Đáp án Địa lí 8 cánh diều bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

File đáp án Địa lí 8 cánh diều bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án địa lí 8 cánh diều

BÀI 10: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA SINH VẬT VÀ VẤN ĐỂ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM

MỞ ĐẦU

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao với tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú. Tuy nhiên trước thực trạng suy giảm đa dạng sinh học, vấn đề bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên sinh vật đang ngày càng trở nên cấp thiết. Vậy sự đa dạng của sinh vật ở nước ta được biểu hiện như thế nào? Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học cấp thiết ra sao? 

Trả lời:

- Biểu hiện đa dạng sinh học: đa dạng hệ sinh thái; đa dạng thành phần loài và đa dạng nguồn gen

- Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học:

+ Vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

+ Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm

I. SỰ ĐA DẠNG CỦA SINH VẬT Ở VIỆT NAM

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 10.1, 10.2, hãy chứng minh sinh vật nước ta có sử đa dạng về hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

Trả lời:

Sự phong phú và đa dạng của sinh vật Việt Nam thể hiện ở sự đa dạng về thành phần loài, gen di truyền và kiểu hệ sinh thái.

- Sự đa dạng về thành phần loài, gen di truyền:

Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới với hơn 50.000 loài đã được xác định. Trong đó, có nhiều loài thực vật quý hiếm (trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, gõ đỏ, nghiến, cẩm lai, vàng tâm, gụ,...) và động vật quý hiếm (sao la, voi, bò tót, hươu xạ, voọc, trĩ, công,...).

Số lượng cá thể trong mỗi loài tương đối phong phú, tạo nên sự đa dạng về nguồn gen di truyền.

- Sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái:

Các hệ sinh thái ở nước ta rất phong phú và đa dạng, bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên trên cạn, các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước và các hệ sinh thái nhân tạo.

  • Các hệ sinh thái tự nhiên trên cạn bao gồm các kiểu hệ sinh thái rừng khác nhau, phổ biến nhất là rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa với lớp phủ thực vật rậm rạp nhiều tầng, thành phần loài phong phú. Ngoài ra, còn có các hệ sinh thái trảng cỏ cây bụi, rừng cận nhiệt, rừng ôn đới núi cao,...
  • Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước bao gồm hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt. Hệ sinh thái nước mặn: rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô,...; hệ sinh thái biển chia thành các vùng theo độ sâu; Các hệ sinh thái nước ngọt ở sông, suối, hồ,...
  • Các hệ sinh thái nhân tạo ngày càng mở rộng.

II. VẤN ĐỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 10.3, hãy chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Trả lời:

Tính đa dạng sinh học ở nước ta đang ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng, nên việc bảo tồn đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề cấp thiết ở nước ta hiện nay:
Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật: số lượng cá thể các loài thực vật, động vật hoang dã suy giảm nghiêm trọng, một số loài thực, động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
          Suy giảm hệ sinh thái: Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái biển đứng trước nguy cơ bị tàn phá bởi con người.
Suy giảm nguồn gen: Suy giảm số lượng cá thể và suy giảm số lượng loài => Suy giảm nguồn gen.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Hãy vẽ sơ đồ để chứng minh sự đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Trả lời:

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Tìm hiểu một loài sinh vật trong Sách đỏ Việt Nam, viết báo cáo ngắn về đặc điểm của loài này và đề xuất một số biện pháp bảo vệ chúng.

Trả lời:

 Loài Sếu đầu đỏ

- Sếu đầu đỏ là một trong 15 loài sếu quý hiếm trên thế giới có nguy cơ bị tuyệt chủng.

- Theo thống kê của Vườn quốc gia Tràm Chim và Hội bảo vệ sếu quốc tế (ICF) cho thấy, hàng năm, số lượng sếu đầu đỏ có chiều hướng giảm dần, từ 1052 con (1985) còn 217 con (1994) và có nguy cơ tuyệt chủng.

- Biện pháp bảo vệ:

  • Hạn chế sử dụng hóa chất ở xung quanh rừng Tràm Chim.
  • Phòng chống cháy rừng và khôi phục một số vùng đất ngập nước xung quanh vườn quốc gia Tràm Chim.
  • Tuyên truyền về sếu, kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ các loài động vật quý hiếm ở Việt Nam và trên thế giới.

=> Giáo án Địa lí 8 cánh diều Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án địa lí 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay