Đáp án Đạo đức 3 kết nối tri thức Bài 5: Giữ lời hứa
File đáp án đạo đức 3 kết nối tri thức Bài 5: Giữ lời hứa . Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án đạo đức 3 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 5. GIỮ LỜI HỨAKHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Chia sẻ trải nghiệm:
- Đã có ai hứa với em điều gì chưa?
- Người đó có thực hiện được lời hứa của mình với em không?
- Khi đó em cảm thấy như thế nào?
Trả lời:
Gợi ý:
- Mẹ đã từng hứa mùa hè sẽ cho em đi công viên giải trí nếu em đạt được kết quả tốt trong kì thi.
- Mẹ đã thực hiện được lời hứa của mình với em.
- Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi được mẹ dẫn đi chơi.
KHÁM PHÁ
- Tìm biểu hiện của việc giữ lời hứa
- a) Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi:
- Cậu bé được giao nhiệm vụ gì?
- Vì sao muộn rồi mà cậu bé vẫn chưa về?
- Việc làm của cậu bé thể hiện điều gì?
Trả lời:
Bốn bạn nhỏ rủ nhau chơi đánh trận giả trong công viên. Bạn nhỏ tóc vàng được giao nhiệm vụ đứng gác kho đạn cho đến khi có người tới thay. Cậu đã vui vẻ nhận lời và hứa với các bạn của mình. Mãi đến chiều, khi công viên sắp đóng cửa, cậu bé tóc vàng cũng không thấy ai đến đổi cho mình. Thấy thế, một bác lớn tuổi ngồi trên băng ghế gần đó lại gần hỏi "Muộn rồi mà sao cháu vẫn chưa về?" Cậu trả lời rằng mình là lính gác, vì đã hứa với các bạn nên nhất định sẽ đứng gác cho tới khi có người đến thay.
- Cậu bé được giao nhiệm vụ đứng gác kho đạn.
- Muộn rồi mà cậu bé vẫn chưa về vì cậu đã hứa với các bạn sẽ đứng gác cho đến khi có người tới thay.
- Việc làm của cậu bé thể hiện cậu là một người rất biết giữ lời hứa và rất đáng tin.
- b) Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Việc làm của các bạn trong tranh thể hiện điều gì?Nêu các biểu hiện của việc giữ lời hứa…
Trả lời:
- Việc làm của các bạn trong tranh cho thấy các bạn đều là những người rất biết giữ lời hứa.
- Các biểu hiện của việc giữ lời hứa:
- Hoàn thành đúng, đủ nhiệm vụ.
- Trả đồ đã mượn đúng hẹn.
- Thực hiện đúng những gì đã hứa.
- Có trách nhiệm với lời nói của bản thân.
- Tìm hiểu sự cần thiết phải giữ lời hứa
Câu hỏi: Đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về việc thực hiện lời hứa của Ly và Huy?
- Theo em, vì sao phải giữ lời hứa…
Trả lời:
- Nhận xét về việc thực hiện lời hứa của Ly và Huy:
- Ly rất có trách nhiệm với những lời hứa của mình và luôn cố gắng để thực hiện chúng. Khi không thể giữ lời bạn cũng giải thích rõ lí do và xin lỗi người mình đã hứa.
- Huy không có ý thức phải giữ và thực hiện lời hứa của mình. Những điều bạn nói chỉ là hứa xuông, không thực hiện được và cũng không cảm thấy có lỗi vì điều đó.
- Theo em, chúng ta phải giữ lời hứa để nhận được sự tin tưởng, quý mến từ mọi người xung quanh.
- Thảo luận: Làm thế nào để giữ lời hứa?
Câu 1: Những điều em nên làm để giữ đúng lời hứa?
Trả lời:
Chỉ hứa những điều mà mình chắc chắn thực hiện được. Có trách nhiệm với lời nói của mình và với những gì đã hứa.
Câu 2: Những điều em nên tránh khi hứa với người khác?
Trả lời:
Không hứa xuông, hứa những việc bản thân không chắc chắn thực hiện được. Không hứa nếu chỉ để làm vui lòng người khác.
Câu 3: Cách ứng xử khi em không thể thực hiện lời hứa của mình?
Trả lời:
Giải thích rõ lí do không thể thực hiện lời hứa. Gửi lời xin lỗi đến người mình đã hứa
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao…
Trả lời:
Em đồng tình với ý kiến của bạn Tuấn, Nga và Hà vì:
- Bạn Tuấn: mỗi lời nói ra đều có tầm quan trọng và sức ảnh hưởng nhất định, đặc biệt là lời hứa. Có trách nhiệm với những lời nói của mình cũng chính là có trách nhiệm với bản thân và người khác.
- Bạn Kiên: khi chúng ta biết giữ lời hứa, mọi người xung quanh sẽ tin tưởng và quý mến chúng ta hơn rất nhiều.
- Bạn Hà: chỉ hứa những điều mình có thể thực hiện được là có trách nhiệm với bản thân và người mình đã hứa.
Em không đồng tình với ý kiến của bạn Nga vì dù là trẻ con hay người lớn, chúng ta đều cần giữ đúng lời hứa của mình. Không nên để các em nhỏ học tập những thói quen xấu như thất hứa, hứa suông,...
Câu 2: Nhận xét về việc giữ lời hứa của các bạn trong mỗi tranh dưới đây…
Trả lời:
- Tranh 1: Bạn Minh rất biết giữ lời hứa, dù các bạn đến nhà rủ đi chơi nhưng Minh đã từ chối vì chưa nấu cơm giúp mẹ xong.
- Tranh 2: Bạn gái không có trách nhiệm với lời hứa của mình và tài sản của người khác.
- Tranh 3: Bạn nhỏ không giữ đúng lời hứa của mình vì lơ đãng và không để tâm.
- Tranh 4: Chị gái đã không thực hiện lời hứa vì đối tượng là em gái - người nhỏ hơn mình.
Câu 3: Xử lí tình huống…
Trả lời:
- Tình huống 1: nếu em là Hồng, em sẽ nhờ bạn gửi quà sinh nhật của mình cho Lan và ở nhà để sưu tầm tranh ảnh cho bài học ngày mai.
- Tình huống 2: em sẽ gọi điện thoại cho các bạn của mình để giải thích lí do và xin lỗi vì không thể đến tham gia cùng các bạn.
- Tình huống 3: em sẽ tự nhắc nhở bản thân rằng nếu ăn kẹo buổi tối sẽ bị sâu răng và cất hộp kẹo đi.
VẬN DỤNG
Câu 1: Chia sẻ về những điều em đã hứa với người khác. Khi đó, em đã thực hiện lời hứa của mình như thế nào? Em cảm thấy như thế nào khi thực hiện hoặc không thực hiện được lời hứa?
Trả lời:
Gợi ý:
Em đã từng hứa với mẹ sẽ tranh thủ dọn dẹp nhà cửa trước khi mẹ đi làm về. Nhưng vì mải mê xem bộ phim hoạt hình yêu thích, em đã không giữ đúng lời hứa của mình và khiến mẹ thất vọng. Khi đó, em cảm thấy rất buồn và có lỗi với mẹ.
Câu 2: Sưu tầm một số câu chuyện về tấm gương biết giữ lời hứa?
Trả lời:
Sưu tầm câu chuyện về tấm gương biết giữ lời hứa:
Hồi ở Pác Pó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:
- Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé!
Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói:
- Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu.
Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé – bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:
- Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là "chữ tín". Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.
Câu 3: Thực hiện giữ lời hứa trong cuộc sống hàng ngày.
Trả lời:
HS tự thực hiện.
=> Bài giảng điện tử đạo đức 3 kết nối tri thức bài 5: Giữ lời hứa