Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 6 Bài 1 Viết: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 6 Bài 1 Viết: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EMBÀI 1: SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦYVIẾT: LUYỆN TẬP LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
VIẾT: LUYỆN TẬP LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
(15 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Bài văn miêu tả cây cối thường gồm mấy phần?
- 4 phần.
- 2 phần.
- 3 phần.
Câu 2: Phần thân bài của bài văn miêu tả cây cối cần làm gì?
- Nêu tình cảm, cảm xúc với cây.
- Tả từng thời kì phát triển của cây.
- Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
- Chỉ tả thân cây
Câu 3: Bày tỏ ấn tượng, cảm xúc của người về cây cối được miêu tả có thể nằm ở phần nào?
- Mở bài.
- Thân bài.
- Kết bài.
- Mở đọan.
Câu 4: Nhiệm vụ của phần mở đầu bài văn miêu tả cây cối là gì?
- Nêu đặc điểm của cây.
- Giới thiệu về cây chọn tả.
- Nêu công dụng của cây.
- Nếu từng bộ phận của cây.
Câu 5: Kết bài gồm những dạng nào?
- Kết bài mở rộng
- Kết bài không khép kín
- Kết bài trực tiếp
- Kết bài gián tiếp
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.
Trên khuôn viên tầng thượng nhỏ nhà em, mẹ em trồng rất nhiều các loài hoa: hoa thiết mộc lan, hoa quỳnh, hoa đồng tiền, thược dược,… Nhưng em thích nhất là cây hoa hồng nhung mà em đã trồng cùng mẹ vào mùa xuân năm em học lớp 1.
Cây hoa hồng nhung được mẹ khéo léo trồng trong một chiếc chậu xinh xinh. Nhìn từ xa, cây như một cô công chúa đội vương miện đỏ kiêu sa. Cây cao khoảng 70 – 80 cm, thân cây to hơn chiếc đũa, được bao bọc bởi lớp áo màu xanh thẫm nhưng vẫn tràn đầy sức sống. Cũng ở thân mọc ra những chiếc gai sắc nhọn như những chàng hiệp sĩ dũng cảm bảo vệ nàng công chúa kiêu sa. Cành lá cây hoa hồng mảnh mai, cũng có gai nhọn như thân hồng. Lá hoa hồng nhỏ nhắn, hình bầu dục, có răng cưa viền xung quanh. Gân lá hồng nổi lên trên nền lá màu xanh thẫm, giống như bộ xương cá.
Hoa hồng nở quanh năm nếu được chăm sóc tốt. Nhưng đặc biệt hơn là vào mùa xuân, cây hồng nhung nở rộ hoa. Hoa hồng nở ở đầu cành. Màu hoa đỏ thẫm, cánh mềm mịn như những tấm khăn nhung của các bà, các mẹ. Các cánh hoa chúm chím dần xòe ra xếp thành từng tầng bao quanh nhụy hoa. Nhụy hoa hồng rất nhỏ, có màu vàng nhạt. Mỗi sáng sớm khi thức dậy em bước ra vườn, những giọt sương như những hạt ngọc đọng trên những cánh hoa, lá. Mùi hương thơm nhè nhẹ, dễ chịu của nữ hoàng hoa hồng được chị gió mang tỏa khắp nơi, như mời gọi những nàng ong, chị bướm đến hút mật. Cây hoa hồng dịu dàng tự phô diễn sắc đẹp yêu kiều của mình dưới ánh ban mai, giữa các loài hoa nó luôn tự biết làm mình nổi bật nhất. Không hổ danh là “nữ hoàng của các loài hoa”! Hoa hồng thường được dùng để trang trí, làm đẹp, làm quà tặng và còn để điều chế nước hoa nữa.
Em rất yêu thích cây hoa hồng nhung nhà em! Mỗi khi rảnh, em đều cùng mẹ tưới nước, nhổ cỏ dại, cắt cành, tỉa lá, chăm sóc cây hồng nhung cho cây luôn tươi tốt và nở thật nhiều hoa. Mỗi dịp lễ, mẹ em thường cắt mấy bông hồng xuống để thắp hương trên ban thờ.
Câu 1: Đâu là hình ảnh so sánh để miêu tả cây hoa hồng nhung trong bài văn trên?
- Cây như một cô công chúa đội vương miện đỏ kiêu sa
- Cây cao khoảng 70 – 80 cm, thân cây to hơn chiếc đũa, được bao bọc bởi lớp áo màu xanh thẫm
- Hoa hồng thường được dùng để trang trí, làm đẹp, làm quà tặng và còn để điều chế nước hoa nữa.
- Em rất yêu thích cây hoa hồng nhung nhà em
Câu 2: Đâu là hình ảnh nhân hóa để miêu tả cây hoa hồng nhung trong bài văn trên?
- Hoa hồng thường được dùng để trang trí, làm đẹp, làm quà tặng và còn để điều chế nước hoa nữa.
- Mỗi sáng sớm khi thức dậy em bước ra vườn, những giọt sương như những hạt ngọc đọng trên những cánh hoa, lá
- Cây hoa hồng dịu dàng tự phô diễn sắc đẹp yêu kiều của mình dưới ánh ban mai, giữa các loài hoa nó luôn tự biết làm mình nổi bật nhất.
- Hoa hồng nở quanh năm nếu được chăm sóc tốt.
Câu 3: Người viết miêu tả hoa hồng vào thời điểm nào?
- Mới gieo hạt
- Vừa nảy mầm
- Đã nở rộ
- Đã héo tàn
Câu 4: Đâu là câu văn miêu tả bao quát cây hoa sữa khi nhìn từ xa?
- Thân cây hoa sữa cao, mảnh dẻ nhưng sần sùi, thô ráp như có sự can thiệp cùa bàn tay khốc liệt là thời gian.
- Cây như một chiếc ô xanh che mát cho mấy bác xích lô, những người khách bộ hành
- Những chiếc lá nhỏ, dài mọc thành từng chùm, mỗi chùm có khoảng 5- 6 lá.
- Những chiều tan học hối hả tập trung để cùng nhau chơi nhảy dây, trốn tìm. Rồi cả những sáng đứng chờ mẹ đi chợ về thấp thỏm, ngóng trông.
Câu 5: Đâu là từ ngữ gợi tả cây hoa hồng được sử dụng trong bài văn trên?
- Thân cây to hơn chiếc cột nhà
- Gai sắc nhọn như những chàng hiệp sĩ dũng cảm bảo vệ nàng công chúa kiêu sa
- Em rất yêu thích cây hoa hồng nhung nhà em
- Mỗi dịp lễ, mẹ em thường cắt mấy bông hồng xuống để thắp hương trên ban thờ.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Đâu là trình tự miêu tả cơ bản trong văn tả cây cối?
- Chỉ miêu tả từ xa
- Miêu tả theo trình tự không gian
- Miêu tả theo kích thước
- Chỉ miêu tả ở gần
Câu 2: Khi miêu tả cây cối, chúng ta cần
- Quan sát tỉ mi về loài cây đó
- Tự tưởng tưởng ra loài cây đó
- Làm thí nghiệm khoa học để biết chính xác về đặc điểm của loài cây đó
- Mang cây đó về nhà để tiện miêu tả.
Câu 3: Đâu không phải giác quan được sử dụng khi miêu tả cây cối?
- Thị giác
- Tam giác
- Thính giác
- Khứu giác
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2.
Ở sân trường em trồng nhiều cây để lấy bóng mát và làm cảnh như: bàng, đa, bằng lăng,...Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với em là cây phượng già ở giữa sân trường.
Cây được trồng từ lâu nên nó cao và to lắm. Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô xanh khổng lồ bung nở. Ngọn của nó sà vào đến tận tầng ba trường em. Tán nó xòe rộng cả một khoảng sân. Thân cây to, vỏ màu nâu xỉn, có đốm bạc, xù xì lồi lõm, có nhiều vết nứt ngang. Từ thân chẽ thành ba nhánh giống cái chạc. Cành vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà. Rễ phượng nổi lên mặt đất như mấy chú trăn nâu nhoài đi kiếm ăn. Lá phượng giống lá me, mỏng, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là Phượng. Phượng không trút lá như cây bàng nhưng đến mùa xuân nó lại ra nhiều lá mới thay cho những chiếc lá già. Lá mới xanh non, mát rượi, ngon lành như lá me. Dáng phượng nghiêng nghiêng duyên dáng. Xuân qua, hè tới, phượng bắt dầu nở hoa. Phượng nở đồng loạt, kết thành từng chùm đỏ rực trông như một mâm xôi gấc. Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh đỏ tươi và một cánh có đốm trắng. Nhuỵ hoa có một túi phấn hình bầu dục, giống râu con bướm. Chúng em thường lấy nhuỵ đó chơi chọi gà. Thế là dưới gốc phượng, tiếng reo hò ầm ĩ. Khi tiếng ve kêu ra rả trên cây phượng là lúc phượng nở nhiều nhất. Một màu đỏ nồng nàn trên cây. Lúc ấy, phượng già trẻ lại, bừng bừng sức sống. Phượng nở thúc giục em một mùa thi cuối cùng của năm học, chuẩn bị nghỉ hè với bao dự định đầy ắp niềm vui.
Qua hè, hoa phượng tàn dần. Mỗi làn gió thổi, cánh phượng rơi lả tả trên sân giống như xác pháo. Sân trường đẹp lắm, giống cái thảm hoa. Chúng em quét sân nhưng luyến tiếc muốn giữ lại cánh phượng thân yêu. Hết hoa, phượng lại để trái non dài, mỏng, xanh, đung đưa nhè nhẹ trên cành. Quả phượng thuộc họ đậu.Hạt phượng mà rang lên, ăn bùi và ngon tuyệt. Cây phượng già lại, trở lại cái dáng vẻ mộc mạc thân quen.
Câu 1: Tình cảm, cảm xúc khi miêu tả cây phượng của người viết là gì?
- Yêu quý, trân trọng
- Ghét bỏ, khinh thường
- Thờ ơ, lạnh nhạt
- Thương xót, đồng cảm
Câu 2: Đâu không phải là hình ảnh so sánh để miêu tả cây phượng trong bài văn trên?
- Cánh phượng rơi lả tả trên sân giống như xác pháo
- Nhuỵ hoa có một túi phấn hình bầu dục, giống râu con bướm.
- Cây phượng như một chiếc ô xanh khổng lồ bung nở.
- Lúc ấy, phượng già trẻ lại, bừng bừng sức sống.
=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 6 - Ôn tập bài 1