Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 6 Bài 4 Viết: Luyện tập viết bài văn miêu tả cây cối
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 6 Bài 4 Viết: Luyện tập viết bài văn miêu tả cây cối. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EMBÀI 4: BUỔI SỚM Ở HÒN GAIVIẾT: LUYỆN TẬP BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
VIẾT: LUYỆN TẬP BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
(15 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Bài văn miêu tả cây cối thường gồm mấy phần?
- 4 phần.
- 2 phần.
- 3 phần.
- 5 phần
Câu 2: Đâu là hình ảnh so sánh miêu tả đặc điểm nào của cây hoa hồng trong đoạn văn sau?
Hoa hồng nở quanh năm nếu được chăm sóc tốt. Nhưng đặc biệt hơn là vào mùa xuân, cây hồng nhung nở rộ hoa. Hoa hồng nở ở đầu cành. Màu hoa đỏ thẫm, cánh mềm mịn như những tấm khăn nhung của các bà, các mẹ. Các cánh hoa chúm chím dần xòe ra xếp thành từng tầng bao quanh nhụy hoa. Nhụy hoa hồng rất nhỏ, có màu vàng nhạt.
- Hoa hồng nở ở đầu cành
- Nhụy hoa hồng rất nhỏ, có màu vàng nhạt.
- Hoa hồng nở ở đầu cành. Màu hoa đỏ thẫm, cánh mềm mịn như những tấm khăn nhung của các bà, các mẹ
- Hoa hồng nở quanh năm nếu được chăm sóc tốt
Câu 3: Tác giả đã dùng hình ảnh nào để miêu tả múi sầu riêng trong đoạn văn sau?
Quả sầu riêng gần giống như quả mít bởi vỏ có gai nhọn, nhưng hạt của chúng to, múi mềm màu vàng ngà, có vị ngọt và béo ngậy hơn. Mùa sầu riêng chín vào tháng năm, tháng sáu. Khi ấy, cả khu vườn dậy lên một mùi thơm nồng nàn, lan tỏa rất xa và rộng trong không gian.
- Mềm màu vàng ngà, có vị ngọt và béo ngậy hơn
- Thô cứng, có vị chua và chát
- Mềm màu trắng ngà, có vị đắng và chát
- Mềm màu bàng ngà, có vị ngọt và hôi
Câu 4: Tác giả dùng hình ảnh so sánh nào để miêu tả vẻ đẹp của cánh hoa hồng trong đoạn văn sau?
Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang. Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm,chúng kết vào nhau tạo nên bông hồng duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyển chuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm.
- Mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm
- Đường nét uyển chuyển
- Một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm
- Là tuyệt tác của bông hồng
Câu 5: Đâu là hình ảnh nhân hóa trong đoạn văn sau?
Thân hoa thì nhỏ xíu chỉ bằng chiếc đũa thôi nhưng rất cứng cáp, xung quanh còn có gai nhọn như lớp vũ khí bảo vệ cuối cùng. Hoa hồng tự phô diễn vẽ đẹp quyến rũ của mình dưới ánh mặt trời, tự biết cách làm mình nổi bật nhất giữa rừng hoa.
- Tự phô diễn vẽ đẹp quyến rũ của mình dưới ánh mặt trời
- Xung quanh còn có gai nhọn như lớp vũ khí bảo vệ cuối cùng
- Lớp vũ khí bảo vệ cuối cùng
- Thân hoa thì nhỏ xíu chỉ bằng chiếc đũa thôi
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.
Trong các loài hoa, em đặc biệt yêu thích hoa cúc họa mi trắng - loại hoa của mùa thu Hà Nội.
Cây cúc họa mi trông giống như những cây cỏ dại. Với thân nhỏ dài mà mảnh mai. Lá cây cũng nhỏ mà dài như những sợi cỏ trên sân trống. Nhưng khi mùa thu đến, cây lột xác hoàn toàn, trở thành loài hoa đẹp đến ngây ngất. Hoa cúc họa mi không lớn. Khi còn là nụ, chỉ lớn chừng hạt lạc mà thôi. Khi nở bung thì lớn chừng chén trà. Nhụy hoa tròn đầy như cái cúc áo, màu vàng ruộm như rơm phơi chín nắng. Cánh hoa cúc nhỏ mà dài, mỏng manh. Cánh hoa xếp thành hai lớp, vừa không quá mỏng nhưng cũng không quá dài, tạo nên vẻ đẹp thướt tha và mềm mại. Chính vì nét đẹp ấy, mà người ta thường mặc áo dài khi chụp ảnh cùng cúc họa mi. Những bông cúc họa mi ấy mang vẻ đẹp thanh khiết, mộc mạc. Tuy giản dị nhưng không hề tầm thường, những nàng cúc họa mi vẫn không thôi làm say đắm lòng người bởi sự thanh khiết, nhẹ nhàng mà rất tinh tế.
Cứ mỗi khi những cơn gió heo may đầu tiên bắt đầu thổi trên ngõ ngách Hà Thành. Em lại bất giác dõi theo những gánh hàng rong, để tìm hình dáng quen thuộc của những bó hoa cúc họa mi yêu dấu.
Câu 1: Đâu là hình ảnh so sánh để miêu tả cây hoa cúc họa mi trong đoạn văn trên?
- Lá cây cũng nhỏ mà dài như những sợi cỏ trên sân trống.
- Cánh hoa xếp thành hai lớp, vừa không quá mỏng nhưng cũng không quá dài.
- Những bông cúc họa mi ấy mang vẻ đẹp thanh khiết, mộc mạc
- Hình dáng quen thuộc của những bó hoa cúc họa mi yêu dấu.
Câu 2: Đâu là hình ảnh nhân hóa để miêu tả cây cúc họa mi nhung trong bài văn trên?
- Những nàng cúc họa mi vẫn không thôi làm say đắm lòng người bởi sự thanh khiết, nhẹ nhàng mà rất tinh tế.
- Có vài cành không theo kịp chúng bạn chạm tới tán lá, là là ngang đầu người lớn.
- Những bông cúc họa mi ấy mang vẻ đẹp thanh khiết, mộc mạc
- Nhụy hoa tròn đầy như cái cúc áo, màu vàng ruộm như rơm phơi chín nắng
Câu 3: Những hình ảnh so sánh, nhân hóa miêu tả cây cúc họa mi có tác dụng gì?
- Tạo cách diễn đạt mơ hồ, trừu tượng
- Khiến hình ảnh cây bàng trở nên gần gũi hơn
- Khiến cây bàng trở nên đáng sợ, nguy hiểm hơn
- Khiến cây bàng hùng vĩ, to lớn hơn
Câu 4: Đoạn văn miêu tả những bộ phận nào của cây cúc họa mi?
- Thân cây hoa
- Quả
- Rễ
- Hạt
Câu 5: Đâu không phải hình ảnh so sánh miêu tả cây hoa cúc họa mi trong đoạn văn trên?
- Cây cúc họa mi trông giống như những cây cỏ dại
- Nhụy hoa tròn đầy như cái cúc áo, màu vàng ruộm như rơm phơi chín nắng
- Lá cây cũng nhỏ mà dài như những sợi cỏ trên sân trống
- Cứ mỗi khi những cơn gió heo may đầu tiên bắt đầu thổi trên ngõ ngách Hà Thành.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Đâu là trình tự miêu tả cơ bản trong văn tả cây cối?
- Miêu tả theo trình tự thời gian
- Miêu tả theo trình tự không gian
- Miêu tả theo kích thước
- A và B đúng
Câu 2: Để miêu tả cây cối, chúng ta cần
- Quan sát cây qua loa, hời hợt
- Chỉ cần tưởng tượng ra dáng vẻ cây, không cần quan sát thực tế
- Quan sát cây tỉ mỉ, chi tiết
- Mang cây về nhà để tiện miêu tả
Câu 3: Đâu không phải giác quan nào có thể sử dụng khi miêu tả cây cối?
- Khứu giác
- Thính giác
- Thị giác
- Tam giác
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2.
Nắng xuân luôn biết cách sưởi ấm cho đất trời để vạn vật bừng sáng sau giấc ngủ đông. Những tia nắng ấm áp ấy cũng thổi bùng muôn nụ nhỏ trên cành cây hoa gạo thành những đốm lửa đỏ rực. Nhờ thế, cây hoa gạo cổ thụ đầu làng tôi đã khoác một chiếc áo mới vô cùng lộng lẫy.
Nhìn từ xa, cây gạo đỏ rực như một đuốc lớn đang bùng cháy. Quanh năm, cây hoa gạo khoác lớp vỏ nâu đen, xù xì như da cóc. Gốc cây hoa gạo to tròn, phải vài ba người ôm mới xuể. Gốc lồi lõm, sần sùi theo năm tháng. Từ gốc, thân gạo mọc lên thẳng tắp rồi tỏa ra muôn cành lớn nhỏ. Các cành lớn mập mạp nâng đỡ các cành nhỏ. Các cành nhỏ mọc vươn dài ra khắp phía như những cánh tay dang ra đón nắng, đón mưa, đùa vui cùng gió. Một số cành còn tỏa xuống tận gần gốc tạo thành một vòng cung tròn rộng lớn. Mùa này, lá cây hoa gạo khá ít. Những chiếc lá nho nhỏ, xanh non mỡ màng như những ngôi sao xanh lấp lánh bên hoa. Hoa gạo năm cánh đỏ thắm, mịn màng chụm vào nhau ở nhụy. Nhụy hoa cùng màu với cánh nhưng điểm thêm những chấm tím than ti li ở ngọn. Từng bông hoa gạo đỏ đã dệt nên một tấm áo choàng đỏ rực phủ lên cây gạo. Không chỉ có những bông hoa đã bung nở, bao búp phượng vẫn còn e ấp ngủ. Chắc chúng đợi nắng ấm rọi chiếu, đợi đàn chim hót tới đánh thức mới mở mắt xòe cánh. Bông hoa gạo thơm nồng, quyến rũ, gọi bầy chim kéo tới dạo chơi. Từng đàn chim sáo, cu gáy hay quạ đen lũ lượt liệng bay quanh cây gạo. Chú vành khuyên khẽ sà xuống, đậu trên một chiếc cành nhỏ rồi cất vang tiếng hót. Chắc không ít người đã từng nghe:
“Bao giờ cho đến tháng ba
Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn”
Hoa gạo nở rộ, rụng đỏ đầy đường chính là báo hiệu bầu trời đã nắng ấm. Cứ như muôn cánh hoa gạo đỏ rực đã gọi sự ấm áp đó về với làng xóm quê tôi vậy.
Câu 1: Người viết đã dùng những giác quan nào đề miêu tả cây bàng?
- Khứu giác
- Xúc giác
- Thị giác
- Cảm giác
Câu 2: Đâu không phải là hình ảnh so sánh để miêu tả cây bàng trong bài văn trên?
- Nhìn từ xa, cây gạo đỏ rực như một đuốc lớn đang bùng cháy.
- Các cành nhỏ mọc vươn dài ra khắp phía như những cánh tay dang ra đón nắng, đón mưa, đùa vui cùng gió
- Không chỉ có những bông hoa đã bung nở, bao búp phượng vẫn còn e ấp ngủ.
- Cây hoa gạo khoác lớp vỏ nâu đen, xù xì như da cóc.
=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 6 - Ôn tập bài 4