Đáp án Lịch sử 8 cánh diều bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

File đáp án Lịch sử 8 cánh diều bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX.Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án lịch sử 8 cánh diều

BÀI 12. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX

I. THÀNH TỰU TIÊU BIỂU

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 12.1 đến 12.4 (SGK, tr.53-55), nêu một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII- XIX.

Đáp án:

Những thành tựu tiêu biểu về khoa học trong các thế kỉ XVIII-XIX:

  • Vật lí: Thuyết vạn vật hấp dẫn của I.Niu-tơn (đầu thế kỉ XVIII)
  • Vật lí và hóa học: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của M.Lô-mô-nô-xốp. (Giữa thế kỉ XVIII)
  • Sinh học: Thuyết tiến hóa của S.Đác-uyn (giữa thế kỉ XIX)

Những thành tựu về khoa học tự nhiên đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận thức của con người về vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật, đặt cơ sở cho cuộc cách mạng vĩ đại trong kĩ thuật và công nghiệp.

II. TÁC ĐỘNG 

Câu hỏi: Đọc thông tin và tư liệu, hãy phân tích tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật, văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII- XIX.

Đáp án:

Sự phát triển của văn học, nghệ thuật đã góp phần lên án và vạch trần những tệ nạn, bất công trong xã hội đương thời; thức tỉnh, khích lệ người dân nhất là người lao động nghèo khổ đấu tranh cho cuộc sống tự do, hạnh phúc.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX.

Đáp án:

(*) Sơ đồ tham khảo

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Sưu tầm hình ảnh, tư liệu về một trong những thành tựu tiêu biểu trên các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX. Giới thiệu những hình ảnh, tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

Đáp án:

(*) Tham khảo: Giới thiệu về tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô

- Những người khốn khổ là một bộ tiểu thuyết được nhân loại biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác “mênh mông" (gồm thơ, kịch, truyện, tiểu luận,... và cả tranh về) của Huy-gô.

- Tiểu thuyết Những người khốn khổ được xuất bản vào năm 1862, chia làm năm phần: phần thứ nhất mang tên: Phăng-tin; phần thứ hai: Cô-dét; phần thứ ba: Ma-ri-uýt; phần thứ tư: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni; phần thứ năm: Giăng Van-giăng.

- Nội dung cơ bản của bộ tiểu thuyết:

+ Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Giăng Van-giăng, một người thợ xén cây đã bị tù khổ sai vì ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ. Ra tù, anh bị mọi người xua đuổi, trừ đức giám mục Mi-ri-en. Được cảm hoá bằng tình thương Van-giăng coi đó là lẽ sống của mình. Sau đó, ông đổi tên thành Ma-đơ-len, trở thành một thị trưởng và chủ nhà máy giàu có. Ông làm việc thiện và tưởng đã cứu vớt được Phăng-tin, cô thợ nghèo phải bán thân, bán răng, bán tóc để nuôi con.

+ Tuy nhiên, gã thanh tra cảnh sát Gia-ve truy ra gốc tích của ông, ông lại rơi vào cảnh tù tội và Phăng-tin chết mà không được gặp lại đứa con gái Cô-dét. Sau đó, ông vượt ngục và nhiều lần thay họ đổi tên, chỉ có lẽ sống và tình thương là không bao giờ thay đổi cho tới khi nằm dưới nấm mồ.

+ Trong cuộc đời mình, có một thời gian, vào tháng sáu năm 1832, khi nhân dân Pa-ri nổi dậy chống chính quyền của giai cấp đại tư sản, Giăng Van-giăng đã lên chiến lũy. Ông tìm Ma-ri-uýt, người yêu của Cô-dét. Anh chiến đấu và đã bị thương bên cạnh những sinh viên và quần chúng nổi dậy - trong số đó có chú bé Ga-vơ-rốt, một biểu tượng trong sáng, đẹp đẽ của cuộc cách mạng non trẻ. Nơi đây, ông đã gặp lại Gia-ve, hắn bị quân cách mạng kết án tử hình. Ông nhận mang Gia-ve đi xử bắn, song đã lẳng lặng tha cho hắn. Cho tới khi định trở lại bắt Giăng Van-giăng, thấy ông xin đưa Ma-ri-uýt về nhà rồi sẽ nộp mạng. Gia-ve lần đầu tiên cảm thấy bị mất phương hướng, nhảy xuống sông Xen tự tử.

+ Giăng Van-giăng vẫn lẳng lặng vun đắp cho hạnh phúc của Cô-dét. Sau khi lứa đôi đã sum họp, ông lánh mình, sống trong cô đơn. Đến lúc Giăng Van-giăng hấp hối, đôi trẻ mới biết ai là người đã cứu Ma-ri-uýt và chạy tới bên giường, nghe những lời cuối cùng của ông: “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”.

=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVII – XIX

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án lịch sử 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay