Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 5 Bài 7 Đọc: Bè xuôi sông La

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 5 Bài 7 Đọc: Bè xuôi sông La. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

BÀI 7: BÈ XUÔI SÔNG LA

ĐỌC: BÈ XUÔI SÔNG LA

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài viết Bè xuôi sông La của tác giả nào?

  1. Linh Tâm.
  2. Thái Phan Vàng Anh.
  3. Vũ Duy Thông
  4. Trương Chí Hùng.

Câu 2: Đâu là những loại gỗ được nhắc đến trong bài thưo Bè xuôi sông La?

  1. Dẻ cau, táu mật
  2. Muồng đỏ, trai đất
  3. Lát chun, lát gạch
  4. Hoa cau, táu mật

Câu 3: Chiếc bè gỗ được ví với cái gì?

A.Như bầy trâu lim dim đằm mình trong êm ả

  1. Như chim hót trên bờ đê
  2. Như sóng long lanh vẩy cá
  3. Như bờ tre xanh im mát

Câu 4: Trong bài thơ Bè xuôi sông La, tác giả miêu tả sông La trong veo như

  1. Ánh mắt
  2. Viên ngọc
  3. Bầu trời
  4. Dải lụa

Câu 5: Trong bài thơ Bè xuôi sông La, những sự vật nào được miêu tả trên sông La?

  1. Bờ tre xanh
  2. Chiếc tàu
  3. Sóng long lanh ánh trăng
  4. Khóm trúc xanh

Câu 6: Trong bài thơ Bè xuôi sông La, tác giả đã miêu tả mùi gì?

  1. Mùi vôi say rất say
  2. Mùi gỗ ngọt mát
  3. Mùi hoa thơm thoang thoảng
  4. Mùi gạch mốc

Câu 7: Sông La được nhắc đến trong bài thơ Bè xuôi sông La thuộc tỉnh nào của Việt Nam?

  1. Hà Tĩnh
  2. Hà Nam
  3. Hà Nội
  4. Thanh Hóa

Câu 8: Đoạn trích Bè xuôi sông La có bao nhiêu khổ thơ?

  1. 4
  2. 3
  3. 2
  4. 1

Câu 9: Trong khổ thơ cuối, tác giả miêu tả những sự vật nào?

  1. Bờ tre
  2. Mái đình
  3. Đồng lúa vàng
  4. Con sông

Câu 10: Trong khổ thơ cuối, tác giả ví khói bếp với gì?

  1. Như nụ ngói hồng
  2. Mượn mượt như đôi hàng mi
  3. Khói nở xòa như bông
  4. Như bầy trâu lim dim

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Sông La đẹp như thế nào?

  1. Nước sông La trong veo như ánh mắt.
  2. Hai bên bờ, hàng tre đen tuyền như đôi hàng mi.
  3. Sóng nước long lanh dưới ánh trăng.
  4. Sông La ô nhiễm nặng nề

Câu 2: Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?

  1. Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai: những chiếc bè gỗ được chở về xuôi sẽ góp phần vào công cuộc xây dựng lại quê hương đang bị chiến tranh tàn phá
  2. Vì bè gỗ đang chở vôi, lán cưa và những viên ngói
  3. Vì bè gỗ đi qua chỗ chứa vôi, lán cưa và những mái ngói hồng
  4. Vì tác giả đang ở gần lò vôi

Câu 3: Hình ảnh "Trong đạn bom đổ nát/ Bừng tươi nụ ngói hồng" nói lên điều gì?

  1. Nói lên sự khốc liệt của chiến tranh
  2. Nói lên sự giàu có sau chiến tranh
  3. Nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc dựng xây đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù
  4. Nói lên những kĩ niệm đáng nhớ của nhà thơ

Câu 4:

"Trong đạn bom đổ nát

Bừng tươi nụ ngói hồng

Đồng vàng hoa lúa trổ

Khói nở xòa như bông."

Đoạn thơ trên nói lên điều gì về con người để dựng xây đất nước sau chiến tranh?

  1. Con người vui vẻ, hòa đồng và mến khách.
  2. Con người đầy trí tuệ, tài năng và giàu nghị lực.
  3. Con người năng động, giàu khát vọng vươn lên.
  4. Con người đầy sức khỏe

Câu 5:  Giọng điệu của người viết khi miêu tả sông La là gì?

  1. Sắc lạnh, châm biếm
  2. Trầm tĩnh, u buồn
  3. Thiết tha, hi vọng
  4. Hài hước, hóm hỉnh

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Cách ví bè gỗ với đàn trâu lim dim mắt, thong thả trôi êm có gì hay?

  1. Vừa cụ thể, vừa sinh động
  2. Chân thực, thô cứng
  3. Cường điệu, hoa mỹ
  4. Nhạt nhòa, thiếu thẩm mỹ

Câu 2: Tác giả miêu tả con sông La như thế nào?

  1. Hiền hòa, đỏ nặng phù sa.
  2. Giận dữ và đục ngầu.
  3. Đẹp và thơ mộng.
  4. Lộng lẫy và kiêu sa.

Câu 3: Qua văn bản Bè xuôi sông La, em thấy tình cảm gì của nhà thơ?

  1. Thất vọng
  2. Tự hào
  3. Tuyệt vọng, buồn chán
  4. Tự hào, hi vọng và tin tưởng.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Nội dung của bài Bè xuôi sông La là gì?

  1. Ca ngợi con người sông La tài năng, sức mạnh và nghị lực góp phần dựng xây đất nước.
  2. Ca ngợi vẻ đẹp con sông và người sông La giàu trí tuệ, nghị lực, góp phần dựng xây đất nước.
  3. Ca ngợi vẻ đẹp của con sông La.
  4. Ca ngợi sự giàu đẹp của quê hương: vừa thơ mộng hữu tình vừa giàu tài nguyên thiên nhiên.

Câu 2: Theo em, chúng ta nên có thái độ như thế nào với quê hương, xứ sở?

  1. Lãng quên, quay lưng với quê hương xứ sở
  2. Phải có tình yêu với quê hương, xứ sở, luôn nhớ về nguồn cội dù có đi xa đến đâu
  3. Phải khai thác hết tài nguyên của quê hương xứ sở.
  4. Bỏ mặc quê hương xứ sở, đi nơi khác làm ăn.

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 5 - Ôn tập bài 7

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay