Đề thi giữa kì 1 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 kết nối tri thức giữa kì 1 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 1 môn GDKTPL 11 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ……………… TRƯỜNG THPT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Tính chất của cạnh tranh là gì?
- Giành giật khách hàng
- Giành quyền lợi về mình
- Thu được nhiều lợi nhuận
- Ganh đua, đấu tranh
Câu 2: Người sản xuất, kinh doanh cố giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ là một trong những
- nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
- tính chất của cạnh tranh.
- nguyên nhân của sự giàu nghèo.
- nguyên nhân của sự ra đời hàng hoá
Câu 3: Việc giành lợi nhuận về mình nhiêu hơn người khác là nội dung của
- tính chất của cạnh tranh
- mục đích của cạnh tranh.
- quy luật của cạnh tranh.
- chủ thể của cạnh tranh.
Câu 4: Khi cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng
- đến lưu thông hàng hoá.
- tiêu cực đến người tiêu dùng.
- đến quy mô thị trường.
- đến giá cả thị trường.
Câu 5: Đối với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, cạnh tranh lành mạnh được xem là
- nhân tố cơ bản.
- động lực kinh tế
- hiện tượng tất yếu.
- cơ sở quan trọng
Câu 6: Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?
- Nguyên nhân của cạnh tranh.
- Mặt tích cực của cạnh tranh.
- Mặt hạn chế của cạnh tranh.
- Mục đích của cạnh tranh.
Câu 7: Trên thị trường, khi cung lớn hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
- Giá cả tăng.
- Giá cả giảm.
- Giá cả giữ nguyên.
- Giá cả bằng giá trị.
Câu 8: Trong một nền kinh tế, khi có sự đầu tư và chi tiêu quá mức của tư nhân, của chính phủ hoặc xuất khẩu tăng mạnh sẽ dẫn đến tình trạng:
- Lạm phát do phát hành tiền.
- Lạm phát do giá yêu tố sản xuất tăng lên.
- Lạm phát do cầu kéo.
- Lạm phát do chi phí đẩy.
Câu 9: Thất nghiệp được phân chia theo mấy loại?
- Thất nghiệp được phân chia theo 2 loại: thất nghiệp chia theo giới tính, thất nghiệp theo lứa tuổi
- Thất nghiệp được phân chia ra làm 3 loại: thất nghiệp theo nguồn gốc thất nghiệp, thất nghiệp theo tính chất, thất nghiệp chia theo ngành nghề
- Thất nghiệp được phân chia làm 2 loại: thất nghiệp theo dân tộc, chủng tộc
- Thất nghiệp được phân chia làm 2 loại: thất nghiệp theo nguồn gốc thất nghiệp và thấp nghiệp theo tính chất.
Câu 10: Nhà nước đã làm thế nào để tích cực thông báo đến cho người dân về diễn biến của tình trạng thất nghiệp?
A.Tích cực quan sát tình hình về việc làm và đưa ra các dự báo về các ngành nghề cho người lao động
- Tập trung đầu tư cho các ngành nghề đang mang lại nguồn lợi kinh tế lớn
- Thực hiện các hành động giúp đỡ người thất nghiệp vượt được qua khó khăn trong khi chưa tìm được việc làm
- Hỗ trợ người lao động tìm được ra định hướng phù hợp với bản thân
Câu 11: Tình trạng lạm phát phi mã được xác định khi
- mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI <10%).
- đồng tiền mất giá nghiêm trọng, nền kinh tế rơi vào trạng thái khủng hoảng.
- mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% ≤ CPI < 1000%).
- giá cả tăng lên với tốc độ nhanh, đồng tiền mất giá nghiêm trọng (1000% ≤ CPI).
Câu 12: Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân của lạm phát cao?
- Ngân sách chính phủ bội chi và được tài trợ bằng phát hành tiền giấy.
- Ngân sách chính phủ bội chi và được tài trợ bằng nợ vay nước ngoài.
- Ngân sách chỉ phủ bội chi và được tài trợ bằng phát hành tính phiếu kho bạc.
- Ngân sách chính phủ bội chi bất luận nó được tài trợ thế nào
Câu 13: Các nguyên nhân khách quan có thể gây ra tình trạng thất nghiệp là gì?
- Do bị kỉ luật bởi công ty đang theo làm
- Do tình hình kinh doanh của công ty đang theo làm bị thua lỗ đóng cửa
- Do thiếu kĩ năng chuyên môn, không đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đề ra
- Do sự không hài lòng với công việc mà mình đang có
Câu 14: Các yếu tố cấu thành lên thị trường lao động là gì?
- Thị yếu của người lao động, cung và cầu
- Cung, cầu và giá cả sức lao động
- Mục đích lao động, người lao động và giá cả sức lao động
- Các công việc yêu thích của người lao động, giá cả sức lao động và cung
Câu 15: Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta, vì
- các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng.
- tỉ lệ người thiếu việc làm và thất nghiệp cao.
- phần lớn người lao động sản xuất nông nghiệp.
- nhu cầu lớn về lao động có tay nghề cao.
Câu 16: Trong thị trường lao động:
- Các hộ gia đình mua sản phẩm của các hãng
- Các hãng mua dịch vụ lao động của cá nhân
- Các hàng gọi vốn để đầu tư
- Các hộ gia đình mua dịch vụ lao động của các hàng
Câu 17: Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng
- Tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm.
- Tỉ lệ dân thành thị giảm, tỉ lệ dân nông thôn tăng.
- Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đều giảm.
- Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đều tăng.
Câu 18: Lao động là gì?
- Lao động là một hoạt động thiết yếu và cốt lõi của con người, có mục đích và ý thức để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và công việc phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống.
- Lao động là một hoạt động cần có và cốt lõi của con người, có mục đích và ý thức để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và công việc phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống
- Lao động là một hoạt động thiết yếu và cốt lõi của con người, có mục tiêu và ý thức để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và công việc phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống
- Không có ý nào đúng
Câu 19: Vì quán cà phê của mình khách ít trong khi quán đối diện của nhà anh H khách lại rât đông nên anh K đã thuê kẻ xấu ngày nào cũng quậy phá quán của anh H. Vậy, gia đình G đã
- cạnh tranh không lành mạnh
- cạnh tranh lành mạnh.
- chiêu thức trong kinh doanh
- cạnh tranh tiêu cực.
Câu 20: Hãng điện thoại X vừa cho ra sản phẩm mới. Nếu là nhà sản xuất X để kích thích lượng cầu với dòng điện thoại mới đó, em sẽ lựa chọn phương án nào đưới đây để bán được nhiều sản phẩm lại không bị thua lỗ?
- Quảng cáo sản phẩm.
- Hạ giá thành sản phẩm.
- Đẩy mạnh quảng cáo và khuyến mại.
- Tăng giá thành sản phẩm để gây chú ý.
Câu 21: Tỷ lệ lạm phát của năm 2011 so với năm 2010 (năm gốc có chỉ số giá là 100) tính theo chỉ số CPI
- 6,6%
- 10,7%
- 10%
- Không câu nào đúng.
Câu 22: Tình trạng người lao động không muốn làm việc do điều kiện làm việc không phù hợp hoặc mức lương chưa tương thích với khả năng của họ thuộc vào loại thất nghiệp nào?
- Thất nghiệp theo chu kì
- Thất nghiệp không tự nguyện
- Thất nghiệp tự nhiên
- Thất nghiệp tự nguyện
Câu 23. Nhà nước cần làm gì để thực hiện chính sách giải quyết việc làm?
- Tìm việc làm cho tất cả mọi người đến tuổi lao động.
- Tạo ra nhiều việc làm bằng lao động chân tay.
- Tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế
- Tập trung giải quyết việc làm ở thành thị và nông thôn.
Câu 24. Khai thác thông tin dưới đây và cho biết: nhận xét nào đúng về tình hình cung - cầu lao động trên thị trường ở Việt Nam năm 2021?
Thông tin. Năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam đạt 50,6 triệu người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 49,1 triệu người. Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ước tính là 3,20%, tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 3,10%.
- Nguồn cung lao động nhỏ hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.
- Có sự cân bằng giữa nguồn cung lao động với nhu cầu tuyển dụng.
- Nguồn cung lao động lớn hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.
- Cán cân cung - cầu lao động được giữ ở mức cân bằng và ổn định.
- PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Cung, cầu là gì? Em hãy nêu các yếu tố ảnh hướng tới cung, cầu và tác dụng của quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường.
Câu 2. (2,5 điểm)
- (1,0 điểm) Lạm phát là gì? Em hãy phân loại lạm phát.
- (1,5 điểm) Anh H mới tốt nghiệp đại học nhưng khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin cũng như kĩ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế. Anh đã ba lần tham gia tuyển dụng nhưng vẫn chưa tìm được việc làm. Em có lời khuyên nào cho anh H trong trường hợp trên?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THPT .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Cạnh tranh, cung - cầu trong nền kinh tế thị trường | 4 | 1 | 3 |
|
|
| 2 |
| 9 | 1 | 3,75 |
2. Lạm phát, thất nghiệp | 3 |
| 3 | 0,5 | 1 |
| 1 |
| 8 | 0,5 | 3,0 |
3. Thị trường lao động và việc làm | 3 |
| 2 |
| 1 | 0,5 | 1 |
| 7 | 0,5 | 3,25 |
Tổng số câu TN/TL | 10 | 1 | 8 | 0,5 | 2 | 0,5 | 4 |
| 8 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 2,5 | 1,5 | 2,0 | 1,0 | 0,5 | 1,5 | 1,0 |
| 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm Tỉ lệ | 4,0 điểm 40 % | 3,0 điểm 30 % | 2,0 điểm 20 % | 1,0 điểm 10 % | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
1. Cạnh tranh, cung - cầu trong nền kinh tế thị trường | Nhận biết | - Nêu được khái niệm, tính chất của cạnh tranh - Chỉ ra được mục đích của cạnh tranh. - Chỉ ra vai trò của cạnh tranh - Chỉ ra mặt tích cực của cạnh tranh - Nêu được khái niệm của cung, cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu | 1 | 4 |
- C1 | - C1
- C3
- C5
- C6 |
Thông hiểu | - Xác định được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. - Phân tích được xu hướng giá cả hàng hóa khi cung cầu thay đổi |
| 3 |
| - C2
- C4
- C7 | |
Vận dụng cao | - Xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh của một số chủ thể kinh tế. - Vận dụng quy luật cung cầu để xử lý các trường hợp cụ thể |
| 2 |
| - C19
- C20 | |
2. Lạm phát, thất nghiệp | Nhận biết | - Khái niệm, phân loại lạm phát. - Khái niệm, phân loại thất nghiệp. - Chỉ ra vai trò của Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp. | 1 | 3 | - C2.a
| - C8 - C9
- C10 |
Thông hiểu | - Hiểu về mức độ lạm phát phi mã. - Xác định được nguyên nhân dẫn đến lạm phát. - Xác định được nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. |
| 3 |
| - C11
- C12
- C13 | |
Vận dụng | - Xác định được loại thất nghiệp trong trường hợp cho trước. |
| 1 |
| C22 | |
Vận dụng cao | - Biết cách tính tỉ lệ lạm phát. |
| 1 |
| C21 | |
3. Thị trường lao động và việc làm | Nhận biết | - Xác định được các yếu tố cấu thành thị trường lao động. - Nêu được khái niệm của lao động, việc làm, thị trường lao động, thị trường việc làm |
| 3 |
| - C14
- C16
- C18 |
Thông hiểu | - Hiểu được mục đích của lao động. - Hiểu và chỉ ra được xu hướng của thị trường lao động ở Việt Nam. |
| 2 |
| - C15
- C17 | |
Vận dụng | - Nhận xét về tình hình cung – cầu thị trường lao động ở Việt Nam - Sử dụng kiến thức lí thuyết để phân tích, nhận xét tình huống | 1 | 1 | - C2.b | - C24 | |
Vận dụng cao | - Xác định hành vi thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm trong trường hợp cho sẵn. |
| 1 |
| - C23 |