Đáp án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường (P1)

File đáp án Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời sáng tạo Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường (P1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

 

BÀI 1. CẠNH TRANH TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ về một trường hợp ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường và nêu nhận xét của bản thân.

Trả lời:

Nhờ đổi mới mô hình kinh tế, việc sản xuất lương thực nước ta không chỉ đủ cho nhân dân ta tiêu dùng, dự trữ dồi dào, mà còn tham gia xuất khẩu lương thực (gạo) trên thị trường thế giới. Và tất yếu chúng ta phải tham gia ganh đua với một số chủ thể kinh tế khác cùng xuất khẩu lương thực như nước ta như: Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ,…

Ganh đua là động lực để cá nhân, tổ chức phấn đấu, thay đổi, nỗ lực để phát triển. Ganh đua là động lực cho các doanh nghiệp tồn tại và kinh doanh tốt hơn, thúc đẩy việc mở rộng thị trường. Đó cũng là con đường để tồn tại, duy trì của doanh nghiệp

KHÁM PHÁ

1. Khái niệm cạnh tranh

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp (trang 6 sgk) và trả lời câu hỏi:

C và P là hai doanh nghiệp sản xuất nước ngọt có gas. Vừa qua, doanh nghiệp C cho ra đời sản phẩm với hương vị mới...

Câu hỏi:

  • Việc ganh đua giữa doanh nghiệp C và P thể hiện như thế nào và nhằm mục đích gì?
  • Em hiểu thế nào là cạnh tranh trong nền kinh tế?

Trả lời:

- Việc ganh đua giữa doanh nghiệp C và P thể hiện bằng việc: doanh nghiệp C cho ra đời sản phẩm và hương vị mới thì ngay sau đó, doanh nghiệp C cũng sản xuất sản phẩm tương tự; ganh đua cả về thiết kế kiểu dáng, chiến lược quảng cáo,...

- Cạnh tranh trong nền kinh tế: là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi trong sản xuất hay lưu thông hàng hóa, dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

2. Nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp (trang 7 mục 2 sgk) và trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1

 Thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp phân phối ô tô đưa ra các ưu đãi nhằm kích cầu tiêu dùng, gia tăng cạnh tranh…

Trường hợp 2

Công ty A và B là hai đơn vị kinh tế lớn sản xuất và cung ứng sữa tươi. Ra đời từ lâu, Công ty A xây dựng các trang trại bò sữa theo tiêu chuẩn hiện đại nhất…

Câu hỏi:

  • Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong trường hợp trên.
  • Ngoài ra, còn nguyên nhân nào khác dẫn đến cạnh tranh mà em biết?

Trả lời:

- Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong trường hợp trên:

  • Trường hợp 1: các doanh nghiệp phân phối ô tô đưa ra các ưu đãi nhằm kích cầu tiêu dùng, gia tăng cạnh tranh
  • Trường hợp 2: sự khác biệt về điều kiện sản xuất

- Các nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh:

  • Trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, do có nhiều chủ thể khác nhau cùng hoạt động với tư cách là các thành phần kinh tế độc lập trong quá trình sản xuất, kinh doanh cho nên phải cạnh tranh với nhau. Do việc tồn tại nhiều chủ thể với tư cách là các thành phần kinh tế độc lập và tự do sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế.
  • Do điều kiện sản xuất của các thành phần kinh tế này khác nhau, cho nên chất lượng hàng hoá và giá cả khác nhau, kết quả sản xuất, kinh doanh giữa họ không như nhau. Mỗi chủ thể có những điều kiện kinh tế khác nhau, điều kiện sản xuất tốt góp phần làm cho năng suất và chất lượng cũng tăng theo nên có nhiều lợi thế cạnh tranh về giá cả,.... Cùng với đó các chủ thể có mục đích lợi ích khác nhau thì cạnh tranh là điều tất yếu.
  • Sự tồn tại nhiều chủ thể với tư cách là các tổ chức kinh tế độc lập trong hoạt động thương mại. Cạnh tranh là nhằm giành lấy các điều kiện thuận lợi, hạn chế được những rủi ro, bất lợi cho sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ.

3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế

  1. Đối với người sản xuất

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp (trang 7 mục 3a sgk) và trả lời câu hỏi:

     Để cạnh tranh giành thị phần dệt may trên thị trường, doanh nghiệp P đưa ra các biện pháp chủ động,…

Câu hỏi:

  • Em hãy cho biết những biện pháp mà doanh nghiệp P thực hiện nhằm mục đích gì?
  • Theo em, cạnh tranh có vai trò như thế nào đối với người sản xuất?

Trả lời:

-  Những biện pháp mà doanh nghiệp P thực hiện nhằm mục đích cạnh tranh giành thị phần dệt may trên thị trường.

- Vai trò: Đối với sản xuất cạnh tranh thúc đẩy người sản xuất đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

  1. Đối với người tiêu dùng

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp (trang 8 mục 3b sgk) và thực hiện yêu cầu

    Để thu hút khách hàng, ngân hàng D đã phát triển nhiều sản phẩm với chương trình khuyến mãi đa dạng đi kèm để tăng tính cạnh tranh…

Câu hỏi:

  • Em hãy chỉ ra những lợi ích mà khách hàng được hưởng trong trường hợp trên.
  • Em hãy cho biết vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng.

Trả lời:

- Những lợi ích mà khách hàng được hưởng trong trường hợp trên: nhận được những dịch vụ ngày càng phong phú và chất lượng như: kết nối thanh toán trực tuyến các ví điện tử; chuyển tiền liên ngân hàng 24/7; mua về máy bay; đóng tiền điện, nước, học phí;..

- Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng: cạnh tranh tạo điều kiện cho người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu của mình.

  1. Đối với nền kinh tế

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp (trang 8 mục 3c sgk) và thực hiện yêu cầu

THÔNG TIN

     Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan và của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), xét theo kim ngạch xuất khẩu, kể từ năm 2001, Việt Nam là một trong số ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới…

(Theo Tạp chí Tài chính, kì 2, Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam, 6 – 2022)

Câu hỏi:

  • Em hãy cho biết, việc xuất khẩu gạo sang các nước trên thế giới đã đem lại những lợi ích gì cho nền kinh tế nước ta?
  • Theo em, cạnh tranh có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế?

Trả lời:

- Việc xuất khẩu gạo sang các nước trên thế giới đã mở rộng, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, đã và đang giúp gạo Việt Nam được biết đến nhiều hơn, góp phần gia tăng giá trị cho gạo Việt Nam.

- Cạnh tranh có vai trò đối với nền kinh tế: cạnh tranh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khai thác tối đa mọi nguồn lực quốc gia.

4. Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp thông tin (trang 8, 9 mục 4 sgk) và thực hiện yêu cầu:

- Trường hợp 1: Trên thị trường cung ứng trứng gà tươi, các công ty cạnh tranh bằng chính tiềm năng và thực lực để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của mình…

- Trường hợp 2: Doanh nghiệp D và Q đều sản xuất điện thoại thông minh. Để lôi kéo khách hàng về phía mình nhằm thu được lợi nhuận, doanh nghiệp D đã đưa những thông tin sai, xuyên tạc sự thật về chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp

- Trường hợp 3: Hai công ty T và P chuyên về sản xuất máy lọc nước. Trong quá trình kinh doanh, hai công ty này đang cạnh tranh nhằm giành thị phần…

Câu hỏi:

  • Em hãy nêu biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh trong các trường hợp trên.
  • Em hiểu thế nào là cạnh tranh không lành mạnh? Hãy nêu các biểu hiện khác của cạnh tranh không lành mạnh mà em biết.

Trả lời:

- Biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh trong các trường hợp trên:

  • Trường hợp 1: cạnh tranh lành mạnh: cạnh tranh bằng chính tiềm năng và thực lực
  • Trường hợp 2: cạnh tranh không lành mạnh: đưa những thông tin sai, xuyên tạc sự thật về chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp đối thủ.
  • Trường hợp 3: cạnh tranh không lành mạnh: cố ý đưa những thông tin so sánh với sản phẩm công ty đối thủ theo hướng có lợi cho cho doanh nghiệp của mình cho khách hàng.

- Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quand thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

- Một số biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh:

  • Xâm phạm thông tin, bí mật trong kinh doanh
  • Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác
  • Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
  • Lôi kéo khách hàng một cách bất chính

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

  1. Bên cạnh sự hợp tác, các chủ thể sản xuất phải cạnh tranh với nhau khi tham gia vào thị trường.
  2. Do điều kiện sản xuất và lợi ích giống nhau nên các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau.
  3. Cạnh tranh là hoạt động nhằm tranh giành thị trường, lôi kéo khách hàng về phía mình của các chủ thể kinh tế, do đó, cạnh tranh chỉ diễn ra trong cơ chế thị trường

Trả lời:

Em đồng tình với nhận định a vì cạnh tranh và hợp tác là 2 khía cạnh của nền kinh tế thị trường.

Em đồng tình với nhận định c vì cạnh tranh là quy luật của kinh tế thị trường.

Em không đồng tình với nhận định b vì nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh xuất phát từ sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do trong sản xuất, kinh doanh; có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau chứ không phải giống nhau.

Câu 2: Em có nhận xét gì về hành vi của chủ thế kinh tế trong các trường hợp sau:

  1. Để cạnh tranh với các nhà sản xuất cung ứng sản phẩm kẹo dừa, doanh nghiệp H đã áp dụng công nghệ, đầu tư máy móc hiện đại, tìm tòi và đưa ra các sản phẩm mới, chưa có trên thị trường.
  2. Anh T là kĩ sư làm việc cho doanh nghiệp A chuyên sản xuất nước uống đóng chai. Biết anh T nắm giữ quy trình sản xuất của doanh nghiệp A, doanh nghiệp B đã tìm mọi cách để mời anh T về làm việc và hứa sẽ trả một số tiền lớn nếu anh chia sẻ quy trình sản xuất của doanh nghiệp A cho họ.
  3. Ngành Hàng không đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ khi xuất hiện ngày càng nhiều hãng hàng không và sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt. Nếu hãng Q hướng đến phân khúc khách hàng cao cấp, lấy chất lượng dịch vụ làm điểm mạnh thì hãng G hướng đến tiêu chí cạnh tranh về giá, phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng.

Trả lời:

  1. Doanh nghiệp H đã cạnh tranh lành mạnh bởi đây là sự ganh đua một cách hợp pháp, trong sạch, đàng hoàng giữa các nhà kinh doanh hoạt động trong cùng lĩnh vực, ngành nghề để chiếm lĩnh thị phần mà không sử dụng thủ đoạn mờ ám, bất chính nhằm loại bỏ đối thủ, tranh giành thị trường.
  2. Doanh nghiệp B đã cạnh tranh không lành mạnh, bằng việc xâm phạm thông tin, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp A theo phương thức tìm mọi cách để mời anh T về làm.
  3. Hành vi của hãng Q và hãng G là hành vi cạnh tranh lành mạnh, bởi cả hai đều ganh đua một cách hợp pháp, theo cách thức khác nhau.

Câu 3: Từ thông tin dưới đây, em hãy phân tích vai trò của cạnh tranh đối với các chủ thể kinh tế

     Để giành thị phần khách hàng, ba doanh nghiệp viễn thông đều đưa ra gói cước tương ứng với nhiều ưu đãi, thu hút được lượng người dùng lớn. Nhờ đó, đã đem lại nhiều quyền lợi cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, ba doanh nghiệp viễn thông này còn tập trung triển khai hạ tầng, nâng cao chất lượng mạng lưới, áp dụng công nghệ tự động kiểm soát nhằm xây dựng vị thế tốt hơn trên thị trường cũng như có thể cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Trả lời:

Vai trò của cạnh tranh đối với các chủ thể kinh tế:

  • Thu hút được lượng người dùng lớn
  • Đem lại quyền lợi cho người tiêu dùng
  • Xây dựng vị thế tốt hơn
  • Cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng

Câu 4: Gia đình ông H có cửa hàng bán bánh ngọt ở thị trấn. Vừa qua, trên mạng Internet xuất hiện thông tin cửa hàng nhà ông sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc. Ông H cho biết, cả thị trấn chỉ có ba cửa hàng làm bánh ngọt, đối thủ tung tin như vậy để khách hàng quay lưng với cửa hàng.

Câu hỏi:

  • Em có nhận xét gì về hành vi cạnh tranh trong trường hợp trên?
  • Theo em, gia đình ông H cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Trả lời:

- Hành vi cạnh tranh trong trường hợp trên là cạnh tranh không lành mạnh, bằng việc cung cấp thông tin không trung thực về cửa hàng của ông H nhằm lôi kéo khách hàng một cách bất chính.

- Gia đình ông H cần truy tìm ra đối tượng tung tin sai sự thật để minh chứng cho khách hàng về chất lượng sản phẩm của cửa hàng sau đó báo với cơ quan chức năng để giải quyết.

 

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay