Giáo án chuyên đề địa lí 11 chân trời chuyên đề 1: Một số vấn đề khu vực Đông Nam Á (P2)
Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập địa lí 11 bộ sách chân trời sáng tạo chuyên đề 1: Một số vấn đề khu vực Đông Nam Á (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án địa lí 11 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án chuyên đề địa lí 11 chân trời chuyên đề 1: Một số vấn đề khu vực Đông Nam Á (P2)
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Địa lí 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Hoạt động 3: Một số hoạt động của Uỷ hội sông Mê công
- Mục tiêu: Giới thiệu được một số hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công.
- Nội dung: GV cho HS tìm hiểu một số hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công.
- Sản phẩm học tập: Một số hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, dạy học trực quan, nghiên cứu trường hợp điển hình kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn" để tổ chức hoạt động dạy học. - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm (nhóm tối ưu 4 HS) và thực hiện thảo luận theo các nội dung sau: + Các nhóm chẵn: tìm hiểu về hoạt động của các quốc gia trong Uỷ hội sông Mê Công (kết hợp nghiên cứu trường hợp diễn hình ở một hoạt động cụ thể) + Các nhóm lẻ: tìm hiểu hoạt động của các quốc gia Uỷ hội sông Mê Công với các quốc gia có liên quan (kết hợp nghiên cứu trường hợp điển hình ở một hoạt động cụ thể). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao. HS trong nhóm làm việc độc lập, ghi lại phần trình bày của mình và thảo luận cùng nhóm. Kết thúc thảo luận, các HS ghi lại ý kiến chung của nhóm về nội dung câu hỏi vào giấy khổ lớn (như giấy A0) - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi một số HS các nhóm dán kết quả của mình lên bảng. Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. - GV mở rộng kiến thức: Ba quy trình cụ thể cho hợp tác khu vực về phát triển nguồn nước: Theo quy định của Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thoả thuận (PNPCA), các dự án sử dụng nguồn nước trong khu vực nếu có thể làm thay đổi đáng kể dòng chảy hoặc chất lượng của dòng chính sông Mê Công đều phải thực hiện một trong ba quy trình dưới đây: + Thông báo: quốc gia đề xuất dự án phải thông báo chi tiết nội dung dự án cho các quốc gia thành viên khác trước khi tiến hành sử dụng nước theo dự án. + Tham vấn trước: được thực hiện trong 6 tháng để đánh giá kĩ thuật và tham vấn chính thức trước khi triển khai dự án được đề xuất. + Thoả thuận: các quốc gia thành viên thương lượng kĩ càng nhằm đạt được sự đồng thuận về các điều khoản và điều kiện của dự án trước khi sử dụng nước theo đề xuất. Quy trình trên không nhằm mục đích chấp thuận hoặc bác bỏ bất cứ đề xuất dự án nào. Thay vào đó, quy trình đem lại cơ hội để các quốc gia được thông báo cùng nhau giải quyết những lo ngại về ảnh hưởng xuyên biên giới dựa trên những phân tích khoa học. - GV chiếu video: https://www.youtube.com/watch?v=z_M8gFYjQS0 Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi cho các nhóm (GV có thể đặt câu hỏi để HS khai thác thông tin từ hình 1.4). GV bổ sung, chuẩn kiến thức và tuyên dương những nhóm trình bày tốt. - GV chuyển sang Hoạt động mới | 3. Một số hoạt động của Uỷ hội sông Mê công a. Hoạt động của các quốc gia - Thủ tục hợp tác: Xây dựng dược năm bộ quy tắc mang tính thủ tục cùng các hướng dẫn kĩ thuật liên quan đến việc chia ghi thông tin số liệu, giám sát và hợp tác sử dụng nước, duy trì dòng chảy và chất lượng nước - Chiến lược phát triển: Uỷ hội sông Mê Công đã thông qua Chiến lược phát triển lưu vực dựa trên quản lí tổng hợp tài nguyên nước ở các giai đoạn: 2011 – 2015, 2016 – 2020, 2021 – 2030. - Dự án hợp tác: Dự án quản lí tổng hợp tài nguyên nước sông Mê Công nhằm hỗ trợ việc thực hiện hợp tác quản lí tài nguyên nước xuyên biên giới giữa các quốc gia thành viên. - Sáng kiến hợp tác: Sáng kiến thích ứng với biến đổi khí hậu (CCAI); Sáng kiến phát triển thuỷ điện bền vững (ISH) - Chương trình hợp tác: Chương trình nông nghiệp và thuỷ lợi (AIP); Chương trình quản lí hạn hán (DMP); Chương trình môi trường (EP),… b. Hoạt động của các quốc gia Uỷ hội sông Mê Công với các quốc gia có liên quan - Hợp tác Mê Công – sông Hằng (năm 2000): hợp tác giữa sáu nước là Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ nhằm củng cố tình hữu nghị, đoàn kết giữa các nước thuộc lưu vực sông Mê Công và sông Hằng. - Thoả thuận hợp tác giữa Uỷ hội sông Mê Công với Trung Quốc về cung cấp dữ liệu thuỷ văn trong suốt mùa lũ (năm 2003); mở rộng cung cấp dữ liệu thuỷ văn trong suốt mùa lũ (năm 2008); mở rộng cung cấp thông tin về dữ liệu thuỷ văn (năm 2013) - Hợp tác Mê Công - Nhật Bản (năm 2007): hợp tác giữa các quốc gia lưu vực sông Mê Công với Nhật Bản trong phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường và an ninh nguồn nước sông Mê Công,... - Sáng kiến Hạ nguồn Mê Công (năm 2012): diễn đàn để các quốc gia Uỷ hội sông Mê Công với Hoa Kỳ cùng đưa ra các giải pháp chung cho những thách thức phát triển xuyên biên giới ở lưu vực sông Mê Công. - Cơ chế hợp tác Mê Công – Lan Thương (năm 2016): cơ chế hợp tác đầu tiên về tài nguyên nước toàn lưu vực có sự tham gia của tất cả các quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Công là Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Trung Quốc. |
Hoạt động 4: Vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công.
- Mục tiêu: Xác định được vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công.
- Nội dung: GV cho HS tìm hiểu vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công.
- Sản phẩm học tập: Vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, dạy học trực quan kết hợp kĩ thuật “sơ đồ tư duy”. GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm (nhóm tối ưu từ 4 đến 6 HS). Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả bằng sơ đồ tư duy về vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao. HS trong nhóm làm việc độc lập, ghi lại phần trình bày của mình và thảo luận cùng nhóm. Kết thúc thảo luận, các HS thể hiện ý kiến chung của nhóm bằng sơ đồ tư duy trên giấy khổ lớn (như giấy A0) - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Lưu ý: trong sơ đồ tư duy, nội dung chính thể hiện ở giữa, các nhánh sơ đồ có độ dày khác nhau, sử dụng từ khoá, hình ảnh minh hoạ, màu sắc khác nhau để thể hiện nội dung cho mỗi nhánh nhằm tăng tính trực quan. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện một số HS các nhóm trưng bày sơ đồ xung quanh lớp. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đặt câu hỏi và tuyên dương ghi điểm những nhóm làm tốt, các cá nhân trả lời tốt. - GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập. | 4. Vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công. - Tham gia và biểu quyết nhiều vấn đề quan trọng trong các cuộc họp của Uỷ hội sông Mê Công quốc tế - Phối hợp với các quốc gia trong lưu vực xây dựng quy định, quy chế quản lí, khai thác tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan một cách bền vững trên lưu vực sông Mê Công - Phối hợp theo dõi, giám sát các hoạt động sử dụng, bảo vệ phát triển bắn vững tài nguyên nước và tài nguyên thiên nhiên khác liên quan của lưu vực sông Mê Công - Tổ chức nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia khu vực thương nguồn đến các quốc gia khu vực hạ nguồn. - Tham gia hỗ trợ các địa phương thuộc lưu vực sông Mê Công trong việc quản lí tổng hợp tài nguyên nước Thông qua Chương trình quân II hạn hán (DMP) Việt Nam đã hỗ trợ các nước thành viên giảm thiểu tác động của hạn hán. |
Hoạt động 5 : Hợp tác hoà bình trong khai thác Biển Đông
- Mục tiêu: Nêu và đánh giá được các biểu hiện của sự hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển giao thông vận tải, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông.
- Nội dung: HS dựa vào hình ảnh và thông tin trong bài, hãy trình bày:
- Hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển giao thông vận tải ở Biển Đông.
- Vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông.
- Sản phẩm học tập: Sự hợp tác về khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu quan sát hình 1.5, 1.6, 1.7 và thông tin trong bài hãy trình bày khái quát về biển Đông? - GV sử dụng bản đồ tài nguyên Biển Đông ở khu vực Đông Nam Á và bản đồ khai thác tài nguyên thiên nhiên và giao thông vận tải ở Biển Đông khi tổ chức dạy học nội dung này. - GV có thể dùng PPDH nhóm kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn, chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu về biểu hiện và đánh giá trong hợp tác về một lĩnh vực cụ thể: + Nhóm 1: tìm hiểu về hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên + Nhóm 2: tìm hiểu về hợp tác trong phát triển giao thông vận tải + Nhóm 3: tìm hiểu về hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng - GV giao nhiệm vụ: Đọc thông tin mục và hoàn thành nội dung phiếu học tập thể hiện việc hợp tác hoà bình trong khai thác Biển Đông.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao. HS trong nhóm làm việc độc lập, ghi lại phần trình bày của mình và thảo luận cùng nhóm. Kết thúc thảo luận, các HS ghi lại ý kiến chung về nội dung câu hỏi vào giấy khổ lớn (như giây A0). - Các nhóm chuyển kết quả thảo luận cho nhóm khác góp ý, bổ sung. - Sau khi mỗi nhóm đã nhận đầy đủ ý kiến từ các nhóm khác, nhóm thống nhất và ghi lại nội dung hoàn chỉnh. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm trình bày. Sử dụng kĩ thuật phòng tranh để HS thực hiện báo cáo - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét phần trình bày của từng nhóm, đánh giá và tổng hợp kiến thức của mỗi nhóm và tất cả các nhóm. Đây là bảng gợi ý nội dung, GV có thể linh động tuỳ tình hình lớp học để thực hiện Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | II. Hợp tác hoà bình trong khai thác Biển Đông 1. Khái quát về biển Đông - Biển Đông là một vùng biển rộng lớn thuộc Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3447 nghìn km2, được bao quanh bởi chín quốc gia - Biển Đông tiếp giáp với biển Hoa Đông, biển Phi-líp-pin, biển Xu-lu (Sulu), biển Gia-va (Java), biển An-da-man (Adaman). - Biển Đông gần như nằm trọn trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc; nối liền hai đại dương là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. - Biển Đông là nơi có tuyến giao thông hàng hải quốc tế quan trọng đi qua. - Phần Biến Đông thuộc lãnh thổ Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2, có hai quần đảo là quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa. => Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí góp phần tạo nên sự đa dạng về tự nhiên, thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biến của các nước có vị trí tiếp giáp Biển Đông. Tuy nhiên, Biển Đông cũng là nơi xảy ra nhiều thiên tai. 2. Hợp tác và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng Biển Đông (Phiếu học tập)
|
Lĩnh vực | Biểu hiện | Đánh giá |
Khai thác tài nguyên thiên nhiên | - Hợp tác về khai thác thuỷ sản - Hợp tác trong khai thác dầu khí và các tài nguyên biển khác - Hợp tác trong khai thác năng lượng tái tạo - Hợp tác trong khai thác tài nguyên du lịch biển - Hợp tác trong bảo vệ tài nguyên biển | - Các hợp tác này có vai trò quan trọng, vừa khai thác tiềm năng dầu khí, thuỷ sản vừa góp phần duy trì sự hoà bình, hữu nghị giữa các nước có vùng biển chồng lấn |
Phát triển giao thông vận tải | - Các quốc gia Đông Nam Á có chung Biển Đông đã tham gia các diễn đàn đa phương tại ASEAN như Hội nghị quan chức cấp cao giao thông vận tải ASEAN (STOM); Hội nghị Bộ trưởng giao thông vận tải ASEAN (ATM). - Các quốc gia có chung Biển Đồng cũng đã kí các hiệp định hợp tác song phương trong phát triển giao thông vận tải biển - Sự hợp tác song phương giữa các nước có chung Biển Đông với các nước, khu vực khác trên thế giới. | - Các hợp tác trong phát triển giao thông vận tải khá đa dạng, gồm các hợp tác đa phương và song phương. Các hợp tác này góp phần gia tăng sự an toàn, an ninh về hàng hài trên Biển Đông, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của các nước ven bờ Biển Đông. |
Bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng | - Hợp tác trong xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) - Các hiệp định và biên bản ghi nhớ | - Quan hệ quốc phòng song phương và đa phương không ngừng được mở rộng và phát triển. Điều này góp phần quan trọng trong việc gìn giữ an ninh quốc phòng của các nước trong khu vực. Các hợp tác về quốc phòng, an ninh, vấn đề về chủ quyền của một số quốc gia trên Biển Đông cần tìm được sự đồng thuận chung. |
------------------------Còn tiếp--------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Giáo án dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
- Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 350k
- Giáo án powerpoint: 350k
- Trọn bộ word + PPT: 600k
=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Địa lí 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây