Đáp án vật lí 11 chân trời sáng tạo Bài 15. Năng lượng và ứng dụng của tụ điện
File đáp án vật lí 11 chân trời sáng tạo Bài 15. Năng lượng và ứng dụng của tụ điện. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án vật lí 11 chân trời sáng tạo
BÀI 15. NĂNG LƯỢNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA TỤ ĐIỆN
I. NĂNG LƯỢNG TỤ ĐIỆN
Thảo luận 1 trang 94 sgk vật lý 11 ctst
Vận dụng kiến thức đã học và công thức (15.1), em hãy rút ra công thức (15.2).
Đáp án:
Ta có: A =
Công tổng cộng để tích điện cho tụ từ trạng thái ban đầu đến khi có điện tích Q là năng lượng được dự trữ trong tụ điện dưới dạng năng lượng điện trường.
Và Q = CU nên thay vào công thức trên ta thu được:
W = ½.QU = ½.CU2 =
Luyện tập trang 94 sgk vật lý 11 ctst
Một tụ điện có điện dung C = 2 pF được tích điện đến điện tích 3,2.10−8 C. Tính năng lượng của tụ điện. Tụ điện này có thể được dùng để duy trì dòng điện trong mạch hay không? Vì sao?
Đáp án:
Năng lượng dự trữ bên trong tụ là:
W = = (3,2.10−8)2 / (2.2.10−12 ) = 2,56.10−4J
Vì năng lượng dự trữ trong tụ quá nhỏ nên tụ không thể duy trì được dòng đện trong mạch.
II. ỨNG DỤNG CỦA TỤ ĐIỆN
Thảo luận 2 trang 94 sgk vật lý 11 ctst
Tìm hiểu và trình bày một số ứng dụng của tụ điện trong cuộc sống.
Đáp án:
Một số ứng dụng của tụ điện trong thực tế:
Ứng dụng của tụ điện được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật điện và điện tử.
Ứng dụng trong hệ thống âm thanh xe hơi bởi tụ điện lưu trữ năng lượng cho bộ khuyếch đại được sử dụng.
Tụ điện có thể để xây dựng các bộ nhớ kỹ thuật số động cho các máy tính nhị phân sử dụng các ống điện tử
Trong các chế tạo đặc biệt về vấn đề quân sự, ứng dụng của tụ điện dùng trong các máy phát điện, thí nghiệm vật lý, radar, vũ khí hạt nhân,...
Ứng dụng của tụ điện trong thực tế lớn nhất là việc áp dụng thành công nguồn cung cấp năng lượng, tích trữ năng lượng
Và nhiều hơn nữa những tác dụng của tụ điện như xử lý tín hiệu, khởi động động cơ, mạch điều chỉnh,...
Hiện nay, hầu hết các sản phẩm bếp từ đều được trang bị một tụ điện. Nó không chỉ là một trong năm linh kiện quan trọng nhất trong mỗi thiết bị điện từ. Mà còn là linh kiện quan trọng bậc nhất trong bo mạch của bếp từ.
Bài tập 1 trang 95 sgk vật lý 11 ctst
Xét một đám mây tích điện –32 C. Xem đám mây và bề mặt Trái Đất như một tụ điện phẳng, biết điện dung của tụ điện này khoảng 9,27 nF. Hãy tính:
a) Hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện.
b) Năng lượng của tụ điện này.
Đáp án:
a) Hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện là:
U = Q/C = 32/ (9,27.10−9 ) = 3,452.109V
b) Năng lượng của tụ điện là:
W = = 322 / (2.9,27.10−9 ) = 5,523.1010J
Bài tập 2 trang 95 sgk vật lý 11 ctst
Xét một máy khử rung tim xách tay. Để cấp cứu cho bệnh nhân, nhân viên y tế đặt hai điện cực của máy khử rung tim lên ngực bệnh nhân và truyền năng lượng dự trữ trong tụ điện cho bệnh nhân. Giả sử tụ điện trong máy có điện dung 70 μF và hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 5 000 V.
a) Xác định năng lượng của tụ.
b) Giả sử trung bình máy truyền một năng lượng khoảng 200 J qua bệnh nhân trong một xung có thời gian khoảng 2 ms. Xác định công suất trung bình của xung.
Đáp án:
a) Năng lượng của tụ là: W = 1/2.CU2 =1/2.70.10−6.50002=875J
b) Công suất trung bình của xung là: P = W/t = 200/(2.10−3) = 100000W
=> Giáo án Vật lí 11 chân trời bài 15: Năng lượng và ứng dụng của tụ điện