phần chuyển tiếp.

Câu 4: Thành phần cảm thán được sử dụng để làm gì?

  1. Thể hiện thái độ, cách đánh giá, của người nói (người viết) đối với sự việc được nói tới trong câu.
  2. Bộc lộ suy nghĩ bên trong nội tâm của người nói, người viết.
  3. Bổ sung ý nghĩa cho nội dung sự việc được nói đến trong câu.
  4. Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết.

Câu 5: Mục đích sử dụng của thành phần tình thái là gì?

  1. Thể hiện thái độ, cách đánh giá, của người nói (người viết) đối với sự việc được nói tới trong câu.
  2. Nêu ý chuyển tiếp giữa câu chứa nó với một câu, một đoạn đứng trước hoặc sau nó.
  3. Bổ sung ý nghĩa cho nội dung sự việc được nói đến trong câu.
  4. Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết.

Câu 6: Thành phần phụ chú là gì?

  1. Là thành phần được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
  2. Là thành phần được dùng để Nêu ý chuyển tiếp giữa câu chứa nó với một câu, một đoạn đứng trước hoặc sau nó.
  3. Là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá về sự việc, đối tượng được nói đến trong câu.
  4. Là thành phần được dùng để giải thích hoặc nêu ý kiến bình luận đối với sự vật, sự việc được nói tới trong câu.

Câu 7: Tác dụng của thành phần chuyển tiếp là gì?

  1. Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá về sự việc, đối tượng được nói đến trong câu.
  2. Nêu ý chuyển tiếp giữa câu chứa nó với một câu, một đoạn đứng trước hoặc sau đó.
  3. Tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
  4. Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết.

Câu 8: Thành phần biệt lập nào dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp?

  1. Thành phần phụ chú.
  2. Thành phần cảm thán.
  3. Thành phần gọi – đáp.
  4. Thành phần chuyển tiếp.

Câu 9: Trong câu thơ sau có sử dụng thành phần biệt lập nào?

Người đồng mình thương lắm con ơi

  1. Thành phần gọi – đáp.
  2. Thành phần cảm thán.
  3. Thành phần tình thái.
  4. Thành phần phụ chú.

Câu 10: Trong những câu sau, câu nào có thành phần phụ chú?

  1. Này, hãy đến đây nhanh lên!
  2. Chao ôi, trăng đêm nay đẹp quá!
  3. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn.
  4. Tôi đoán chắc là thể nào ngày mai anh cũng đến.

   

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Thành phần phụ chú của câu sau nằm ở đâu?

          Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm gì lấy trái tim tôi.

  1. Nhìn cảnh ấy.
  2. Còn tôi.
  3. Có người.
  4. Bỗng.

Câu 2: Thành phần phụ chú trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấy đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

  1. Nói đến những đối tượng được nhắc đến ở câu trước.
  2. Nhấn mạnh trách nhiệm của lớp trẻ.
  3. Giới thiệu cụ thể lớp trẻ là đối tượng nào.
  4. Nhấn mạnh vai trò của lớp trẻ đối với tương lai của đất nước.

Câu 3: Câu sau sử dụng thành phần biệt lập nào và dựa vào đâu em xác định được?

          Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam - những người con ở xa - bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.

  1. Thành phần phụ chú “những người con ở xa” vì nó nằm giữa hai dấu gạch ngang.
  2. Thành phần gọi đáp “những người con ở xa” vì dựa vào ngữ cảnh.
  3. Thành phần tình thái “những người con ở xa” vì thể hiện sự nhìn nhận của người viết, người nói về đối tượng
  4. Thành phần cảm thán “những người con ở xa” vì nó bộc lộ cảm xúc tiếc thương vô hạn.

 

Câu 4: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập?

  1. Có lẽ văn nghệ rất kị “trí thức hóa” nữa. (Nguyễn Đình Thi).
  2. Ôi những cánh đồng quê chảy máu. (Nguyễn Đình Thi).
  3. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong truyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. (Lê Minh Khuê).
  4. Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng. (Bích Khuê).

Câu 5: Các thành phần cảm thán trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?

Ôi đâu phải qua đêm dài lạnh cóng

Mặt trời lên là hết bóng mù sương!

Ôi đâu phải qua đoạn đường lửa bỏng

Cuộc đời ta bỗng chốc hóa thiên đường.

(Mùa thu tới - Tố Hữu)

  1. Niềm vui của nhà thơ trong quá trình xây dựng đất nước.
  2. Sự ngỡ ngàng khi nhận thức được việc xây dựng đất nước là một sự nghiệp gian nan.
  3. Sự ngạc nhiên trước sự đổi thay của đất nước.
  4. Khích lệ mọi người ra sức dựng xây đất nước.

Câu 6: Thành phần tình thái trong đoạn thơ sau có tác dụng gì?

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

(Sang thu - Hữu Thỉnh)

  1. Tình yêu của tác giả đối với mùa thu.
  2. Thể hiện mối quan hệ của tác giả với thiên nhiên.
  3. Thể hiện niềm vui sướng của tác giả khi nhận ra mùa thu đã về.
  4. Thể hiện cảm giác mơ hồ của tác giả khi thiên nhiên chuyển mình.

Câu 7: Xác định thành phần biệt lập trong câu sau và nêu tác dụng của nó.

          Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.

  1. Thành phần cảm thán “ôi”, bộc lộ cảm xúc thất vọng, buồn chán khi mãi không tìm được cảm hứng cho tác phẩm nghệ thuật của mình sau chuyến đi này.
  2. Thành phần tình thái “ôi”, bộc lộ cảm xúc thất vọng, buồn chán khi mãi không tìm được cảm hứng cho tác phẩm nghệ thuật của mình sau chuyến đi này.
  3. Thành phần cảm thán “ôi”, bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, vui sướng khi tìm được cảm hứng cho tác phẩm nghệ thuật của mình sau chuyến đi này.
  4. Thành phần tình thái “ôi”, bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, vui sướng khi tìm được cảm hứng cho tác phẩm nghệ thuật của mình sau chuyến đi này.

Câu 8: Câu văn nào dưới đây không chứa thành phần cảm thán?

  1. Chao ôi, bắt gặp con người như anh ta là một cơ hội hữu hạn cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là cả một chặng đường dài.
  2. Trời ơi, chỉ còn năm phút!
  3. Có lẽ khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
  4. Ôi, độ ấy sao mà vui tới thế.

Đọc các ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi từ 9, 10:

(1)     - Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?

(2)     - Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?

          Ông Hai đặt bát nước xuống chóng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:

          - Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.

Câu 9: Trong các từ ngữ in đậm ở các ngữ liệu trên, từ nào dùng để tạo lập cuộc hội thoại, từ nào dùng để duy trì cuộc hội thoại?

  1. “Này” dùng để duy trì cuộc hội thoại, “thưa ông” dùng để tạo lập cuộc hội thoại.
  2. “Này” dùng để tạo lập cuộc hội thoại, “thưa ông” dùng để duy trì cuộc hội thoại.
  3. “Này”, “thưa ông” đều dùng để tạo lập cuộc hội thoại.
  4. “Này”, “thưa ông” đều dùng để duy trì cuộc hội thoại.

Câu 10: Cụm từ thưa ông cho ta biết quan hệ giữa người hỏi và người đáp là như thế nào?

  1. Quan hệ ngang hàng.
  2. Quan hệ ruột thịt.
  3. Quan hệ trên dưới.
  4. Quan hệ xa lạ.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu sau sử dụng thành phần biệt lập nào và tác dụng của nó là gì?

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

  1. Câu thơ không sử dụng thành phần biệt lập nào.
  2. Thành phần tình thái “đứng thẳng hàng” khẳng định dáng vẻ hiên ngang, cứng cỏi, kiên cường của hàng tre giống như con người Việt Nam.
  3. Thành phần tình thái “ôi” bộc lộ niềm xúc động, tự hào trước hình ảnh hàng tre đứng quanh lăng Bác.
  4. Thành phần cảm thán “ôi” bộc lộ niềm xúc động, tự hào trước hình ảnh hàng tre đứng quanh lăng Bác.

Câu 2: Thành phần tình thái trong câu sau có thể được thay thế bằng từ nào mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu?

          Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

  1. Chắc chắn.
  2. Dường như.
  3. Chắc hẳn.
  4. Không thể thay thế bằng từ khác.

Câu 3: Câu sau sử dụng thành phần phụ chú ở đâu và bổ sung cho điều gì?

Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hoà bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ – gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tuỳ thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.

  1. Thành phần phụ chú “cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí”, bổ sung ý nghĩa cho câu trước “giáo dục tức là giải phóng”.
  2. Thành phần phụ chú “trách nhiệm vô cùng quan trọng”, bổ sung cho ý nghĩa cho cụm từ “những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này”.
  3. Thành phần phụ chú “tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy”, bổ sung nội dung cho cụm từ “cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau”.
  4. Thành phần phụ chú “các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ”, bổ sung đối tượng cho cụm từ “những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này”.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Điểm giống nhau giữa thành phần biệt lập tình thái và thành phần biệt lập cảm thán là gì?

  1. Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu.
  2. Không tham gia vào cấu trúc ngữ pháp của câu.
  3. Đều tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu.
  4. A, B đều đúng.

Câu 2: Đọc đoạn trích sau và cho biết các thành phần gọi – đáp trong đoạn thể hiện thái độ gì của các nhân vật?

          - Việc gì thế cụ?

          - Ông giáo để tôi nói… Nó hơi dài dòng một tí.

          - Vâng, cụ nói.

          - Nó thế này, ông giáo !

  1. Coi thường.
  2. Kính trọng.
  3. Đàn áp.
  4. Chế giễu.

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 9 TH tiếng Việt: Thành phần biệt lập trong câu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay