Đáp án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 9: Tài sản vô giá (P3)
File đáp án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 9: Tài sản vô giá (P3). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 cánh diều
BÀI 9: TÀI SẢN VÔ GIÁ
BÀI ĐỌC 3
Câu 1: Hoàn cảnh của danh y Tuệ Tĩnh lúc nhỏ thế nào?
Trả lời:
Hoàn cảnh của danh y Tuệ Tĩnh lúc nhỏ đã mồ côi cha mẹ. Cậu được một vị hoà thượng đưa về nuôi.
Câu 2: Vì sao ông quyết định chọn con đường làm thuốc?
Trả lời:
Ông quyết định chọn con đường làm thuốc vì chứng kiến cảnh bệnh lạ hoành hành dữ dội, giết chết bao mạng người, Tuệ Tĩnh không còn lòng dạ tập trung ôn thi nữa.
Câu 3: Vì sao Tuệ Tĩnh đã theo nghề thuốc mà vẫn tham gia kì thi tiến sĩ?
Trả lời:
Tuệ Tĩnh đã theo nghề thuốc mà vẫn tham gia kì thi tiến sĩ vì ông nghĩ nếu đỗ đạt cao, có uy tín thì con đường làm thuốc sẽ dễ dàng hơn.
Câu 4: Chi tiết nào cho thấy ông quyết tâm đi theo con đường mình đã chọn?
Trả lời:
Chi tiết cho thấy ông quyết tâm đi theo con đường mình đã chọn là: Bá Tĩnh dốc sức vào việc trồng thuốc, trị bệnh. Ông mở lớp dạy học trò, miệt mài viết hai bộ sách chỉ dẫn các phương pháp để phòng và chữa bệnh bằng thuốc Nam cùng các phép ngoại khoa đơn giản.
Câu 5: Em có suy nghĩ gì về danh y Tuệ Tĩnh?
Trả lời:
Em có suy nghĩ gì về danh y Tuệ Tĩnh: Ông là người tài cao đức trọng. Biết suy nghĩ và đùm bọc bá tánh dân chúng. Gắn sự học với điều có ích, gần gũi trong cuộc sống.
BÀI VIẾT 3
Câu 1: Tìm ý cho một bức thư thăm hỏi người thân (hoặc thầy cô, bạn bè, chú bộ đội,...).
Gợi ý:
- a) Em viết thư thăm hỏi ai?
- b) Vì sao cần viết thư thăm hỏi?
- c) Em sẽ viết gì?
– Nêu lí do viết thư (nếu cần).
– Chúc mừng hoặc chia sẻ.
– Thăm hỏi tình hình (sức khoẻ, đời sống, việc làm, việc học,..)
– Thông tin về tình hình của bản thân.
Trả lời:
- Em viết thư thăm hỏi bạn học cũ lớp 2.
- Em đã lâu không gặp bạn, không biết bạn còn nhớ tới em không.
- Em sẽ viết:
+ Lí do viết thư vì đã lâu không được gặp gỡ bạn
+ Em kể và chia sẻ chuyện của mình với bạn
+ Em hỏi thăm tình hình sức khoẻ, học tập và gia đình của bạn
+ Em thông tin về tình hình của bản thân hiện tại
Câu 2: Lập dàn ý cho bức thư của em:
Trả lời:
Em lập dàn ý cho bức thư của em:
Mở đầu Nội dung chính Kết thúc |
- Hà Nội, ngày …. tháng …. năm …. - Chào Sơn bạn của tớ, - Tớ là ……… đây, bạn học cũ của cậu năm lớp 2 ở Hà Nội. - Tớ viết thư này vì muốn hỏi thăm tình hình học tập của cậu hiện tại, và cũng vì tò mò không biết cậu còn nhớ tới tớ không. - Lời thăm hỏi: + Tớ chúc mừng cậu vì đã đặt chân tới vùng đất mới, thực sự đã có nhiều trải nghiệm mới với cậu. + Không biết dạo gần đây cậu có khoẻ chứ? Hồi dịch Covid-19 cậu có bị ảnh hưởng gì không? - Thông tin bản thân: + Hiện tớ vẫn khoẻ, vẫn ăn uống và hoạt động sôi nổi như thế. + Tớ còn được tham gia vào đội hình thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt của trường mình nữa đấy. - Chúc cậu sẽ gặt hái được nhiều thành công như trước đây chúng ta còn đồng hành, cùng tiến với nhau. - Chữ kí tên và người gửi. |
Câu 3: Trao đổi với bạn để hoàn chỉnh dàn ý nói trên.
Trả lời:
Em trao đổi với bạn để hoàn chỉnh dàn ý nói trên.
TRAO ĐỔI
Câu 1: Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về sức khoẻ, rèn luyện sức khoẻ hoặc về những người làm nghề y.
Trả lời:
* Bài thơ “Làm bác sĩ”
Mời mẹ ngồi yên lặng
Để “bác sĩ” khám cho
Chắc lại đi đầu nắng
Bệnh này là bệnh ho.
Thuốc ngọt chứ không đắng
Phải uống với nước sôi
Nếu tiêm thì đau lắm
Mẹ lại khóc nhè thôi.
Mẹ bỗng hỏi “bác sĩ”
Sổ mũi uống thuốc gì?
“Bác sĩ” chừng hiểu ý
Uống sữa với bánh mì!
Câu 2: Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
- a) Câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?
- b) Theo em, chúng ta nên làm gì để có sức khoẻ tốt?
Cách giới thiệu, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Trả lời:
Em trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu.