Đáp án Tự nhiên và xã hội 3 cánh diều Bài 16: Cơ quan tuần hoàn
File đáp án Tự nhiên và xã hội 3 cánh diều Bài 16: Cơ quan tuần hoàn. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 cánh diều (bản word)
BÀI 16. CƠ QUAN TUẦN HOÀN
KHỞI ĐỘNG
Câu 1: Khi bạn hoặc ai đó bị đứt tay, bạn nhìn thấy gì ở vết thương?
Trả lời:
Khi em hoặc ai đó bị đứt tay, em sẽ thấy một ít nước màu vàng hoặc máu đỏ chảy ra từ vết thương.
2. Chức năng của cơ quan tuần hoàn
Câu 1: Nhịp tim của em thay đổi thế nào khi em vận động nhẹ và vận động mạnh? Vì sao?
Trả lời:
Khi vận động nhẹ nhịp tim đập tương đối chậm vì nhờ hiệu suất co bóp cao nên tim chỉ cần đập chậm cũng đủ cung cấp lượng màu cho cơ thể.
Khi vận động mạnh nhịp tim tăng nhanh, lực co bóp tăng vì nhu cầu máu và oxy của các cơ quan trong cơ thể được thúc đẩy mạnh mẽ nên tim phải làm việc nhiều hơn để tăng lượng máu trao đổi trong hệ tuần hoàn.
Câu 2: Chỉ và nói về đường đi của máu trong sơ đồ dưới đây.
Trả lời:
Đường đi của máu trong sơ đồ trên là:
Vòng tuần hoàn nhỏ: Đưa máu từ tim đến phổi lấy khí ô-xi và thải khí các-bo-nic rồi trở về tim.
Vòng tuần hoàn lớn: Đưa máu chứa nhiều khí ô-xi và chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi cơ thể, đồng thời nhận khí các-bo-nic và các chất thải của các cơ quan rồi trở về tim.
Câu 3: Cơ quan tuần hoàn có chức năng gì?
Trả lời:
Chức năng của cơ quan tuần hoàn là:
Vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể.
Vận chuyển máu từ các cơ quan của cơ thể trở về tim.
3. Bảo vệ cơ quan tuần hoàn
Câu 1: Theo em, trạng thái cảm xúc nào dưới đây có lợi hoặc có hại đối với cơ quan tuần hoàn? Vì sao?
Trả lời:
Trạng thái cảm xúc có lợi đối với cơ quan tuần hoàn là vui vẻ và thoải mái vì con người lúc nào cũng trong trạng thái tích cực nên các cơ quan trong cơ thể cũng làm việc trong trạng thái tốt và khỏe mạnh.
Trạng thái cảm xúc có hại đối với cơ quan tuần hoàn là tức giận và lo lắng vì những cảm xúc tiêu cực có thể làm hạn chế lưu thông tuần hoàn gây tổn thương mạch máu và rối loạn nhịp tim, thậm chí còn có thể gây suy tim, đau tim, nhồi máu cơ tim.
Câu 2: Kể thêm một số trạng thái cảm xúc có lợi hoặc có hại đối với cơ quan tuần hoàn.
Trả lời:
Một số trạng thái cảm xúc có lợi đối với cơ quan tuần hoàn: hạnh phúc, vui vẻ, sung sướng,...
Một số trạng thái cảm xúc có hại đối với cơ quan tuần hoàn: buồn bã, bực bội, giận dữ, phẫn nộ, u sầu, lo lắng, stress, trầm cảm, căng thẳng,...
Câu 3: Hãy nói về những việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ quan tuần hoàn trong những hình dưới đây.
Trả lời:
Những việc cần làm để bảo vệ cơ quan tuần hoàn: thường xuyên vận động vừa sức, chơi thể thao vừa sức, tắm gội thường xuyên.
Những việc cần tránh để bảo vệ cơ quan tuần hoàn: ngồi lâu.
Câu 4: Kể thêm một số việc làm để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
Trả lời:
Một số việc làm bảo vệ cơ quan tuần hoàn:
- Tập thể dục thường xuyên.
- Ăn uống đúng cách.
- Duy trì trọng lượng khỏe mạnh.
- Ăn thực phẩm tốt cho hệ tuần hoàn như trái cây, rau quả, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc,...
- Sống vui vẻ, bớt lo âu, giảm stress.
- Không thức khuya.
Câu 5: Em đã thực hiện những việc làm nào để bảo vệ cơ quan tuần hoàn?
Trả lời:
Những việc làm em đã thực hiện để bảo vệ cơ quan tuần hoàn là ăn uống đúng cách, không thức khuya.
Câu 6: Em cần thay đổi thói quen nào để bảo vệ cơ quan tuần hoàn?
Trả lời:
Em cần tập thể dục và vận động thường xuyên hơn để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
=> Giáo án TNXH 3 cánh diều bài 16: Cơ quan tuần hoàn (3 tiết)