Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 Đọc 2: Lặng lẽ Sa Pa
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6 Đọc 2: Lặng lẽ Sa Pa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
BÀI 6: CHÂN DUNG CUỘC SỐNGVĂN BẢN 2: LẶNG LẼ SA PA
(25 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Xác định thể loại của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
- Truyện ngắn.
- Tùy bút.
- Tản văn.
- Tiểu thuyết.
Câu 2: Nhân vật chính của truyện Lặng lẽ Sa Pa là ai?
- Ông họa sĩ.
- Cô kĩ sư.
- Bác lái xe.
- Anh thanh niên.
Câu 3: Tác giả của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là ai?
- Nguyễn Minh Châu.
- Nguyễn Thành Long.
- Kim Lân.
- Tô Hoài.
Câu 4: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Khi tác giả sống một thời gian ngắn ở Lào Cai.
- Khi tác giả nghe người khác kể chuyện về anh thanh niên làm việc trên đỉnh Yên Sơn.
- Sau chuyến đi thực tế Lào Cai năm 1970.
- Khi tác giả lên đỉnh Yên Sơn thu thập tư liệu làm thí nghiệm.
Câu 5: Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa làm công việc gì?
- Công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
- Trồng hoa.
- Nhà khoa học.
- Kĩ sư.
Câu 6: Đoạn văn nào nói về nhiệm vụ của anh thanh niên?
- Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?
- Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào.
- Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
Câu 7: Đoạn văn sau sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?
Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.
- Tự sự.
- Miêu tả.
- Thuyết minh.
- Nghị luận.
Câu 8: Đoạn văn sau sử dụng những biện pháp tu từ nào?
Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.
- So sánh, liệt kê.
- Ẩn dụ, điệp cấu trúc.
- Nhân hóa, liệt kê.
- Nhân hóa, điệp cấu trúc.
Câu 9: Chi tiết nào cho thấy anh thanh niên là một con người khiêm tốn, thành thực?
- Anh thanh niên tự nhiên trao bó hoa vừa cắt cho cô kĩ sư.
- Từ chối ông họa sĩ vẽ chân dung của mình vì anh thấy công việc của mình vẫn là nhỏ bé so với những người khác.
- Anh thanh niên đếm từng phút cuộc trò chuyện với ông họa sĩ già và cô kĩ sư.
- Anh thanh niên giữ cho căn nhà của mình luôn gọn gàng, sạch sẽ.
Câu 10: Câu văn nào thể hiện rõ nhất những suy nghĩ của người họa sĩ về nghệ thuật?
- Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài.
- Những lời giới thiệu trước ấy làm nhà họa sĩ già xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ.
- Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa.
- Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời.
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Truyện Lặng lẽ Sa Pa kể về nội dung gì?
- Cuộc nói chuyện thú vị giữa người lái xe lên Sa Pa với ông họa sĩ cùng cô kĩ sư.
- Câu chuyện về cuộc đời anh thanh niên do chính anh tự kể lại.
- Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, Sa Pa.
- Cuộc gặp gỡ giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn nhưng trước đó chưa hề biết nhau.
Câu 2: Trong tác phẩm, anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào?
- Tự giới thiệu về mình.
- Qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác.
- Được tác giả miêu tả trực tiếp.
- Qua lời kể của ông họa sĩ già.
Câu 3: Qua lời kể của anh thanh niên, ta thấy công việc đó đòi hỏi phẩm chất gì ở người làm việc?
- Cẩn thận, nhanh nhẹn, dũng cảm.
- Dũng cảm, khỏe mạnh, thông minh.
- Tỉ mỉ, chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Nhanh nhảu, tinh tế, tinh thần trách nhiệm cao.
Câu 4: Thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên là gì?
- Sự cô đơn, vắng vẻ.
- Thời tiết khắc nghiệt.
- Công việc vất vả.
- Cuộc sống thiếu thốn.
Câu 5: Câu văn sau thể hiện điều gì ở nhân vật anh thanh niên?
Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.
- Tình yêu sâu sắc của anh thanh niên dành cho công việc của mình.
- Tình cảm gắn bó của anh thanh niên với công việc của mình.
- Niềm tự hào của anh thanh niên về công việc của mình.
- Những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc của anh thanh niên về công việc của mình đối với đời sống con người.
Câu 6: Tại sao các nhân vật trong tác phẩm không có tên mà đều được gọi bằng công việc, nghề nghiệp của họ?
- Vì tác giả muốn truyền tải thông điệp: họ đều là những con người lao động vô danh, thầm lặng nhưng luôn say mê cống hiến cho xã hội, cuộc đời.
- Vì cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật xảy ra quá bất ngờ và thời gian không lâu.
- Vì tác giả không muốn đặt tên cho nhân vật của mình.
- Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 7: Thông qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, tác giả Nguyễn Thành Long muốn ca ngợi điều gì?
- Vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn.
- Vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
- Vẻ đẹp tâm hồn của ông họa sĩ già dành tình yêu và tâm huyết cho nghệ thuật.
- Vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của cô kĩ sư nông nghiệp.
Câu 8: Nhan đề tác phẩm sử dụng biện pháp tu từ nào?
- Đảo ngữ.
- Ẩn dụ.
- Hoán dụ.
- Nhân hóa.
Câu 9: Anh thanh niên đã thể hiện thái độ như thế nào khi tiếp đón đoàn khách tới nhà chơi?
- Dè dặt, cẩn thận.
- Khó chịu, không kiên nhẫn.
- Chân thành, cởi mở, hiếu khách.
- Rụt rè, đề phòng.
Câu 10: Vì sao họa sĩ phác họa bức chân dung anh thanh niên ngay trong lần đầu gặp mặt?
- Vì anh thanh niên mang dáng vẻ rất đẹp.
- Vì ông muốn cảm ơn sự tiếp đón nhiệt tình của anh thanh niên.
- Vì ông muốn vẽ chân dung tất cả những người làm việc ở đây.
- Vì ông nhận thấy ở anh thanh niên một tâm hồn cao đẹp cùng những suy nghĩ sâu sắc về công việc, về cuộc sống.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Nhân vật ông họa sĩ có vai trò gì trong tác phẩm?
- Thể hiện quan điểm trần thuật của tác giả, truyền tải tư tưởng của tác giả về nghệ thuật chân chính.
- Kết nối các nhân vật khác trong tác phẩm.
- Người kể chuyện về nhân vật anh thanh niên.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Những nhân vật nào chỉ xuất hiện một cách gián tiếp qua lời kể?
- Bác lái xe, anh kĩ sư bản đồ sét.
- Anh kĩ sư bản đồ sét, ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa.
- Ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa, anh thanh niên.
- Bác lái xe, cô kĩ sư nông nghiệp.
Câu 3: Bài học chúng ta rút ra được từ truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là gì?
- Luôn lạc quan yêu đời, biết cách tìm kiếm niềm vui trong công việc.
- Rèn luyện ý chí, nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong công việc và cuộc sống.
- Luôn cố gắng lao động, say mê cống hiến cho đời.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Phong cách sáng tác của Nguyễn Thành Long là gì?
- Luôn tạo ra những hình tượng đẹp, tôn vinh những phẩm chất tốt đẹp của con người.
- Lối viết nhẹ nhàng, giàu chất thơ, giọng văn trong sáng.
- Sáng tạo những hình tượng tiêu biểu, tả thực, giọng văn đanh thép.
- A, B đều đúng.
Câu 2: Đâu không phải tác phẩm của Nguyễn Thành Long?
- Số đỏ.
- Bát cơm cụ Hồ.
- Trong gió bão.
- Giữa trong xanh.
=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 Văn bản 2: Lặng lẽ Sa Pa (trích)