Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 5 Bài 4 Viết: Viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cây cối

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 5 Bài 4 Viết: Viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cây cối. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

BÀI 4: TRONG ÁNH BÌNH MINH

VIẾT: VIẾT ĐOẠN MỞ BÀI CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Bài văn miêu tả cây cối thường gồm mấy phần?

  1. 4 phần.
  2. 2 phần.
  3. 3 phần.
  4. 1 phần.

Câu 2: Nhiệm vụ của phần mở đầu bài văn miêu tả cây cối là gì?

  1. Nêu đặc điểm của cây.
  2. Giới thiệu về cây chọn tả.
  3. Nêu công dụng của cây.
  4. Nếu từng bộ phận của cây.

Câu 3: Có bao nhiêu cách mở bài?

  1. 1
  2. 3
  3. 2
  4. 4

Câu 4: Mở bài trực tiếp là gì?

  1. Giới thiệu ngay cây chọn tả
  2. Nêu các sự việc, hiện tượng có liên quan để dẫn vào giới thiệu cây chọn tả
  3. Thể hiện tình cảm, cảm xúc của người tả với cây cối.
  4. Mô tả luôn đặc điểm của cây

Câu 5: Mở bài gián tiếp là gì?

  1. Giới thiệu ngay cây chọn tả
  2. Nêu các sự việc, hiện tượng có liên quan để dẫn vào giới thiệu cây chọn tả
  3. Nêu công dụng của cây chọn tả
  4. Nêu giá trị kinh tế của cây chọn tả

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Cầm những con bướm ép màu huyết dụ, đẹp như những con bướm trong tranh vẽ mà chị Hương đưa cho, lật qua lật lại bỗng tôi reo lên: “A! Em biết rồi! Chị ép bằng những cánh phượng vĩ phải không?" Chị tôi cười nói: “Giỏi lắm! Em biết chị nhặt những cánh phượng này ở đâu không? Ngay trong sân trường em hôm đi đón em đấy! Cây phượng này do chính lớp chị trồng đấy. Nhặt những cánh phượng rơi mà lòng chị bồi hồi. Mới đó mà đã tám năm rồi!”. Cây phượng ở sân trường em có lai lịch như vậy đó.

Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.

Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Em vui vì sắp được nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến. Các bạn ơi! Hôm nay bắt đầu ngày thi rồi đây. Buổi trưa, em vui vẻ đến khoe điểm mười đỏ chói với “bác” phượng già.

Hàng ngày, chúng tôi tưới nước cho cây. Đôi lúc lại có một số cậu học trò tinh nghịch trèo lên cây để hái quả. Làm sao quên được những kỉ niệm êm đẹp về người “bạn già” luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với chúng em trong học tập. Thế rồi, chúng em nghỉ hè, xa bạn bè, xa cô giáo, xa “bác” phượng kính yêu.

 

Câu 1: Xác định mở bài của bài văn?

  1. “Cầm những con bướm ép màu huyết dụ … có lai lịch như vậy đó”.
  2. Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể.
  3. Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Tôi vui vì sắp được nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến.
  4. Hàng ngày, chúng tôi tưới nước cho cây. Đôi lúc lại có một số cậu học trò tinh nghịch trèo lên cây để hái quả.

Câu 2: Bài văn được mở bài theo cách nào?

  1. Gián tiếp
  2. Trực tiếp
  3. Tóm tắt
  4. Mô tả đặc điểm của hoa phượng

Câu 3: Mở bài của bài văn miêu tả cây phượng có nội dung gì?

  1. Kể lại câu chuyện ép cánh hoa phượng cùng với người chị gái rồi giới thiệu về cây phượng.
  2. Giới thiệu luôn vào cây phượng
  3. Kể về kỉ niệm vui chơi dưới gốc cây phượng rồi giới thiệu về cây phượng
  4. Mô tả đặc trưng của cây phượng rồi giới thiệu về cây phượng

Câu 4: Người viết gọi cây phượng là gì?

  1. Cô phượng già
  2. Bác phượng già
  3. Anh phượng già
  4. Bạn phượng già

Câu 5: Ngoài miêu tả các bộ phận, người viết còn viết thêm điều gì về cây nhãn?

  1. Công dụng của cây phượng.
  2. Kể về tác hại của cây phượng.
  3. Tình cảm đối với cây phượng.
  4. Kể về nguồn lợi kinh tế của cây phượng.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đâu là mở bài gián tiếp của bài viết miêu tả về cây xanh?

  1. Mùa hè là mùa mà tất cả học sinh luôn mong đợi và ngóng chờ nhất. Bởi đó là lúc, chúng ta được nghỉ ngơi, vui chơi thỏa thích sau những tháng ngày học tập căng thẳng. Và biểu tượng của những mùa hè rực rỡ ấy, không gì khác ngoài tiếng ve râm ran và hàng phượng vĩ đỏ lửa.
  2. B. Loài hoa mà em yêu thích nhất thích là hoa hồng - loài hoa tượng trưng cho sự yêu thương, nồng nàn và mang lại nhiều may mắn.
  3. Loài hoa nào cũng đẹp, loài nào cũng duyên dáng và cũng có những ý nghĩa riêng cho mình. Nhưng em vẫn thích hoa đồng tiền nhất và nhà em cũng có 1 cây như vậy.
  4. Trong vườn nhà em, em thích nhất là khóm hoa cẩm tú cầu mẹ mới trồng tháng trước.

Câu 2: Câu sau có thể nằm ở phần nào trong bài văn miêu tả cây cối?

Ở vườn nhà ngoại trồng rất nhiều loại cây khác nhau. Cây xoài lúc lỉu quả chín. Cây hoa hồng tỏa hương thơm ngát. Cây nhãn nặng những chùm quả chín, nhưng em thích nhất là cây bưởi.

  1. Phần mở bài.
  2. Phần thân bài.
  3. Phần kết bài.
  4. Phần kết đoạn.

Câu 3: Đoạn mở bài trực tiếp dưới đây dùng cách thức nào?

Mùa đông áo đỏ

Mùa hạ áo xanh 

Cây bàng khi mở hội 

Là chim đến vây quanh...’’

Lời hát ấy - bao giờ cũng ngân vang trong lòng tôi - mỗi lúc đến trường - nhìn lên cây bàng quen thuộc, thân thương.

  1. Mở bài gián tiếp, sử dụng đoạn thơ có liên quan đến cây chọn tả
  2. Mở bài gián tiếp, kể một câu chuyện có liên quan đến cây chọn tả
  3. Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp về cây chọn tả
  4. A, B, C đều sai.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2.

“Tết tết tết đến rồi … Tết đến trong tim mọi người…”. Giai điệu rộn ràng ngày Tết quen thuộc vang lên khắp nẻo đường quê em. Và dường như những cánh đào phai nhà em cũng rung rinh nhảy múa theo điệu nhạc. Tết đến, trăm hoa đua nở, ngàn hoa khoe sắc thắm bởi thời điểm đó là mùa xuân, vạn vật đâm chồi nảy lộc. Nhưng có lẽ, hoa đào vẫn là loài hoa em yêu thích nhất, một thứ hoa của miền Bắc Việt Nam.

Đào được trồng trong một chiếc chậu sứ to màu trắng đặt trước hiên nhà. Thân chậu có khắc dòng chữ xanh “Cung chúc tân niên” rất mềm mại và đẹp mắt. Cây đào cao khoảng một mét rưỡi. Các cây làm vườn đã vô cùng tài ba và khéo léo khi tạo cho đào có những nét uốn lượn như những chú rồng đang bay lên trời. Ông em bảo, đào có hình thù đó vừa nhìn đẹp mắt, lại như đón lộc vào nhà. Gốc đào to bằng cái cột lớn, màu nâu tía, hơi sần sùi. Từ gốc, cây đào được chia ra nhiều cành nhỏ, có những cành mập mạp, có những cành gầy guộc, có những cành thẳng tắp, cũng có những càng uốn lượn. Mỗi cành đều gắng đâm thẳng lên hoặc vươn ra để đón nắng ấm đón mưa nhẹ. Lá đào xanh mơn mởn, nhỏ như lá tre. Chắc hẳn vì màu xanh tươi này mà bao đời nay xuân của người Việt ta không thể thiếu đào.

Lúc mới đem về, cây đào còn nhiều nụ lắm. Nụ hoa như những đốm lửa xanh li ti trên đầu cành. Một ngày nọ, ông mặt trời mở mắt, gửi những tia nắng ấm ấp xuống đánh thức nụ hoa. Đốm lửa xanh giờ bung nở thành những bông hoa nhỏ xinh. Một ngày, rồi hai ngày, ba ngày, cả cây đào nở rộ. Hoa đào gồm năm cánh nhỏ màu hồng phai, xếp nối tiếp nhau tạo nên một bông hoa trông giống ngôi sao hồng. Giữa ngôi sao đặc biệt đó là nhụy hoa. Nhụy đào là những sợ nhỏ, dài màu vàng. Đài hoa be bé xinh xinh, nâng những cánh hoa mềm mại. Không chỉ đẹp mắt, hoa đào còn đem đến một mùi hương thơm nhè nhẹ, khó cưỡng.

Suốt mùa xuân, cây đào vẫn lặng lẽ nảy chồi, đâm lộc, lặng lẽ bung hoa, tỏa hương. Cây đào đem tới cho cảnh vật ngày xuân thật đẹp. Có lẽ, cây hoa đào chứa đựng những tinh túy của đất trời, của mưa phùn, của nắng mới nên cây mãi là loài cây không thể thiếu trong Tết cổ truyền dân tộc.

 

Câu 1: Nội dung của mở bài gián tiếp trong bài văn trên là gì?

  1. Dùng câu hát có liên quan đến thời điểm hoa đào nở để giới thiệu
  2. Giới thiệu trực tiếp vào hoa đào
  3. Kể câu chuyện kỉ niệm tuổi thơ để giới thiệu hoa đào
  4. A và C đúng

Câu 2: Theo người viết, vai trò của hoa đào trong đời sống người Việt Nam là gì?

  1. Là thứ hoa không thể thiếu trong Tết cổ truyền Việt Nam
  2. Là người bạn thân thiết, đồng hành mọi thời điểm với người Việt
  3. Là loài cây đem lại kinh tế rất cao
  4. Loài cây gây nguy hiểm đến sức khỏe con người

              

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 5 - Ôn tập bài 4

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay