Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 8 TH tiếng Việt 2: Thành phần biệt lập (Thành phần gọi đáp, thành phần chêm xen (phụ chú))

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8 TH tiếng Việt 2: Thành phần biệt lập (Thành phần gọi đáp, thành phần chêm xen (phụ chú)). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

BÀI 8: NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Có mấy thành phần biệt lập?

  1. 3.
  2. 4.
  3. 5.
  4. 6.

Câu 2: Có những loại thành phần biệt lập nào?

  1. Thành phần cảm thán, thành phần tình thái, thành phần trạng ngữ, thành phần bổ ngữ.
  2. Thành phần cảm thán, thành phần tình thái, thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp.
  3. Thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp, thành phần khởi ngữ, thành phần trạng ngữ.
  4. Thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp, thành phần bổ ngữ, thành phần trạng ngữ.

Câu 3: Điền vào chỗ trống.

          Thành phần …… được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

  1. Phụ chú.
  2. Tình thái.
  3. Gọi – đáp.
  4. Cảm thán.

Câu 4: Thành phần phụ chú là gì?

  1. Là thành phần được dùng để bổ sung, làm rõ thêm một đối tượng nào đó trong câu.
  2. Là thành phần thường được đặt trong dấu ngoặc đơn, giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hoặc giữa dấu gạch ngang và dấu phẩy hoặc đặt sau dấu hai chấm.
  3. Là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá về sự việc, đối tượng được nói đến trong câu.
  4. A, B đúng.

Câu 5: Câu nào sau đây sử dụng thành phần gọi đáp?

  1. Hình như thu đã về.
  2. Lúc anh đi, con gái anh – cũng là đứa con duy nhất của anh – mới được hơn một tháng tuổi.
  3. Chao ôi, đây thực sự là một tuyệt tác!
  4. Thưa cô cho em vào lớp ạ!

Câu 6: Trong những câu sau, câu nào có thành phần phụ chú?

  1. Này, hãy đến đây nhanh lên!
  2. Chao ôi, trăng đêm nay đẹp quá!
  3. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn.
  4. Tôi đoán chắc là thể nào ngày mai anh cũng đến.

Câu 7: Xác định thành phần phụ chú trong câu sau.

          Bác tôi, người bên trái tấm hình, là một nhạc sĩ sáng tác nhạc tiền chiến.

  1. Câu không có thành phần phụ chú.
  2. Bác tôi.
  3. Là một nhạc sĩ sáng tác nhạc tiền chiến.
  4. Người bên trái tấm hình.

Câu 8: Xác định thành phần biệt lập được sử dụng trong câu thơ Người đồng mình thương lắm con ơi.

  1. Thành phần gọi – đáp.
  2. Thành phần phụ chú.
  3. Thành phần tình thái.
  4. Thành phần cảm thán.

Câu 9: Thành phần phụ chú của câu sau nằm ở đâu?

          Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm gì lấy trái tim tôi.

  1. Nhìn cảnh ấy.
  2. Còn tôi.
  3. Có người.
  4. Bỗng.

Câu 10: Tìm thành phần gọi – đáp trong bài ca dao sau.

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy.

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

  1. Ai.
  2. Thánh thót.
  3. Ơi.
  4. Bưng.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Thành phần phụ chú trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấy đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

  1. Nói đến những đối tượng được nhắc đến ở câu trước.
  2. Nhấn mạnh trách nhiệm của lớp trẻ.
  3. Giới thiệu cụ thể lớp trẻ là đối tượng nào.
  4. Nhấn mạnh vai trò của lớp trẻ đối với tương lai của đất nước.

Câu 2: Ý nghĩa của thành phần phụ chú trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?

Cô gái nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

  1. Miêu tả về cô gái.
  2. Kể về cuộc gặp bất ngờ của tác giả và cô gái.
  3. Bộc lộ rõ thái độ của tác giả đối với sự việc và hình ảnh cô gái.
  4. Thể hiện rõ mối quan hệ giữa tác giả và cô gái.

Câu 3: Câu sau sử dụng thành phần biệt lập nào và dựa vào đâu em xác định được?

          Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam - những người con ở xa - bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.

  1. Thành phần phụ chú “những người con ở xa” vì nó nằm giữa hai dấu gạch ngang.
  2. Thành phần gọi đáp “những người con ở xa” vì dựa vào ngữ cảnh.
  3. Thành phần tình thái “những người con ở xa” vì thể hiện sự nhìn nhận của người viết, người nói về đối tượng
  4. Thành phần cảm thán “những người con ở xa” vì nó bộc lộ cảm xúc tiếc thương vô hạn.

Câu 4: Thành phần phụ chú trong câu sau có tác dụng gì?

Bác tôi, người bên trái tấm hình, là một nhạc sĩ sáng tác nhạc tiền chiến.

  1. Làm rõ nghề nghiệp của đối tượng là “bác tôi” trong tấm hình được nhắc đến.
  2. Làm rõ vị trí của đối tượng là “bác tôi” trong tấm hình được nhắc đến.
  3. Làm rõ chủ để được nhắc đến trong câu là “bác tôi”.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 5: Câu ca dao sau sử dụng thành phần biệt lập nào? Thể hiện ở từ ngữ nào?

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

  1. Thành phần gọi – đáp “ơi”.
  2. Thành phần phụ chú “ơi”.
  3. Thành phần tình thái “tuy rằng”.
  4. Thành phần cảm thán “thương”.

Câu 6: Thành phần in đậm trong câu sau có tác dụng gì?

          Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

  1. Thể hiện thái độ khẳng định của người nói đối với sự vật được nói đến.
  2. Làm rõ đối tượng chủ ngữ của câu.
  3. Thể hiện thái độ không chắc chắn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Đọc các ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi từ 7 đến 10:

(1)     - Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?

(2)     - Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?

          Ông Hai đặt bát nước xuống chóng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:

          - Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.

Câu 7: Các từ ngữ in đậm ở các ngữ liệu trên là thành phần biệt lập nào?

  1. Thành phần tình thái.
  2. Thành phần cảm thán.
  3. Thành phần phụ chú.
  4. Thành phần gọi – đáp.

Câu 8: Trong các từ ngữ in đậm ở các ngữ liệu trên, từ nào dùng để gọi, từ nào dùng để đáp?

  1. “Này” dùng để gọi, “thưa ông” dùng để đáp.
  2. “Này” dùng để đáp, “thưa ông” dùng để gọi.
  3. “Này”, “thưa ông” đều dùng để gọi.
  4. “Này”, “thưa ông” đều dùng để đáp.

Câu 9: Trong các từ ngữ in đậm ở các ngữ liệu trên, từ nào dùng để tạo lập cuộc hội thoại, từ nào dùng để duy trì cuộc hội thoại?

  1. “Này” dùng để duy trì cuộc hội thoại, “thưa ông” dùng để tạo lập cuộc hội thoại.
  2. “Này” dùng để tạo lập cuộc hội thoại, “thưa ông” dùng để duy trì cuộc hội thoại.
  3. “Này”, “thưa ông” đều dùng để tạo lập cuộc hội thoại.
  4. “Này”, “thưa ông” đều dùng để duy trì cuộc hội thoại.

Câu 10: Cụm từ thưa ông cho ta biết quan hệ giữa người hỏi và người đáp là như thế nào?

  1. Quan hệ ngang hàng.
  2. Quan hệ ruột thịt.
  3. Quan hệ trên dưới.
  4. Quan hệ xa lạ.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu sau sử dụng thành phần phụ chú ở đâu và bổ sung cho điều gì?

          Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.

  1. Thành phần phụ chú “kể cả anh”, bổ sung thêm đối tượng cho cụm từ “chúng tôi”.
  2. Thành phần phụ chú “mọi người”, bổ sung thêm đối tượng cho sự việc “đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi”.
  3. Thành phần phụ chú “kể cả anh”, bổ sung thêm đối tượng cho cụm từ “mọi người”.
  4. Thành phần phụ chú “mọi người”, bổ sung thêm đối tượng cho cụm từ “chúng tôi”.

Câu 2: Câu sau sử dụng thành phần phụ chú ở đâu và bổ sung cho điều gì?

Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hoà bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ – gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tuỳ thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.

  1. Thành phần phụ chú “cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí”, bổ sung ý nghĩa cho câu trước “giáo dục tức là giải phóng”.
  2. Thành phần phụ chú “trách nhiệm vô cùng quan trọng”, bổ sung cho ý nghĩa cho cụm từ “những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này”.
  3. Thành phần phụ chú “tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy”, bổ sung nội dung cho cụm từ “cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau”.
  4. Thành phần phụ chú “các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ”, bổ sung đối tượng cho cụm từ “những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này”.

Câu 3: Thành phần gọi – đáp trong câu thơ sau hướng đến đối tượng nào?

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

  1. Chim tu hú.
  2. Người bà.
  3. Người cháu.
  4. Người bố.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 1, 2:

          - Việc gì thế cụ?

          - Ông giáo để tôi nói… Nó hơi dài dòng một tí.

          - Vâng, cụ nói.

          - Nó thế này, ông giáo !

Câu 1: Tác dụng của thành phần gọi đáp trong đoạn trích trên là gì?

  1. Không có tác dụng gì cả.
  2. Vừa tạo lập vừa duy trì cuộc thoại.
  3. Tạo lập cuộc thoại.
  4. Duy trì cuộc thoại.

Câu 2: Các thành phần gọi đáp trong đoạn trích trên thể hiện thái độ gì của các nhân vật?

  1. Coi thường.
  2. Kính trọng.
  3. Đàn áp.
  4. Chế giễu.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 8 Thực hành tiếng Việt: Thành phần biệt lập (Thành phần gọi - đáp, thành phần chêm xen)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay