Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 3 Luyện từ và câu: Hai thành phần chính của câu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3 Luyện từ và câu: Hai thành phần chính của câu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG

BÀI 3

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: HAI THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU

(20 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Thành phần chính của câu là gì?

  1. Là thành phần không bắt buộc
  2. Là thành phần bắt buộc
  3. Là thành phần vô cùng ít trong câu
  4. Là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu, để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một số ý trọn vẹn

Câu 2: Câu thường gồm 2 thành phần chính đó là?

  1. Chủ ngữ và vị ngữ
  2. Chủ ngữ, trạng ngữ
  3. Vị ngữ và trạng ngữ
  4. Không có đáp án nào đúng

Câu 3: Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào dưới đây?

  1. Ở đâu, khi nào, thế nào?
  2. Ai, cái gì, con gì?
  3. Làm gì, thế nào, là ai?
  4. Khi nào, làm gì, là ai?

Câu 4: Vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào dưới đây?

  1. Con gì, ai, là ai?
  2. Ai, cái gì, con gì?
  3. Làm gì, thế nào, là ai?
  4. Tất cả các ý trên

Câu 5: Điền vào chỗ trống: “Câu có thể có ..... chủ ngữ và vị ngữ”?

  1. 1
  2. 2
  3. một hoặc nhiều
  4. 2 hoặc nhiều hơn 2

Câu 6: Câu “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết” có mấy vị ngữ?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 7: Câu nào trong các câu dưới đây thiếu vị ngữ?

  1. Những cánh hoa mai trên đồi.
  2. Nắng chiếu làm bó hoa thêm rực rỡ
  3. Mặt trời chẳng của riêng ai.
  4. Mùa xuân, các loài hoa thi nhau đua nở.

Câu 8: Vị ngữ nêu những gì về đối tượng được nói ở chủ ngữ?

  1. Người, vật, hiện tượng,...
  2. Tính chất, thời gian, địa điểm,...
  3. Mục đích, nhận xét, kết quả,...
  4. Hoạt động, đặc điểm, trạng thái hoặc giới thiệu, nhận xét

Câu 9: Chủ ngữ nêu những gì được nói đếu trong câu?

  1. Mục đích, nhận xét, kết quả,...
  2. Tính chất, thời gian, địa điểm,...
  3. Người, vật, hiện tượng tự nhiên,...
  4. Hoạt động, đặc điểm, trạng thái,...

 

Câu 10: “Trong câu kể Ai làm gì? Chủ ngữ thường do [...] tạo thành”. Chỗ [...] điền từ/cụm từ gì?

  1. danh từ (hoặc cụm danh từ)
  2. tính từ (hoặc cụm tính từ)
  3. động từ (hoặc cụm động từ)
  4. cả ba đáp án trên đều đúng
  1. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Câu “Năm 2000, được xây mới rất đẹp” mắc lỗi gì?

  1. Thiếu chủ ngữ
  2. Thiếu vị ngữ
  3. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
  4. Thiếu thành phần biệt lập

Câu 2: Cho câu “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam” đâu là chủ ngữ?

  1. Cây tre là
  2. Cây tre
  3. Cây tre là người bạn thân
  4. Cây tre là người bạn

Câu 3: Câu “Tre, nứa, trúc, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau” có vị ngữ là?

  1. Tre, nứa, trúc, mai, vầu
  2. Giúp người trăm công nghìn việc khác nhau
  3. Trăm công nghìn việc khác nhau
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Xác định chủ ngữ trong câu: “Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập”

  1. Chợ Năm Căn
  2. Nằm sát
  3. Bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập
  4. Chủ ngữ được lược bỏ

 

Câu 5: Chủ ngữ trong câu: Chợ Năm Căn // nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập trả lời cho câu hỏi gì?

  1. Ai
  2. Là gì?
  3. Con gì?
  4. Cái gì?

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tìm những chủ ngữ thích hợp điền vào câu sau: “... có trăm nghìn loài hoa đua nhau khoe sắc”.

  1. Đà Lạt
  2. Chúng tôi
  3. Buổi tối
  4. Cái bàn

Câu 2: Tìm vị ngữ thích hợp để hoàn thành câu sau “Mỗi buổi sáng thức dậy, Bạn Nam ...”

  1. đang hót líu lo.
  2. chìm vào giấc ngủ say.
  3. đang nằm phơi nắng bên thềm.
  4. thường tập thể dục với bố mẹ

Câu 3: Đáp án nào dưới đây không thích hợp làm vị ngữ cho câu “Giữa cánh đồng lúa chín, ... ”

  1. Bà con đang gặt hái sôi nổi.
  2. Các loài chim hót vang.
  3. Xe máy, ô tô đi lại nườm nượp, bóp còi inh ỏi.
  4. Từng đàn cò trắng lượn ngang.
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Sửa câu “Vừa đi học về, mẹ đã bảo tôi sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay” thành câu đúng?

  1. Vừa đi học về, mẹ bảo tôi sang đón em, tôi cất cặp và đi ngay.
  2. Vừa đi học về, mẹ bảo tôi sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay.
  3. Tôi vừa đi học về, mẹ đã bảo sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay.
  4. Tôi vừa đi học về, mẹ đã bảo tôi sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay.

Câu 2: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ “các chú công nhân” làm chủ ngữ?

  1. Mẹ em tặng các chú công nhân mỗi người một hộp bánh.
  2. Ông chủ điều các chú công nhân tới đây làm việc
  3. Anh ta xông vào đánh các chú công nhân
  4. Chiều nay, các chú công nhân được nghỉ làm.

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài 3: Ông Bụt đã đến

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay