Đáp án địa lí 11 kết nối tri thức Bài 4. Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu
File đáp án địa lí 11 kết nối tri thức Bài 4. Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức
BÀI 4: MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC, AN NINH TOÀN CẦU.
MỞ ĐẦU
Để đảm bảo hòa bình trên thế giới nhằm điều tiết, giám sát, thúc đẩy kinh tế toàn cầu và khu vực các nước đã hình thành các tổ chức quốc tế và khu vực. Vậy các tổ chức này có vị trí và vai trò như thế nào? Các vấn đề an ninh toàn cầu mà hiện nay thế giới phải đối mặt là gì ?
Trả lời:
- Các tổ chức quốc tế và khu vực được hình thành với những mục tiêu hoạt động và nhiệm vụ khác nhau. Tuy vậy, một trong những nhiệm vụ chung của các tổ chức này là: điều tiết, giám sát, thúc đẩy kinh tế toàn cầu và khu vực.
- Các vấn đề an ninh toàn cầu mà hiện nay thế giới phải đối mặt là:
+ An ninh lương thực
+ An ninh năng lượng
+ An ninh nguồn nước
+ An ninh mạng
I. MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC.
CH: Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày về một tổ chức quốc tế hoặc khu vực (năm thành lập, số thành viên, mục tiêu hoạt động).
Trả lời:
Ví dụ:
Năm thành lập | Số lượng thành viên | Mục tiêu hoạt động | |
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) | 1944 | 190 (tính đến năm 2021) |
|
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) | 1989 | 21 |
|
II. AN NINH TOÀN CẦU VÀ BẢO VỆ HÒA BÌNH TRÊN THẾ GIỚI.
Nhiệm vụ 2: Dựa vào thông tin mục II và hiểu biết của bản thân, hãy:
CH1: Trình bày về một vấn đề an ninh toàn cầu mà em quan tâm.
Trả lời:
An ninh nguồn nước:
- An ninh nguồn nước là việc đảm bảo số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động kinh tế; đảm bảo mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lí.
- An ninh nguồn nước cũng có nghĩa là đảm bảo được khả năng ứng phó hiệu quả với các thảm hoa, thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.
- An ninh nguồn nước là vấn đề nổi lên hiện nay do việc sử dụng nước còn kém hiệu quả, lãng phí, ô nhiễm môi trường, biến đổi khi hậu,...
- Để đảm bảo an ninh nguồn nước, các quốc gia cần thường xuyên phối hợp, nghiên cứu, thảo luận các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước. Bên cạnh đó, mỗi nước cũng cần chủ động bảo vệ nguồn nước, tránh tình trạng ô nhiễm nước, phát triển hệ thống thuỷ lợi và nâng cao công nghệ xử lí nước thải, ... Các nước có chung nguồn tài nguyên nước cần chia sẻ, hợp tác và phối hợp kiểm soát nguồn nước.
CH2: Nêu sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình trên thế giới.
Trả lời:
Cần phải bảo vệ hòa bình trên thế giới vì:
- Bảo vệ hòa bình giúp các nước giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu.
- Bảo vệ hòa bình cũng là bảo vệ cho đất nước ngày càng thịnh vượng.
=> Mỗi quốc gia cần có trách nhiệm duy trì và bảo vệ hòa bình tại quốc gia, khu vực và trên toàn cầu.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
Luyện tập
CH1: Hoàn thành bảng theo mẫu sau về các tổ chức UN, WTO, IMF, APEC
Tên tổ chức | UN | WTO | IMF | APEC |
Năm thành lập | ? | ? | ? | ? |
Số thành viên | ? | ? | ? | ? |
Mục tiêu hoạt động | ? | ? | ? | ? |
Năm Việt Nam gia nhập | ? | ? | ? | ? |
Trả lời:
Tên tổ chức | UN | WTO | IMF | APEC |
Năm thành lập | 1945 | 1995 | 1944 | 1989 |
Số thành viên | 193 | 164 | 190 | 21 |
Mục tiêu hoạt động |
|
|
|
|
Năm Việt Nam gia nhập | 1977 | 2007 | 1976 | 1998 |
CH2: Phân tích mối liên hệ giữa một vấn đề an ninh toàn cầu với việc cần phải bảo vệ hòa bình trên thế giới.
Trả lời:
Ví dụ:
Chiến tranh, xung đột bùng nổ sẽ làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Tình hình an ninh lương thực của thế giới sẽ bị ảnh hưởng lớn. Mỗi quốc gia trên thế giới là một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Mỗi nước có một thế mạnh nông nghiệp riêng. Nếu nền hòa bình thế giới không được đảm bảo, người dân ở các quốc gia sẽ không thể tập trung sản xuất. Các lệnh trừng phạt, cấm vận lẫn nhau giữa các quốc gia sẽ hạn chế khả năng giao thương, từ đó, đẩy giá bán các sản phẩm thực phẩm thiết yếu lên cao do nguồn cung bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân chính làm gia tăng tỉ lệ đói nghèo trên thế giới.
=> Giáo án Địa lí 11 kết nối bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu