Giáo án điện tử KHTN 8 cánh diều Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó
Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) cánh diều. Giáo án powerpoint Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án vật lí 8 cánh diều
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử vật lí 8 cánh diều
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI !
KHỞI ĐỘNG
Thảo luận nhóm
Vì sao khi kéo xô nước còn chìm trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nó đã được kéo lên khỏi mặt nước?
BÀI 15: TÁC DỤNG CỦA CHẤT LỎNG LÊN VẬT ĐẶT TRONG NÓ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Lực đẩy của chất lỏng lên vật đặt trong nó
Điều kiện định tính để một vật nổi hay chìm trong một chất lỏng
- LỰC ĐẨY CỦA CHẤT LỎNG LÊN VẬT ĐẶT TRONG NÓ
THÍ NGHIỆM
Dụng cụ
Lực kế, giá đỡ, khối nhôm, cốc nước, rượu (hoặc nước muối)
Tiến hành
Bước 1: Lắp đặt dụng cụ như hình 15.2a.
Bước 2: Treo khối nhôm vào lực kế. Đọc số chỉ P của lực kế (hình 15.2a).
Bước 3: Dịch chuyển từ từ sao cho khối nhôm chìm ,, và chìm hoàn toàn trong nước (không chạm đáy cốc). Ghi lại các số chỉ P1, P2, P3, P4 của lực kế.
Bước 4: So sánh các giá trị P1, P2, P3, P4 với P, thảo luận và rút ra hướng của lực do nước tác dụng lên khối nhôm.
Bước 5: Nêu nhận xét về sự thay đổi độ lớn của lực này khi thể tích phần chìm của khối nhôm tăng dần.
Bước 6: Lặp lại các bước trên với rượu (hoặc nước muối).
Câu hỏi 1 (SGK - tr78)
Em hãy trả lời câu hỏi ở phần mở đầu bài học.
Khi xô nước còn chìm trong nước thì nó chịu lực do nước tác dụng có phương thẳng đứng chiều từ dưới lên đóng vai trò lực đẩy giúp ta nâng vật được dễ dàng hơn khi nó đã được kéo lên khỏi mặt nước.
KẾT LUẬN:
Lực đẩy của chất lỏng tác dụng lên các vật nhúng trong nó được gọi là lực đẩy Acsimet. Lực đẩy Acsimet có phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên trên. Lực đẩy Acsimet không chỉ tồn tại trong chất lỏng mà cả trong chất khí.
Câu hỏi 2 (SGK – tr78)
Nêu ví dụ về lực đẩy Acsimet trong thực tế.
- Con người có thể nổi trên mặt nước và bơi
- Tàu thuyền di chuyển trên sông, biển
- Viên đá nổi trong nước
- Khinh khí cầu bay lơ lửng trong không khí
Luyện tập 1 (SGK – tr78)
Mô tả lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật đặt trong chất lỏng ở hình 15.4
Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật trong hình 15.4 có phương thẳng đứng chiều hướng từ dưới lên trên.
THÍ NGHIỆM
Dụng cụ
Lực kế, giá đỡ, khối nhôm, hai chiếc cốc, bình tràn, nước, rượu (hoặc nước muối).
Tiến hành
- Bước 1: Lắp đặt dụng cụ như hình 15.5a, đổ đầy nước vào bình tràn, treo cốc A chưa đựng nước và khối nhôm vào lực kế. Đọc số chỉ P1 của lực kế.
- Bước 2: Nhúng khối nhôm vào bình tràn để khối nhôm chìm trong nước, nước từ bình tràn chảy vào cốc B (hình 15.5b). Sau đó, điều chỉnh giá đỡ để nâng khối nhôm lên khỏi nước.
- Bước 3: Đổ nước từ cốc B vào cốc A (hình 15.5c) và điều chỉnh khối nhôm chìm trong nước. Đọc số chỉ P2 của lực kế.
- Bước 4: So sánh P1 và P2.
- Bước 5: Lặp lại các bước từ 1 đến 4 khi nhúng khối nhôm chìm hoàn toàn trong nước.
- Bước 6: Rút ra nhận xét về mối liên hệ giữa độ lớn của lực đẩy Acsimet và trọng lượng phần nước bị khối nhôm chiếm chỗ.
- Bước 7: Lặp lại các bước từ 1 đến 6 với rượu hoặc nước muối.
PHIẾU HỌC TẬP: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Acsimet
Lớp:
Tên thành viên:
- Hãy kể tên các dụng cụ thí nghiệm được trình bày trong hình 15.5 trang 79 SGK, đồng thời nêu cách tiến hành thí nghiệm.
- Hãy tiến hành thí nghiệm, quan sát và ghi kết quả.
- Rút ra kết luận bằng cách thực hiện các yêu cầu sau:
- Hãy xác định điểm đặt, phương, chiều của lực đẩy Acsimet.
- Hãy so sánh số chỉ của lực kế khi đổ nước từ cốc B vào cốc A so với số chỉ lực kế khi khối nhôm chưa được nhúng chìm trong nước ở bình tràn.
- Hãy chứng tỏ rằng độ lớn của lực đẩy bằng trong lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- Độ lớn lực đẩy tác dụng lên vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
- Số chỉ của lực kế khi đổ nước từ cốc B vào cốc A bằng với số chỉ của lực kế khi khối nhôm chưa được nhúng chìm trong nước ở bình tràn. Điều đó chứng tỏ độ lớn của lực đẩy bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- Trọng lượng của chất lỏng bằng trọng lượng riêng nhân với thể tích. Vậy độ lớn của lực đẩy phụ thuộc bản chất của chất lỏng và phụ thuộc vào thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu hỏi 3 (SGK – tr79)
Trong trường hợp nào sau đây, nhất vật xuống đáy bể nước dễ dàng hơn?
- Nhấn một chai nhựa rỗng có thể tích 500 ml được nút kín.
- Nhấn một chai nhựa rỗng có thể tích 5 lít được nút kín.
Trả lời
Với cùng chất lỏng thì độ lớn của lực đẩy chỉ phụ thuộc vào thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Do thể tích 500 ml nhỏ hơn thể tích 5 lít nên lực đẩy Acsimet tác dụng lên chai có thể tích 500 ml nhỏ hơn lực đẩy Acsimet tác dụng lên chai có thể tích 5 lít. Vậy nên ấn chai có thể tích 500 ml xuống đáy bể nước dễ dàng hơn so với chai có thể tích 5 lít.
EM CÓ BIẾT
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử vật lí 8 cánh diều
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây