Đáp án địa lí 11 kết nối tri thức Bài 16. Kinh tế khu vực Tây Nam Á

File đáp án địa lí 11 kết nối tri thức Bài 16. Kinh tế khu vực Tây Nam Á. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức

BÀI 16: KINH TẾ KHU VỰC TÂY NAM Á

MỞ ĐẦU

Tuy điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sự sản xuất nông nghiệp, nhưng khu vực Tây Nam Á có nguồn dầu mỏ và khí tự nhiên dồi dào là động lực để phát triển kinh tế- xã hội. Kinh tế khu vực Tây Nam Á có đặc điểm như thế nào và phát triển ra sao?

Trả lời:

Kinh tế:

+ Nông nghiệp: phần lớn dân cư làm nông nghiệp (trồng lúa mì, chà là, bông và chăn nuôi du mục).

+ Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ phát triển nhất.

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

CH: Dựa vào nội dung I, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á.

Trả lời:

- Khu vực Tây Nam Á có quy mô GDP tăng liên tục giai đoạn 2000-2020. GDP là 184.4 tỉ USD.

- Quy mô GDP các quốc gia có sự khác biệt lớn, chênh lệch về trình độ.

- Nhiều quốc gia khu vực Tây Nam Á chuyển từ nông nghiệp, thủ công sang công nghiệp dầu khí. 

- Bước sang thế kỉ XXI, một số quốc gia giảm dần lệ thuộc dầu khí, chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.

 

II. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NỔI BẬT

CH: Dựa vào thông tin mục II và hình 16.1, 16.2, hãy trình bày đặc điểm nổi bật của một số ngành kinh tế ở khu vực Tây Nam Á.

Trả lời:

- Nông nghiệp:

  • Sản phẩm chính là cây lương thực như lúa gạo, mì, cây công nghiệp như thuốc lá, cà phê,..
  • Chăn nuôi kém phát triển, chăn thả phổ biến trong khu vực
  • Khai thác nuôi trồng thủy sản được phát triển.

- Công nghiệp: 

Khai thác, chế biến dầu khí là ngành then chốt, công nghiệp dệt may khá phát triển do có nguồn nguyên liệu bông từ Thổ Nhĩ Kỳ.

- Dịch vụ: 

Có vị trí thuận lợi phát triển giao thông quốc tế, hàng hải là thế mạnh, sân bay lớn như Đu Bai, Ba- Cu,...

 

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

CH: Dựa vào bảng 16.3, vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của khu vực Tây Nam Á giai đoạn 2010-2020 và nên nhận xét, giải thích.

Trả lời:

- Tốc độ tăng trưởng có nhiều biến động và giảm sút từ năm 2010- 2020.

 

Vận dụng

CH: Tìm kiếm thông tin về một hoạt động kinh tế của khu vực Tây Nam Á.

Trả lời:

- Tây Nam Á nằm ở phía Tây Nam của châu Á và tiếp giáp với 3 châu lục: Á – Phi – Âu. Đây là khu vực có nhiều núi và cao nguyên, có khí hậu khô hạn và có nguồn tài nguyên dầu mỏ rất phong phú. Tây Nam Á cũng tiếp giáp nhiều biển: A-ráp, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, biển Caxpi nên có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.

- Tây Nam Á rộng trên 7 triệu km2, là một khu vực nhiều núi và cao nguyên. Phía đông bắc có các dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran. Phía tây nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp.

- Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dáu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đóng bằng Lưỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vinh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-Oét.

- Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến các khu vực: Bắc Mĩ, Châu Âu, Nhật Bản và Châu Đại Dương.

 

 

=> Giáo án Địa lí 11 kết nối bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án địa lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay