Giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 kết nối chuyên đề 1 Bài 3: Thực hành biểu diễn tam ca, tốp ca (P1)

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập Âm nhạc 11 bộ sách kết nối tri thức chuyên đề 1 Bài 3: Thực hành biểu diễn tam ca, tốp ca (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem: => Giáo án âm nhạc 11 kết nối tri thức

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: THỰC HÀNH BIỂU DIỄN TAM CA, TỐP CA

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Bài học này HS học về:

  • Kĩ năng biểu diễn tam
  • Kĩ năng biểu diễn tốp ca.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Thể hiện được một số kĩ năng biểu diễn tam ca, tốp ca.
  • Biết chủ động điều chỉnh giọng hát và động tác biểu diễn để tạo nên sự hài hòa với bạn diễn.
  • Phân tích được tiết mục biểu diễn tam ca, tốp ca.
  • Tự đánh giá được khả năng biểu diễn của nhóm mình và nhóm bạn.
  • Dàn dựng và biểu diễn được tiết mục tam ca, tốp ca trong và ngoài trường.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức và thái độ tích cực trong giờ học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Chuyên đề học tập Âm nhạc 11.
  • File âm thanh và hình ảnh, video, nhạc cụ, nhạc đệm, phương tiện nghe nhìn,...
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Chuyên đề học tập Âm nhạc 11.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Xác định các yêu cầu về chất giọng cách thức biểu diễn tam ca, tốp ca.
  3. Nội dung: Xem một số video biểu diễn hát tam ca, tốp ca và nhận xét về chất giọng và phong cách diễn của người biểu diễn trong video.
  4. Sản phẩm: HS nhận xét được các yêu cầu về chất giọng, năng lực hát, tác phong biểu diễn tam ca, tốp ca và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS cả lớp xem một số trích đoạn biểu diễn:

+ Tam ca: https://youtu.be/kstBub_DXzo

+ Tốp ca: https://youtu.be/yuEQroj7u8Q

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm) và trả lời câu hỏi: Nhận xét về sự hòa quyện của giọng hát, khả năng biểu diễn của các nghệ sĩ trong các trích đoạn được xem.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tập trung quan sát, lắng nghe các trích đoạn biểu diễn tam ca, tốp ca.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận:

+ Video biểu diễn tam ca: Tam ca nữ có giọng hát tốt, đan xen giữa hát solo với hát kết hợp cả 3 giọng hát.

+ Video biểu diễn tốp ca: Tốp ca nam nữ kết hợp hài hòa, phân chia hát lĩnh xướng, hát bè và hát đuổi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn hóa kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 3 – Thực hành biểu diễn tam ca, tốp ca.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thực hành biểu diễn tam ca

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được các kĩ thuật biểu diễn vào các tác phẩm cụ thể ở hình thức tam ca.
  2. Nội dung: Thực hành biểu diễn tam ca.
  3. Sản phẩm:

- HS trình bày được hình thức hát tam ca.

- HS biết hòa quyện giọng hát để tạo nên sự phù hợp khi hát tam ca.

- HS biểu diễn tam ca phù hợp với nội dung, tính chất của tác phẩm.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thực hành biểu diễn tam ca ca khúc Nét phấn thân thương của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên (SHS Âm nhạc 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống).

- GV trình chiếu bản nhạc và hướng dẫn HS phân tích tác phẩm biểu diễn.

- GV yêu cầu một số HS trình bày về cấu trúc và nội dung của tác phẩm.

- GV cho HS xem video biểu diễn của ca khúc Nét phấn thân thương.

https://youtu.be/rGoAo2GAREs

- GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm), phân tích, lên ý tưởng về cách biểu diễn ca khúc Nét phấn thân thương.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hành phân tích tác phẩm biểu diễn Nét phấn thân thương theo sự hướng dẫn của GV.

- HS thực hành phân tích, lên ý tưởng về cách biểu diễn Nét phấn thân thương theo sự hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu một số HS trình bày về cấu trúc và nội dung của tác phẩm.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày cách biểu diễn tác phẩm.

- GV mời đại diện HS xung phong biểu diễn tác phẩm Nét phấn thân thương trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Thực hành biểu diễn tam ca

* Phân tích tác phẩm biểu diễn Nét phấn thân thương

- Ca khúc Nét phấn thân thương được viết ở giọng Pha trưởng, nhịp 2/4, hình thức 2 đoạn đơn. Mỗi đoạn gồm 2 câu, mỗi câu 8 nhịp.

- Ca khúc có giai điệu vui tươi, trong sáng, lời ca nhẹ nhàng lắng đọng.

* Cách biểu diễn tác phẩm Nét phấn thân thương

- Giọng hát của những người thể hiện ca khúc Nét phấn thân thương cần đạt được độ chắc chắn, âm thanh đầy đặn. Kết hợp một số động tác vũ đạo đơn giản thể hiện sắc thái vui tươi, trong sáng, rộn ràng:

à Ví dụ: Đoạn 1, câu 1 (nhịp 1 – 8)

- Trích đoạn trên nên phân công mỗi người hát 1 câu. Các giọng hát cần đạt được độ vang, khỏe và chắc chắn. Nếu trong nhóm không có giọng hát nổi trội nên phân công cho 2 người có chất giọng tương đối giống nhau cùng thể hiện 1 câu để đảm bảo câu hát vang lên được đầy đặn và chắc chắn.

à Ví dụ: Đoạn 2, câu 1 (nhịp 17 – 24)

- Trích đoạn nên kết hợp cả 3 giọng hát, chú trọng sự nhịp nhàng, đều đặn và hòa quyện giữa các bè và các giọng hát.

+ Nét mặt vui tươi, dí dỏm, kết hợp một số động tác vũ đạo đơn giản.

+ Tư thế biểu diễn linh hoạt, nhún nhảy theo nhịp điệu của bài.

+ Phối hợp nhịp nhàng với các bạn diễn để thể hiện các cử chỉ của tay, ánh mắt, hướng nhìn.

+ Giao lưu với khán giả bằng nét mặt tươi tắn, rạng ngời.

+ Trang phục nên là áo dài với nữ, áo sơ mi, quần đậm màu với nam.

-----------------------------Còn tiếp------------------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. KĨ NĂNG BIỂU DIỄN THANH NHẠC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. KĨ NĂNG BIỂU DIỄN NHẠC CỤ

Chat hỗ trợ
Chat ngay