Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 27 Viết: Luyện viết đoạn văn miêu tả con vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 27 Viết: Luyện viết đoạn văn miêu tả con vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ

BÀI 27: NẾU EM CÓ MỘT KHU VƯỜN

VIẾT: LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

(15 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU) 

Câu 1: Đoạn văn là gì? 

  1. A. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định.
  2. B. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày nhiều ý nội dung. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
  3. C. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng. 
  4. D. Bao gồm một số câu được viết liên tục, có thể xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.

Câu 2: Yêu cầu khi viết một đoạn văn miêu tả con vật là gì?

  1. Cho người đọc thấy được mình đang tả con gì.
  2. Có thể lựa chọn tả đặc điểm hình dáng của con vật.
  3. Có thể lựa chọn viết về hoạt động của con vật.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Điều cần thiết ở phần mở đoạn khi viết đoạn văn miêu tả con vật là gì?

  1. A. Cho người đọc biết được mình đang tả con gì.
  2. B. Tả đặc điểm ngoại hình, hoạt động,… của con vật.
  3. C. Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về con vật.
  4. D. Tìm một số tính từ tả đặc điểm ngoại hình của con vật đó.

Câu 4: Khi miêu tả con vật cần làm gì?

  1. Thuật lại các hoạt động của con vật.
  2. B. Tả lại đặc điểm ngoại hình và hoạt động của con vật.
  3. C. Kể lại quá trình hoạt động của con vật.
  4. D. Nêu suy nghĩ về con vật.

Câu 5: Ngoài tả đặc điểm của con vật, người viết có thể nêu thêm điều gì?

  1. A. Tả đặc điểm ngoại hình, hoạt động,… của con vật.
  2. B. Nêu suy nghĩ, cảm xúc về con vật.
  3. Tìm một số tính từ tả đặc điểm ngoại hình của con vật đó.
  4. D. Giới thiệu về con vật.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Cũng giống như những chú mèo tam thể khác, Miu có bộ lông với 3 khoang màu rõ rệt là vàng, đen, trắng. Những sợi lông hơi xù lên một chút nhưng vẫn rất mượt. Bộ lông dày giúp chú có thể giữ ấm cơ thể vào mùa đông. Hai cái tai của mèo vểnh lên và có hình tam giác. Một bên má của chú có lông màu đen, một bên má của chú có lông màu vàng, phần cằm lại có lông màu trắng. Hai con mắt của chú cũng to tròn như hai hòn bi ve. Chúng lúc nào cũng mở to ra sáng. Ở trong bóng tối, em có thể nhìn rõ được đôi mắt ấy đang sáng lên. Chú Miu còn nhỏ nên việc bắt chuột có vẻ như chưa được thành thạo lắm. Có những con chuột cống thậm chí còn to hơn cả người chú. Thế nhưng chỉ nghe thấy tiếng meo của chú thôi cũng khiến lũ chuột khiếp sợ mà chẳng dám đến gần. Những lúc đi học, em rất nhớ Miu và chỉ mong về thật nhanh để được chơi với chú. Em rất yêu Miu và sẽ chăm sóc chú cẩn thận để chú lớn lên khỏe mạnh.

Câu 1: Đoạn văn trên tả con vật nào?

  1. Con chó.
  2. Con mèo.
  3. Con voi.
  4. Con lợn.

Câu 2: Con vật đó có đặc điểm hình dáng như thế nào?

  1. Bộ lông với 3 màu vàng, đen, trắng. Những sợi lông hơi xù lên một chút nhưng vẫn rất mượt.
  2. Hai cái tai vểnh lên và có mình tam giác, hai con mắt to tròn như hai hòn bi ve.
  3. Một bên má có lông màu đen, một bên lại có lông màu vàng. Phần cằm có lông màu trắng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Tính từ nào dưới đây không chỉ đặc điểm bộ lông của con vật đó?

  1. Xù.
  2. Mượt.
  3. Lông vàng.
  4. To tròn.

Câu 4: Câu nào dưới đây đề cập tới hoạt động của con vật đó?

  1. Miu có bộ lông với 3 khoang màu rõ rệt là vàng, đen, trắng.
  2. Hai con mắt của chú cũng to tròn như hai hòn bi ve.
  3. Chỉ nghe thấy tiếng meo của chú thôi cũng khiến lũ chuột khiếp sợ.
  4. Em có thể nhìn rõ được đôi mắt ấy đang sáng lên.

Câu 5: Người viết thể hiện cảm xúc của mình với con vật đó như thế nào?

  1. Rất yêu, sẽ chăm sóc cẩn thận.
  2. Đi học nhớ và mong mau về nhà để chơi với chú.
  3. Cả A và B.
  4. Không có đáp án nào đúng.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Từ gạch chân trong đoạn dưới đây miêu tả đặc điểm gì của con vật?

Trời nắng gắt. Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất.

  1. Đặc điểm về hình dáng.
  2. Đặc điểm về màu sắc.
  3. Đặc điểm về tính cách.
  4. Đặc điểm về thói quen.

Câu 2: Dưới đây đâu là kết đoạn mở rộng?

  1. Em rất thích chú rùa Su và có lẽ Su cũng rất thích em.
  2. Em thích chú rùa Su nhà em lắm.
  3. Cả nhà em ai cũng thích chú rùa Su hết và em cũng cực kì thích chú.
  4. Mỗi khi sang nhà ông bà chơi, em lại chăm sóc và chơi đùa với Su. Từ ngày có Su, em thường tìm đọc sách báo về rùa đá để hiểu hơn về Su. Su đúng là một người bạn thú vị.

Câu 3: Câu dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Cái vòi của voi con thật là kì lạ. Gần như không có việc gì mà chú không dùng đến vòi.

  1. So sánh.
  2. Nhân hóa.
  3. Ẩn dụ.
  4. Lặp từ.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Từ nào sau đây miêu tả đặc điểm của con vật?

  1. Béo lú.
  2. Liêu xiêu.
  3. Lom khom.
  4. Lom dom.

Câu 2: Các từ ngữ miêu tả đặc điểm của con vật thuộc từ loại nào?

  1. Danh từ.
  2. Động từ.
  3. Tính từ.
  4. Hư từ.

 

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối ôn tập bài 27: Bài đọc - Nếu em có một khu vườn. Luyện từ và câu - Dấu gạch ngang. Luyện viết đoạn văn miêu tả con vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay