Đáp án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Chủ điểm 3 Bài 2: Mạc Đĩnh Chi

File đáp án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Chủ điểm 3 Bài 2: Mạc Đĩnh Chi. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

 

BÀI 2: MẠC ĐĨNH CHI

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Chia sẻ về một tấm gương hiếu học mà em biết.

Trả lời:

Bài tham khảo 1:    

Thầy Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương hiếu học sáng rỡ cho các thế hệ học sinh noi theo. Sau cơn bạo bệnh vào năm 4 tuổi, thầy đã bị liệt cả hai tay. Tuy nhiên, điều đó chẳng chút nào mai một tinh thần học tập của thầy. Thầy Nguyễn Ngọc Kí đã dùng đôi chân của mình để tập viết. Dần dần, vượt qua bao đau đớn, khó khăn, thầy Kí đã viết được và đến trường học như bao bạn khác. Không những thế, thầy còn học rất giỏi và đạt được những thành tích cao, trở thành một nhà giáo tuyệt vời. Thầy Nguyễn Ngọc Kí thực sự là tấm gương sáng cho toàn thể các học sinh noi theo.

 

Bài tham khảo 2:

Bác Hồ là một tấm gương sáng về mọi mặt cho chúng ta noi theo, đặc biệt là học tập. Là con trai của một gia đình sĩ phu yêu nước, sớm có chí trả thù giặc, Nguyễn Sinh Cung sinh ra và lớn lên đến năm hơn mười tuổi đã tham gia cách mạng. Khi được hai mươi mốt tuổi lấy tên Văn Ba chàng thanh niên mảnh khảnh ngày xưa đi làm phụ bếp, thăm dò tình hình chính trị Pháp. Đi qua bao nhiêu quốc gia, Bác Hồ biết được tiếng và nói thành thạo được ngôn ngữ của quốc gia đó. Không những thế, Bác còn học được tiếng của các dân tộc thiểu số trong nước. Chúng ta không thể ngờ, một người cao quý như Bác lại có chí lớn như vậy. Người vẫn sáng mãi trong chúng ta với cương vị thầy giáo, cha già.

 

Bài tham khảo 3:

Tô Tịch là một học trò nghèo hiếu học. Cha mẹ mất sớm, lại không có người thân, nên từ nhỏ, ông đã tự làm lụng, chăm lo cho bản thân. Hằng ngày ông luôn tất bật với việc học tập và công việc. Dù thế, ông Tô vẫn học rất giỏi. Cho đến năm đó, khi kì thi đến sát, vì quá bận ôn thi nên Tô Tịch không có thời gian kiếm gạo nấu cơm. Vì thế, ông bèn mượn nồi nhà hàng xóm, giả vờ để nấu cơm, nhưng thực chất là để ăn phần cơm cháy dưới đáy nồi cho chắc bụng. Nhờ thế ông tiết kiệm được nhiều thời gian. Năm đó, ông đỗ Trạng Nguyên, được vua ban cho nhiều phần thưởng. Nhưng ông chỉ xin nhận một cái nồi vàng để mang về trả ơn người hàng xóm nọ. Từ đó, dân gian gọi Tô Tịch là Ông Trạng Nồi.

 

Bài tham khảo 4:

Thuở bé, Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học ngay cả khi đốn củi, kéo vó tôm. Vì nhà nghèo nên buổi tối không có đèn, cậu bé bèn bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng mà đọc sách. Nhờ học say mê và chăm chỉ như vậy nên chẳng bao lâu Khái đỗ tiến sĩ rồi làm quan to cho nhà Lê. Ông còn có công truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. Nhân dân biết ơn ông nên tôn ông là “Ông tổ nghề thêu”.

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Mạc Đĩnh Chi - Truyện danh nhân Việt Nam

Câu 1: Cậu bé Mạc Đĩnh Chi có những phẩm chất gì?

Trả lời:

 Cậu bé Mạc Đĩnh Chi có những phẩm chất: thông minh, chăm chỉ, có tài ứng đối mau lẹ.

Câu 2: Nhà vua thử tài Mạc Đĩnh Chi bằng cách nào? Cách Mạc Đĩnh Chi trả lời nhà vua có gì đặc biệt?

Trả lời:

Nhà vua thử tài Mạc Đĩnh Chi bằng cách ướm hỏi ông về những điều cần có của một người thi đỗ.

Cách Mạc Đĩnh Chi trả lời nhà vua đặc biệt ở chỗ ông xin được trả lời bằng giấy bút. Giây lát sau, ông dâng vua bài phú có nhan đề "Bông sen trong giếng ngọc" để tỏ roc chí hướng và tài năng của mình.

Câu 3: Theo em, nhờ đâu Mạc Đĩnh Chi làm được nhiều việc có ích cho đất nước?

Trả lời:

Mạc Đĩnh Chi làm được nhiều việc có ích cho đất nước là nhờ vào lòng yêu nước, thương dân của ông.

Câu 4: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật Mạc Đĩnh Chi.

Trả lời:

      Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, chăm chỉ. Người có đức, có tài hết lòng vì đất nước nên luôn được nể trọng và ngưỡng mộ. Tuy ngoại hình xấu xí hay hoàn cảnh gia đình không khá giả nhưng ông vẫn luôn chăm chỉ học tập. Em rất ngưỡng mộ ý chí, nghị lực cũng như tài năng của ông.

      Qua câu chuyện trên em học được bài học về sự cố gắng trong học tập và rèn luyện. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này giúp sức cho gia đình và đất nước.

PHẦN NÓI VÀ NGHE

Nói về một anh hùng hoặc tài năng nhỏ tuổi

Đề bài: Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi mà em biết.

Gợi ý:

  1. Em cần nói những gì về nhân vật
  2. Em có thể làm cách nào để bài nói thêm sinh động, hấp dẫn?

Trả lời:

1.

Bài tham khảo 1:

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng

Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).

Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.

Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.

Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.

Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.

Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.

Bài tham khảo 2:

Người anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết đó là chị Võ Thị Sáu. Chị quê ở huyện Đất Đỏ nay thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Chị đã chiến đấu và hi sinh rất anh dũng cho độc lập tự do của tổ quốc. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, chị đã nhiều lần dũng cảm luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm để nắm tình hình, giúp công an phát hiện và tiêu diệt bọn giặc gian ác. Trong một lần như thế chị đã bị địch phát hiện và đem chị ra xử bắn. Sự dũng cảm của chị là một tấm gương sáng để chúng em học tập và noi theo. Em rất tự hào và khâm phục chị.

 

Bài tham khảo 3:

Vừ - A - Dính người dân tộc H Mông, tỉnh Lai Châu. mới 13 tuổi anh tham gia liên lạc cho dân quân, bộ đội. Năm 1948 trong một trận càn, giặc Pháp đã bắt được anh trong lúc đang đi công tác, chúng khảo tra, đánh đập anh trong 3 ngày nhưng khai thác được gì; biết mình không thoát được nên anh lừa bọn giặc phải khiêng anh đi quanh suốt ngày trong rừng dụ rằng để chỉ nơi cơ quan kháng chiến. Khi biết bị lừa bọn giặc đã dã man bắn chết anh. Hình ảnh của anh cho đến nay vẫn là tấm gương về sự dũng cảm, hi sinh thân mình để bảo vệ Tổ Quốc. Chúng em sẽ mãi nhớ về anh - người anh hùng nhỏ tuổi của dân tộc.

 

Bài tham khảo 4:

Lê văn Tám con nhà nghèo ở gần chợ Đa Kao, Sài Gòn. Hàng ngày phải đi bán lạc rang, đánh giày để kiếm sống. Với những cảnh chết chóc của đồng bào ta dưới sự dã man của giặc Pháp, Tám nảy ra ý định phá kho xăng đạn của giặc tại Thị Nghè.

Sau nhiều lần bán lạc rang để dò la Tám đã quen mặt với bọn lính gác; Lợi dụng lúc bọn lính lơ là, Tám giấu xăng trong người chạy như bay vào chỗ để xăng quẹt diêm bốc cháy, cả kho xăng và đạn cháy nổ rầm trời thành phố.

Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh để lại hình ảnh thành đồng của tổ quốc: “Em bé đuốc sống”, chúng em rất cảm phục anh và luôn nhớ đến anh. Là học sinh chúng em được sống trong hòa bình sẽ cố gắng học tập thật giỏi để không phụ công những anh hùng như anh.

2.

PHẦN VIẾT

Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc

Đề bài: Thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 của trường để lại cho em nhiều ấn tượng.

 

Câu 1: Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 85 (Tiếng việt 4, tập một), viết phần thân bài hoặc một đoạn văn ở phần thân bài.

Trả lời:

Bài tham khảo 1:

Sáng hôm ấy, chúng em ai cũng đến trường thật sớm với tâm trạng hào hứng và phấn khởi. Đến nơi, ai cũng bất ngờ bởi vẻ đẹp của ngôi trường. Những dãy cờ đỏ tươi dẫn đến sân khấu chính giữa. Ở đó, một tấm bạt lớn in dòng chữ Lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 được in thật to và nổi bật. Xung quanh là rất nhiều những lẵng hoa tươi thắm. Trên sân, ngoài các thầy cô và học sinh, thì có rất nhiều cựu học sinh trở về thăm thầy cô giáo cũ của mình.

Đúng 8 giờ sáng, sự kiện chính thức bắt đầu. Chúng em ngồi thành từng hành dọc thẳng phía dưới sân khấu. Còn hai bên thì là các thầy cô và khách mời của sự kiện. Mở đầu là lời chào và chúc mừng sự kiện của thầy hiệu trưởng. Sau đó, từng thầy cô, đại diện hội phụ huynh, đại diện nhóm cựu học sinh và học sinh các khối lần lượt lên phát biểu. Ai cũng rưng rưng xúc động khi được nói lời tri ân sâu sắc đến người cha, người mẹ thứ hai của mình. Cùng với đó, là những tiết mục văn nghệ sôi động, hấp dẫn do các thầy cô và chúng em biểu diễn. Tiết mục nào cũng hay và ý nghĩa, nhưng nổi bật nhất là tiết mục múa hát Người giáo viên nhân dân của thầy cô ở cuối chương trình.

 

Bài tham khảo 2:

Năm nay em lên lớp 4, thấm thoát cũng đã được nửa học kỳ rồi. Hôm nay là ngày 20 tháng 11, như thường lệ em cùng các bạn bước trên con đường thân quen tràn ngập ánh nắng rực rỡ, lòng vui phơi phới đến trường để dự buổi lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam.

Em bước vào cổng sân trường đã tràn ngập cờ và hoa. Khắp nơi vang lên tiếng cười nói của các bạn học sinh. Ai cũng mặc áo trắng, quần xanh thật đẹp. Trông xa màu xanh và trắng đan xen vào nhau như những cánh bướm rập rờn. Bên cạnh cột cờ là dòng chữ “Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam”, nổi bật trên nền phông xanh thắm. Dưới khán đài là dãy ghế nơi các thầy cô giáo ngồi. Những bông hoa tươi đẹp nhất được cắm vào bình để trên bàn đại biểu. Trong không khí náo nhiệt ấy, bỗng tiếng trống trường vang lên “Tùng!… Tùng!… Tùng…”.

Thầy hiệu trưởng, người cha già của cả trường với mái tóc đã điểm bạc vì năm tháng. Thầy bước lên lễ đài, giọng nói đầm ấm của thầy cất lên: “Các em ạ! Các em biết không? Để được một bài học hay cho các em, các thầy cô đã phải bỏ ra bao nhiêu công sức, nhiều khi phải thức thâu đêm để có một giáo án tốt. Những ngày mưa giông, gió rét, đường xá lầy lội, có thầy cô ở rất xa nhưng vẫn đến trường đúng giờ. Các thầy cô làm thế là. vì các em. Ai cũng muốn các em học thật giỏi, chăm ngoan để trở thành người có ích cho Tổ quốc. Vì vậy các em phải chăm học, ngoan ngoãn”.

Lời nói của thầy hiệu trưởng vừa dứt, một tràng pháo tay nổi lên. Chúng em ai cũng tự nhủ lòng sẽ cố gắng chăm ngoan để khỏi phụ lòng mong mỏi của các thầy cô.

Cuối cùng thầy Dũng đọc danh sách những bạn đạt thành tích tốt trong đợt thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Em rất sung sướng vì trong danh sách ấy cớ tên em. Một bạn ngồi bên cạnh em reo to:

- Khánh ơi! Có tên bạn đấy, sướng nhé!

Tim em đập rộn lên. Sân trường tràn ngập tiếng cười. Em như thấy các thầy cô nhìn mình trìu mến hơn. Hình như hàng cây xanh ở sân trường cũng như chia niềm vui lớn đó với em và các bạn. Kết thúc buổi lễ là chương trình biểu diễn văn nghệ của các lớp. Những lời ca tiếng hát vang lên trong sáng. Các bạn em như muốn gửi vào lời ca tiếng hát lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với thầy cô. Những điệu múa của các bạn được thể hiện rất điêu luyện. Lúc thì như một vườn hoa rực rỡ, lúc thì như những cánh bướm rập rờn đem đến cho người xem một cảm giác thú vị. Đặc sắc nhất là tiết mục lắc vòng của lớp 5 Văn. Những chiếc vòng dưới sự điều khiển khéo léo của các anh, các chị ngoan ngoãn xoay quanh từng người. Tài tình hơn nữa là các chị đứng chồng lên nhau và chuyền cho nhau những chiếc vòng trông như là những diễn viên xiếc thực thụ. Xem tiết mục này ai cũng tấm tắc.

Buổi lễ kết thúc trong niềm hân hoan của tất cả mọi người. Dư âm của nó đã để lại trong em những ấn tượng thật khó quên.

 

Bài tham khảo 3:

Mỗi năm đến ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là mọi người lại nô nức thể hiện tấm lòng biết ơn, tri ân với thầy cô của mình. Đó là ngày mà học sinh gắn kết với giáo viên hơn cả, là ngày để đem tấm lòng của mình thành những bài ca, món quà nhỏ trao tặng những người dạy dỗ mình nên người. Một trong những lễ kỉ niệm ngày nhà giáo đáng nhớ nhất của em là lễ kỉ niệm ngày nhà giáo năm lớp 3.

Trước ngày lễ kỉ niệm, mẹ em đã dẫn em đi chuẩn bị một món quà thật đặc biệt cho cô cô giáo chủ nhiệm là cô giáo dạy văn của mình. Đó là một chiếc khăn quàng cổ lụa có thêu những hoa văn dịu dàng tinh tế chắc hẳn sẽ rất hợp với cô giáo dạy văn nhẹ nhàng, đằm thắm. Cùng với đó là một bó hoa cẩm chướng đỏ rực. Hoa cẩm chướng tượng trưng cho tấm lòng của người con luôn biết ơn mẹ của mình. Và em đã chọn bó hoa cẩm chướng với ý nghĩa cô giáo cũng như một người mẹ của em.

Tối hôm đó, khi nhìn ngắm bó hoa đỏ rực và món quà, lòng em không khỏi bồi hồi rạo rực mong chờ đến ngày mai. Sáng hôm sau, em đã dậy thật sớm, tất bật chuẩn bị thật gọn gàng xinh xắn để tới trường. Con đường đến trường hôm nay nhộn nhịp hơn hẳn với những hàng hoa, hàng quà ven đường, Tất cả đều rực rỡ, tươi vui và phấn chấn đến lạ thường.

Sân trường đã nhộn nhịp từ bao giờ. Trường được trang trí với những lá cờ nhỏ và những quả bóng bay đầy màu sắc rực rỡ bắt mắt. Trên tay những cô cậu học sinh cầm những món quà ai nấy nét mặt đều vui vẻ rôm rả tươi vui. Em nhìn lại món quà và bó hoa trên tay mình cũng thấy thật vui vẻ hồi hộp.Các thầy cô hôm nay cũng lịch sự và xinh đẹp rạng ngời. Các cô giáo thì mặc những tà áo dài thướt tha còn các thầy thì lịch lãm với quần âu, áo sơ mi kèm cà vạt. Thật không thể nhận ra so với sự giản dị ngày thường của các thầy cô.

Khi học sinh đã tập trung và ổn định, mở đầu buổi lễ là giờ chào cờ, lời hát quốc ca được vang lên trạng trọng, hào hùng. Tiếp sau đó là lịch sử tôn vinh ngày nhà giáo Việt Nam do cô tổng phụ trách phát biểu - đó là một ngày lễ đặc biệt, ngày dành riêng cho “Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”, “Nghề không trồng hoa trên đất, vẫn nở cho đời những đóa hoa thơm”.

Cả sân trường im lặng lắng nghe phần phát biểu của cô để hiểu hơn tầm quan trọng của ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11, hiểu hơn về những vất vả, những hi sinh mà thầy cô giáo đã dạy cho mình. Tiếp đến là phần trao thưởng cho những thầy cô có thành tích công tác xuất sắc trong thời gian qua. Cô giáo chủ nhiệm lớp em được tuyên dương, cả lớp đã nổ một tràng pháo tay thật to chúc mừng, các bạn ai nấy đều vui mừng hạnh phúc cho thành công của cô.

Phần được đón chờ nhất trong buổi lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam đó là phần biểu diễn văn nghệ của các bạn trong trường. Các tiết mục văn nghệ đều là những tiết mục hấp dẫn, được tuyển chọn kĩ càng và đạt được giải cao trong các cuộc thi văn nghệ của trường, của địa phương đang sống. Mỗi tiết mục văn nghệ là một sự đầu tư kĩ càng về phần biểu diễn, trang phục, diễn xuất…

Mở đầu tiết mục văn nghệ là bài hát đơn ca của một chị lớp chín với bài hát “Bụi phấn”. Lời ca da diết, sâu đậm, đi vào lòng người cất lên làm ta có cảm giác thân thương đến kì lạ hình ảnh người thầy giáo trên bục giảng bụi phấn bay bay, có hạt bụi nào rơi trên bục giảng có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy. Tiết mục tiếp theo là màn nhảy hiện đại của lớp 5B, đó là một màn biểu diễn sôi động vui vẻ khiến cả trường đều thán phục. Các bạn thật có tài năng và giỏi giang. Các tiết mục kế tiếp là múa, hát song ca, nhảy sạp đều diễn ra rất vui vẻ, thuận lợi. Các tiết mục đã góp phần làm buổi kỉ niệm trở nên thật rộn ràng vui tươi.

Lớp em cũng góp một tiết mục văn nghệ vào buổi biểu diễn đó là tiết mục đồng ca liên khúc về mái trường và thầy cô. Các bạn trong đội văn nghệ xúng xính áo quần trang điểm thật xinh đẹp lên biểu diễn. Không chỉ có hát mà còn có múa phụ họa thật hấp dẫn. Tiết mục lớp em cũng là tiết mục khép lại chương trình kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. Buổi lễ kỉ niệm đã diễn ra trong không khí lọng trọng, vui tươi phấn khởi bổ ích.

Sau khi buổi lễ kết thúc các lớp sẽ lên lớp và tổ chức liên hoan ngọt và gặp thầy cô của mình. Cô giáo em bước vào lớp, đẹp dịu dàng lung linh. Các bạn òa lên trao cô những món quà ý nghĩa đã chuẩn bị. Cô nở nụ cười hạnh phúc và cảm động nói lời cảm ơn học sinh của mình. Thực sự cảm xúc của em lúc đó vừa vui vừa hãnh diện và cảm thấy yêu thương, biết ơn cô nhiều hơn, cô là người cô giáo tuyệt vời, là người mẹ thứ hai của chúng em.

Ngày lễ nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là một ngày có ý nghĩa không chỉ với thầy cô mà còn với mỗi người học sinh thể hiện tấm lòng của mình đến các thầy cô. Món quà đẹp đẽ nhất, ý nghĩa nhất để gửi đến những thầy cô của mình không chỉ là những thứ vật chất mà là sự cố gắng, tiến bộ, kết quả học tập thật tốt của mỗi người học sinh gửi gắm đến thầy cô giáo của mình, để không phụ công lao dạy dỗ của cá thầy cô.

Bài tham khảo 4:

Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11, trường tôi tổ chức một buổi lễ kỉ niệm rất long trọng. Khung cảnh trường hôm đó thật tưng bừng và nhộn nhịp.

Từ mấy hôm trước, công tác chuẩn bị cho buổi lễ kỉ niệm đã được nhà trường tiến hành rất chu đáo. Mỗi lớp đều có nhiệm vụ để đóng góp cho buổi kỉ niệm. Tất cả mọi nơi trong trường đều được chú ý trang trí. Vì nhận thấy đây là một ngày lễ rất ý nghĩa nên học trò chúng tôi ai cũng có ý thức xây dựng. Từng ngày trôi qua, ngày lễ kỉ niệm cũng đã đến. Còn rất nhiều điều bất ngờ, thú vị chờ đón nên chúng tôi rất hồi hộp....

Buổi sáng hôm đó, tôi cùng mấy người bạn thân đến từ sớm. Đi từ xa, tôi nhận ra những lá cờ bảy màu trên cổng trường bay phấp phới trong gió sớm. Đến gần, khung cảnh trường mới rực rỡ làm sao. Hai cánh cổng sắt mở rộng như giang tay chào đón các vị khách quý. Dòng chữ lớn ‘“Tôn vinh ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11” nằm ngang trên cổng gây ấn tượng mạnh với mọi người. Trong sân, chỗ nào cũng sạch sẽ. Các bác lao công hẳn đã rất vất vả. Xung quanh đều được giăng cờ hoa như khu vườn cổ tích. Các khóm hoa trong vườn trường đua nhau khoe sắc. Hôm nay chúng ngủ dậy sớm hơn mọi khi, đang toả mùi hương ngào ngạt. Chúng tôi đi lên tầng hai, đưa mắt nhìn xuống sân trường, từng hàng ghế nhựa nằm ngay ngắn như những đội quân tí hon, hàng bàn ghế đại biểu phủ khăn đẹp đẽ, bên trên là những lọ hoa nhỏ xinh. Và có lẽ, đẹp nhất trong buổi lễ hôm nay là sân khấu, sân khấu được trang trí lộng lẫy với rất nhiều hoa, bóng bay, ánh sáng và màu sắc nhất là phông nền chuẩn bị vô cùng công phu. Với sự đầu tư này chắc chắn trường tôi sẽ có buổi lễ thành công và ý nghĩa.

Sắp đến giờ tổ chức, sân trường chật cứng người. Các hạn nam chững chạc trong bộ quần áo sơ mi đen trắng. Các thầy, các cô ai cũng xinh đẹp lạ. Nhìn thầy cô ai nấy đều vui và hạnh phúc. Các vị khách đã đến, có cả những thế hệ thầy cô đã về hưu của nhà trường. Thế là trong chốc lát, sân trường sôi nổi, nhộn nhịp như trong lễ hội sắc màu. Tiếng cười, tiếng nói râm ran hòa lẫn tiếng nhạc. Bỗng tiếng thầy Hiệu trưởng vang lên. Buổi lễ đã bắt đầu. Mọi người hướng lên sân khấu chính, ở đó diễn ra nhiều hoạt động, nhất là phần trao thưởng cho tập thể lớp, cá nhân học sinh xuất sắc trong đợt thi đua. Đây là những món quà lớn nhất chúng tôi muốn gửi đến thầy cô thay cho lời cảm ơn chân thành nhất. Có một mục làm tôi vô cùng xúc động. Các thầy cô giáo cũ, những cựu học sinh về thăm, nói chuyện với học sinh của trường. Những câu chuyện đã qua nhưng sống động, ý nghĩa giúp chúng tôi thấy yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô bạn bè mình hơn.

Buổi lễ kỉ niệm đã qua nhưng để lại trong chúng tôi nhiều hình ảnh tốt đẹp. Ai cũng phấn khởi với thành công và dư âm mà nó để lại. Tôi mong năm nào nhà trường cũng tổ chức một buổi lễ như thế.

Câu 2: Đọc lại phần thân bài hoặc đoạn văn em vừa viết và cho biết:

  1. Câu đầu tiên của đoạn văn nêu ý gì?
  2. Các câu tiếp theo thuật lại những việc gì?

Trả lời:

  1. Câu đầu tiên giới thiệu ngắn gọn về sự kiện được thuật lại.
  2. Các câu tiếp theo tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian:
  • Những nhân vật tham gia
  • Các hoạt động chính trong sự kiện, đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động
  • Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất

Câu 3: Đọc lại phần thân bài hoặc đoạn văn của các bạn trong nhóm và chia sẻ:

  1. Em thích điều gì ở phần thân bài hoặc đoạn văn của bạn?

(Sắp xếp ý/ Dùng từ/ Viết câu/?)

  1. Em muốn chỉnh sửa hoặc viết thêm điều gì vào đoạn văn đã viết?

(Lời nói, việc làm/ Suy nghĩ, cảm xúc/?)

Trả lời:

Học sinh tự làm bài.

PHẦN VẬN DỤNG

Câu 1: Sưu tầm một câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi.

Trả lời:

Câu chuyện: Đèn đom đóm

     Chuyện kể rằng, có cậu bé tên Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất ham học. Nhà nghèo nên cậu không thể đến lớp như bè bạn mà chỉ đứng ngoài lớp, nghe thầy giảng bài. Đêm đến, không có đèn thắp sáng, cậu phải bắt đom đóm cho vào vỏ quả trứng lấy ánh sáng học bài. Chính lòng say mê ham học ấy, sau này cậu đã đỗ trạng nguyên, học vị cao nhất thời bấy giờ. Mạc Đĩnh Chi đã trở thành tấm gương vượt khó học giỏi và câu chuyện này đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Câu 2: Chia sẻ những điều em biết thêm về Mạc Đĩnh Chi qua câu chuyện.

Trả lời:

     Những suy nghĩ của em về nhân vật Mạc Đĩnh Chi là: Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, chăm chỉ. Người có đức, có tài hết lòng vì đất nước nên luôn được nể trọng và ngưỡng mộ. Tuy ngoại hình xấu xí hay hoàn cảnh gia đình không khá giả nhưng ông vẫn luôn chăm chỉ học tập. Em rất ngưỡng mộ ý chí, nghị lực cũng như tài năng của ông.

      Qua câu chuyện trên em học được bài học về sự cố gắng trong học tập và rèn luyện. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này giúp sức cho gia đình và đất nước.

 

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 3 - Ôn tập bài 2

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay