Đáp án Tin học 8 kết nối tri thức bài 2:Thông tin trong môi trường số
File đáp án Tin học 8 kết nối tri thức bài 2: Thông tin trong môi trường số.Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án tin học 8 kết nối tri thức
BÀI 2. THÔNG TIN TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Hoạt động 1. Trong tập ảnh cũ. Khoa thấy bức ảnh ruộng bậc thang. Đề chia sẻ ảnh với An mà - không cân phải đến nhà bạn, Khoa đã dùng điện thoại thông minh chụp lại bức ảnh và gửi cho An qua thư điện tử. Em hãy cho biết:
- An có thể nhận được ảnh bằng cách nào?
- Sau khi An nhận được ảnh, Khoa có bị mất bức ảnh góc không?
- An có thể lưu trữ ảnh vào những thiết bị nào?
Trả lời:
- An có thể nhận được ảnh bằng cách:
- Chia sẻ qua bluetooth
- Gửi qua mail, zalo, facebook
- Sau khi An nhận được ảnh, Khoa không có bị mất bức ảnh góc
- An có thể lưu trữ ảnh vào những thiết bị: usb, điện thoại, ổ đĩa trong máy tính
1. THÔNG TIN TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Hoạt động 2. Khoa gửi cho An bức ảnh ruộng bậc thang qua thư điện tử. Nhận được, An chỉnh sửa lại ảnh cho đẹp hơn và sử dụng nó làm nền cho ảnh của mình rồi đưa lên trang cá nhân trên mạng xã hội. Em hãy cho biết:
- Máy chủ của dịch vụ thư điện tử có lưu trữ bức ảnh Khoa gửi không?
- Những ai có thể xem được bức ảnh An đưa lên mạng xã hội?
- An có thể gửi ảnh sau khi chỉnh sửa cho Khoa hoặc các bạn khác được không?
Trả lời:
- Máy chủ của dịch vụ thư điện tử có lưu trữ bức ảnh Khoa gửi
- Những ai có trong danh sách bạn của An trên mạng xã hội sẽ xem được bức ảnh An đưa lên mạng xã hội
- An có thể gửi ảnh sau khi chỉnh sửa cho Khoa hoặc các bạn khác được
Câu hỏi. Em hãy chọn phương án ghép đúng:
Thông tin số được nhiều tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn,
- được truy cập tự do và có độ tin cậy khác nhau.
- được bảo hộ quyền tác giả và không đáng tin cậy.
- được bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau.
- được bảo hộ quyền tác giả và rất đáng tin cậy.
Trả lời:
Đáp án đúng: D. được bảo hộ quyền tác giả và rất đáng tin cậy.
2. THÔNG TIN ĐÁNG TIN CẬY
Hoạt động 3. Tin giả
- Em hãy kể lại một nội dung trên mạng mà em biết đó là tin giả.
- Tin giả đó gây ra tác hại gì nếu người đọc tin vào điều đó?
- Làm thế nào để em biết đó là tin giả?
Trả lời:
- Ví dụ một nội dung trên mạng là tin giả: Việc đánh răng quá nhiều gây hại cho răng, chỉ có ích (làm tăng doanh thu) cho nhà sản xuất.
- Tác hại: Việc không đánh răng theo nhận định thiếu căn cứ gây mất vệ sinh răng miệng.
- Để đánh giá độ tin cậy của thông tin, em có thể dựa trên một số yếu tố như:
+ Phân biệt ý kiến và sự kiện;
+ Kiểm tra chứng cứ của kết luận;
+ Xác định nguồn thông tin;
+ Đánh giá tính thời sự của thông tin.
LUYỆN TẬP
Câu 1. Em hãy kể tên ba ứng dụng thu thập nhiều thông tin từ người sử dụng và cho biết:
- a) Tổ chức, cá nhân nào sở hữu các ứng dụng đó?
- b) Mỗi ứng dụng thu thập dạng thông tin nào?
Trả lời:
Ba ứng dụng thu thập nhiều thông tin từ người sử dụng là Facebook, Youtube, Google Map.
- a) Mạng xã hội Facebook do công ty Meta sở hữu.
Youtube, Google Map do Google sở hữu.
- b) Facebook thu thập thông tin dạng văn bản, hình ảnh.
Youtube thu thập thông tin dạng video.
Google Map thu thập và lưu trữ dữ liệu bản đồ.
Câu 2. Em hãy đánh giá độ tin cậy của thông tin được cung cấp từ ba ứng dụng ở Câu 1.
Gợi ý:
Hầu hết các ứng dụng trên đều chỉ cung cấp môi trường giúp cập nhật, lưu trữ, lan truyền thông tin theo chủ quan của người dùng mà không kiểm chứng cũng như chịu trách nhiệm về những thông tin được lưu trữ và lan truyền trong môi trường đó. Vì vậy, độ tin cậy của thông tin trên Internet rất khác nhau, phụ thuộc vào nguồn gốc và mục đích thông tin.
VẬN DỤNG
Câu 1. Em hãy tìm kiếm trên Internet thông tin về một đội bóng, một cầu thủ hoặc một nhân vật mà em yêu thích.
Gợi ý:
Có thể tìm kiếm thông tin về một đội bóng, một cầu thủ, một nhân vật hoặc một lĩnh vực như thể thao, âm nhạc, mĩ thuật hay thế giới tự nhiên... dựa trên mối quan tâm của mỗi cá nhân.
Câu 2. Em hãy phân tích mức độ tin cậy của nguồn tin tìm được ở Câu 1 và trình bày một bài giới thiệu về đội bóng, cầu thủ hoặc nhân vật đó.
Gợi ý:
Để phân biệt được thông tin đáng tin cậy hay thông tin sai lệch dựa trên nguồn gốc thông tin, mục đích thông tin chứng cứ và tính thời sự của thông tin đó.
Câu 3. Em hãy kể một ví dụ về tin đồn (trong cuộc sống hoặc trên mạng) và cho biết:
- a) Tin đồn đó xuất hiện từ sự việc nào?
- b) Tác hại của tin đồn đó là gì?
Trả lời:
Tin đồn là những thông tin không rõ nguồn gốc về một sự vật, hiện tượng,... được lan truyền từ người này sang người khác, nơi này sang nơi khác mà chưa được xác thực. Tin đồn xuất hiện ở khắp mọi nơi trong đời sống của con người, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến những người liên quan. Có những cá nhân hoặc tổ chức sử dụng tin đồn để gây sự chú ý của công chúng, nhất là trong lĩnh vực giải trí, chính trị,...
=> Giáo án Tin học 8 kết nối bài 2: Thông tin trong môi trường số