Giáo án chuyên đề Vật lí 11 kết nối chuyên đề 1 Bài 3: Thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn (P1)
Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập Vật lí 11 bộ sách kết nối tri thức chuyên đề 1 Bài 3: Thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án vật lí 11 kết nối tri thức
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 11 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: THẾ HẤP DẪN VÀ THẾ NĂNG HẤP DẪN (5 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Thảo luận (qua hình ảnh, tài liệu đa phương tiện) để nêu được định nghĩa thế năng tại một điểm trong trường hấp dẫn
- Vận dụng được phương trình trong trường hợp đơn giản
- Giải thích được sơ lược chuyển động của vệ tinh địa tĩnh, rút ra được công thức tính tốc độ vũ trụ cấp 1
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận qua hình vẽ, tài liệu đa phương tiện nêu được một số kiến thức về thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn, đề xuất giải pháp giải quyết.
Năng lực vật lí:
- Nêu được định nghĩa thế năng tại một điểm trong trường hấp dẫn
- Vận dụng được phương trình trong trường hợp đơn giản
- Giải thích được sơ lược chuyển động của vệ tinh địa tĩnh, rút ra được công thức tính tốc độ vũ trụ cấp 1:
- Phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
- Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên:
- Sách Chuyên đề, Sách chuyên đề GV, Giáo án.
- Video hoặc hình ảnh về các vệ tinh của Việt Nam và một số vệ tinh trên thế giới
- Tranh, ảnh theo các hình trong SGK
- Máy chiếu, máy tính (nếu có)
- Đối với học sinh:
- Sách Chuyên đề Vật lí 11
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thông qua quan sát, thảo luận, HS xác định được vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn
- Nội dung: GV cho HS quan sát video về về chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Việt Nam hay quốc tế hoặc trạm vũ trụ, HS thảo luận xác định vấn đề bài học
- Sản phẩm học tập: HS nêu được sự cần thiết phải cung cấp năng lượng đủ lớn để phóng các vệ tinh lên các quỹ đạo khác nhau.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu video về chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Việt Nam và quốc tế (link video)
- GV nêu một số thông tin về vệ tinh của Việt Nam và đặt câu hỏi: “Nước ta ngày càng đưa nhiều vệ tinh lên quỹ đạo Trái Đất để giám sát khí hậu, rừng và phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên nước ta phóng lên quỹ đạo Trái Đất vào năm 2008 là Vinasat-1, nặng 2637 kg, vệ tinh Vinasat-2 vào năm 2018, nặng 2969 kg. Vậy tại sao vệ tinh lại không rơi xuống Trái Đất?”
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, hình ảnh và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời rồi dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 2: Thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu công của trọng lực
- Mục tiêu: HS vận dụng được cách tính công trong trường trọng lực của Trái Đất để rút ra khái niệm lực thế.
- Nội dung: GV chia HS thành các nhóm yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành các câu hỏi nhiệm vụ tìm hiểu về công của trọng lực
- Sản phẩm học tập: Rút ra được khái niệm về lực thế và kể tên một số lực thế, đặc điểm của lực thế
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm (mỗi nhóm khoảng 4 HS) yêu cầu các nhóm HS xác định biểu thức công của trọng lực như tình huống trong Hình 3.1 trang 19 SGK - GV yêu cầu HS các nhóm nêu đặc điểm của trọng lực để điền vào bảng sau:
- GV yêu cầu các nhóm HS trình bày kết quả theo các nội dung trong phiếu học tập - GV nhấn mạnh đến đặc điểm công của trọng lực: chỉ phụ thuộc điểm đầu, điểm cuối mà không phụ thuộc vào đường đi của công do trọng lực sinh ra. - GV nêu khái niệm lực thế như trong trang 19 SGK và kể tên một số lực thế, đặc điểm của lực thế. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành câu hỏi trong SGK tr19 : Lập luận để rút ra biểu thức 3.1 - GV yêu cầu HS tìm hiểu trên internet hoặc tài liệu vật lí về lực thế, mặt đẳng thế để trình bày vào tiết sau. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, nghiên cứu thông tin trong SGK thảo luận tìm câu trả lời cho các câu hỏi mà GV yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS của các nhóm trình bày câu trả lời - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | I. CÔNG CỦA TRỌNG LỰC - Lực thế là lực chỉ phụ thuộc điểm đầu, điểm cuối mà không phụ thuộc vào đường đi của công do trọng lực sinh ra. - Trường của lực thế được gọi là trường thế - Công thức tính công của trọng lực làm dịch chuyển vật có khối lượng m từ điểm B đến điểm C: - Lực hấp dẫn, lực đàn hồi, lực tĩnh điễn cũng là lực thế - Công của lực hấp dẫn, lực đàn hồi, lực tĩnh điện cũng chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối, không phụ thuộc vào hình dạng đường đi * CH (SGK – tr19) Xét vật có khối lượng m đặt ở điểm B gần mặt đất, có độ cao hB sẽ dịch chuyển xuống điểm C có độ cao hC dưới tác dụng của trọng lực P = mg như Hình 3.1 SGK. Công của trọng lực làm dịch chuyển vật có khối lượng m từ điểm B đến điểm C là: |
Hoạt động 2. Tìm hiểu thế năng hấp dẫn
- Mục tiêu: HS nêu được khái niệm và biểu diễn được thế năng hấp dẫn
- Nội dung: GV chia HS thành các nhóm, HS các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập tìm hiểu về thế năng hấp dẫn
- Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận, tìm hiểu của HS về thế năng hấp dẫn
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 HS và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc nội dung mục II trang 20 SGK để rút ra biểu thức thế năng hấp dẫn của một điểm trong trường hấp dẫn theo câu hỏi SGK trong phiếu học tập trên giấy A0 hoặc A3 với các nội dung như sau:
à GV cho 1 đến 2 nhóm HS trình bày kết quả trên bảng và mô tả cách tính, kết quả so sánh và giải thích theo yêu cầu trong SGK. - GV giải thích thêm với HS về dấu âm trong biểu thức: Thế năng tại hấp dẫn tại một điểm trong trường hấp dẫn bằng công cần thực hiện để dịch chuyển một vật có khối lượng m từ điểm đó ra xa vô cùng. Trong quá trình dịch chuyển đó, lực hấp dẫn của Trái Đất luôn ngược chiều với độ dịch chuyển nên sinh công âm. Wt < 0 với mọi điểm C trong trường hấp dẫn của Trái Đất. - GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi phần hoạt động trong SGK – tr20: Trường trọng lực chỉ là trường hợp riêng của trường hấp dẫn trong vũ trụ, nên lực hấp dẫn cũng là lực thế và trường hấp dẫn cũng là trường thế. Khi xét những vị trí gần mặt đất, có trường hấp dẫn là trường đều, nên thế năng hấp dẫn được tính bằng biểu thức mgh. Vậy, tổng quát thì thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào những đại lượng nào trong trường hấp dẫn? - GV giao các nhóm thảo luận nội dung “Em có biết” để hiểu bản chất của thế năng hấp dẫn là giữa hai vật cũng như lực hấp dẫn giữa hai vật, còn trường hấp dẫn và cường độ trường hấp dẫn là đối với một vật Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát thí hình ảnh, video, chăm chú nghe GV giảng bài, trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập. | II. THẾ NĂNG HẤP DẪN Phiếu học tập
Hoạt động (SGK – tr20) Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của vật gây ra trường hấp dẫn và vật tích trữ thế năng hấp dẫn đặt trong trường hấp dẫn và khoảng cách từ điểm đặt vật đến điểm gây ra trường hấp dẫn
|
-----------------------------Còn tiếp------------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 11 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây