Giáo án chuyên đề Hóa học 11 kết nối chuyên đề 3 Bài 9: Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam (P1)

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập hóa học 11 bộ sách kết nối tri thức chuyên đề 3 Bài 9: Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem: => Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 9: NGÀNH SẢN XUẤT DẦU MỎ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ

  • Trình bày được trữ lượng dầu mỏ, sự tiêu thụ dầu mỏ và sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ của một số nước/khu vực trên thế giới.
  • Trình bày được lượng dầu mỏ, sự tiêu thụ dầu mỏ và sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam.
  • Trình bày được các nguy cơ (sự cố tràn dầu, các vấn đề rác dầu) gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác dầu mỏ và các cách xử lí.
  • Trình bày được một số nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ (than đá, đá nhựa, đá dầu, khí thiên nhiên, hydrogen).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về trữ lượng dầu mỏ, sự tiêu thụ dầu mỏ và sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ của một số nước/khu vực trên thế giới.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về trữ lượng dầu mỏ, sự tiêu thụ dầu mỏ và sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ, một số nguyên liệu thay thế dầu mỏ; Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống.

Năng lực Hóa học:

  • Nhận thức hoá học: Trình bày được trữ lượng dầu mỏ, sự tiêu thụ dầu mỏ và sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát tìm hiểu nêu được các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác dầu mỏ và các cách xử lí.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các cách xử lý sự cố tràn dầu, nêu được các cách hiện nay được các nước sử dụng hiệu quả.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong quá trình thảo luận về nội dung học tập.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT, PHT.
  • Một số tư liệu, tranh ảnh, video liên quan đến trữ lượng dầu mỏ, sự tiêu thụ dầu mỏ và sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam
  • Một số tư liệu, tranh ảnh, video liên quan đến sự cố tràn dầu, các vấn đề rác thải dầu gây ô nhiễm môi trường,...
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu câu hỏi khởi động: “Em hãy nêu hiểu biết của mình về sự phát triển của ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Đáp án:  

- Hiện nay, dầu mỏ có tác động mạnh mẽ đến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Sản xuất dầu mỏ (khai thác và vận chuyển dầu) đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng của các quốc gia có dầu mỏ. Các nước có ngành công nghiệp dầu mỏ phát triển mạnh có trữ lượng hoặc sản lượng dầu mỏ lớn.

- Ở nước ta, dầu mỏ và khí thiên nhiên tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam với trữ lượng khoảng 3 – 4 tỉ tấn. Lĩnh vực lọc hoá dầu ở nước ta đã bắt đầu từ năm 1982 với các nhà máy lọc dầu đơn giản, quy mô nhỏ. Hiện nay ngành công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam đang từng bước phát triển trở thành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam.

 

GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: “Hoạt động khai thác dầu mỏ có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Làm thế nào để kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác dầu mỏ? Tại sao nói hydrogen là nhiên liệu xanh lí tưởng của nền kinh tế không phát thải CO2, cho phép giữ gìn hành tinh xanh cho loài người?... chúng ta cùng tìm hiểu Bài 9: Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu trữ lượng dầu mỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được trữ lượng dầu mỏ và sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam và trên thế giới.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận về trữ lượng dầu mỏ và sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam và trên thế giới, trả lời câu hỏi
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở trữ lượng dầu mỏ và sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam và trên thế giới, các câu trả lời.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 - 8 nhóm, yêu cầu HS đọc mục I SGK trang 48, bản đồ trữ lượng dầu mỏ thảo luận cặp đôi về trữ lượng dầu mỏ và sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam và trên thế giới, trả lời câu hỏi

1. Nêu tên các quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất trên thế giới và các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới.

2. Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới về trữ lượng dầu mỏ hãy trình bày và nhận xét sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, thảo luận, tóm tắt trữ lượng dầu mỏ và sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam và trên thế giới

- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày trữ lượng dầu mỏ và sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam và trên thế giới, trả lời câu hỏi

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về trữ lượng dầu mỏ và sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam và trên thế giới

I. TRỮ LƯỢNG DẦU MỎ

1. Trên thế giới

Trữ lượng dầu mỏ được công bố hiện nay chỉ bằng 30 - 35% trữ lượng thật của dầu mỏ

Các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn lần lượt là Venezuela (trên 300 tỉ thùng), Saudi Arabia và Canada,...

Các nước tiêu thụ dầu nhiều nhất lần lượt là Mĩ, Trung Quốc, Ấn Độ,...

→ Điều này cho thấy tầm quan trọng của dầu mỏ với tất cả các quốc gia trên thế giới.

Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ có ứng dụng trong đời sống và sản xuất công, nông nghiệp, gồm các sản phẩm nhiên liệu, phi nhiên liệu, các hoá chất hữu cơ và vật liệu.

2. Việt Nam

- Việt Nam là quốc gia đứng thứ 28 trên thế giới về trữ lượng dầu mỏ, đứng thứ nhất khu vực Đông Nam Á (4,4 tỉ thùng tính đến năm 2020).

- Sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu và cho công nghiệp chế biến.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sản xuất dầu mỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam và trên thế giới
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi tóm tắt vào vở sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam và trên thế giới
  4. Tổ chức hoạt động:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 3 nhóm, quan sát video (https://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/kinh-te-hoc-qua-video-opec-la-gi-20160318165130175.chn) nghiên cứu SGK, thảo luận Hoạt động: “Hãy tìm hiểu vai trò của các nước OPEC trong hoạt động khai thác và xuất khẩu dầu mỏ.”

- GV yêu cầu các nhóm báo cáo trình bày sự phát triển của ngành công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam dựa trên nhiệm vụ đã giao chuẩn bị trước:

Nhóm 1: Lý do cần phải tập trung vào phát triển ngành sản xuất dầu mỏ ở Việt Nam

Nhóm 2: Quá trình phát triển và thành tựu đã đạt được của các ngành công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam

Nhóm 3: Vai trò của công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam.

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, thảo luận nhóm hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo nội dung nhiệm vụ học tập

- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về  sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam và trên thế giới

GV mở rộng OPEC+ bao gồm các quốc gia như Azerbaijan, Bahrain, Brunei, Kazakhstan, Malaysia, Mexico, Oman, Nga, Nam Sudan và Sudan. Với việc bổ sung 10 quốc gia ngoài OPEC, đáng chú ý trong số đó là Nga, Mexico và Kazakhstan đã mang đến cho OPEC + một mức độ ảnh hưởng đối với nền kinh tế thế giới chưa từng thấy trước đây.

II. SẢN XUẤT DẦU MỎ

1. Sự phát triển công nghiệp sản xuất dầu mỏ của một số nước trên thế giới

Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu mỏ thể giới và nắm giữ khoảng 3/4 trữ lượng dầu thế giới.

OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước thành viên → có thể khống chế giá dầu mỏ trên thế giới,  đề ra các điều chỉnh phù hợp bảo đảm việc cung cấp dầu.

2. Sự phát triển của công nghiệp sản xuất dầu mỏ ở Việt Nam

- Sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu và cho công nghiệp chế biến tại nhà máy lọc dầu Dung Quất

- Việt Nam xếp thứ tư trong khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu dầu mỏ.

-------------------------------Còn tiếp-----------------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. PHÂN BÓN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ

Chat hỗ trợ
Chat ngay