Đáp án Đạo đức 3 chân trời sáng tạo Bài 10: Em nhận biết bất hòa với bạn
File đáp án Đạo đức 3 chân trời sáng tạo Bài 10: Em nhận biết bất hòa với bạn. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án đạo đức 3 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 10. EM NHẬN BIẾT BẤT HÒA VỚI BẠNKHỞI ĐỘNG
Câu hỏi:
- Quan sát tranh và cho biết điều gì đang xảy ra?
- Theo em, khi đó hai bạn cảm thấy như thế nào?
Trả lời:
- Trong tranh, Bin và Tin đang tranh cãi với nhau vì Bin cho rằng Tin làm bình nước đổ, làm ướt vở của Bin.
- Theo em, khi đó hai bạn đều đang cảm thấy rất khó chịu và tức giận.
KIẾN TẠO TRI THỨC MỚI
Câu 1: Quan sát tranh và cho biết tình huống nào thể hiện sự bất hoà?
Kể thêm các biểu hiện bất hoà với bạn mà em biết?
Trả lời:
- Các tình huống 1, 2 và 4 thể hiện sự bất hoà:
- Tình huống 1: Hai bạn nữ va vào nhau và đều đổ lỗi cho người còn lại đi đứng không cẩn thận.
- Tình huống 2: Hai bạn nam tranh giành một chiếc ghế.
- Tình huống 4: Hai bạn nam đổ lỗi cho nhau vì làm bẩn mất chiếc áo đang mặc trên người.
- Một số biểu hiện bất hoà khác với bạn mà em biết:
- Vì không hoàn thành nhiệm vụ cô giáo giao trong giờ học trước, lớp trưởng tỏ ra khó chịu và cho rằng các bạn trong lớp không chịu hợp tác. Còn mọi người lại cảm thấy do lớp trưởng không phổ biến rõ ràng.
- Cả lớp ganh tị, tẩy chay một bạn vì cho rằng bạn học sinh đó được cô ưu ái, thiên vị hơn.
Câu 2: Quan sát tình huống và cho biết lợi ích của việc xử lí bất hoà?
Kể thêm các lợi ích khác của việc xử lí bất hoà?
Trả lời:
- Lợi ích của việc xử lí bất hòa thông qua tình huống:
- Giải tỏa sự căng thẳng, tức giận của cả hai bên.
- Hàn gắn tình bạn.
- Làm bền chặt thêm mối quan hệ giữa các bạn với nhau.
- Một số lợi ích khác của việc xử lí bất hoà:
- Giúp chúng ta hiểu nhau và trở nên gắn kết hơn.
- Giúp tình bạn trở nên thân thiết.
- Là bài học cho mỗi người để biết cách ứng xử, giải quyết vấn đề khôn ngoan hơn.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Lời nói, việc làm của bạn nào có thể dẫn đến bất hoà? Vì sao?
Trả lời:
Lời nói, việc làm của các bạn trong tranh 1, 3, 5 và 6 có thể dẫn đến bất hoà vì:
- Tranh 1: Bạn nam nói bạn nữ là đồ mít ướt có thể khiến bạn cảm thấy tủi thân và không được tôn trọng, từ đó nảy sinh bất hoà.
- Tranh 3: Bạn nam cố tình hát, gây mất trật tự trong thư viện mặc dù đã được nhắc nhở có thể khiến bạn nữ tức giận và làm hai bạn cãi nhau.
- Tranh 5: Hành động lấy sách khi chưa được sự cho phép có thể khiến bạn nam cảm thấy cáu giận và khó chịu, từ đỏ xảy ra bất hoà.
- Tranh 6: Hai bạn đùn đẩy công việc cho nhau, không thể hoàn thành nhanh chóng sẽ khiến cả hai tức giận, nghĩ rằng do đối phương ảnh hưởng đến công việc và nảy sinh mâu thuẫn.
Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây về lợi ích của việc xử lí bất hoà? Vì sao?
Trả lời:
- Em đồng tình với ý kiến "Xử lí bất hoà giúp chúng mình hiểu nhau hơn, tình bạn thân thiết hơn." vì:
- Cùng nhau giải quyết vấn đề sẽ giúp chúng ta trở nên sáng suốt hơn, hiểu lí do tại sao bạn mình lại có những phản ứng như vậy và nguyên nhân gây ra bất hoà.
- Từ đó khiến tình bạn trở nên khăng khít, thấu hiểu và vị tha hơn.
- Em không đồng ý với ý kiến "Xử lí bất hoà sẽ gây ra tranh cãi, giận hờn." vì:
- Chỉ khi tháo gỡ được những khúc mắc giữa đôi bên, quan hệ bạn bè mới có thể trở lại như bình thường.
- Trong quá trình giải quyết vấn đề có thể xảy ra một số tranh cãi nhưng điều đó là hoàn toàn bình thường và cần thiết để mọi người có thể nói ra những suy nghĩ của mình.
VẬN DỤNG
Câu 1: Kể lại một số tình huống bất hoà của em với bạn. Cho biết tình bạn giữa em và bạn sẽ thế nào nếu không xử lí bất hoà?
Trả lời:
Một số tình huống bất hoà của em với bạn: HS tự thực hiện.
- Tình bạn giữa em và bạn sẽ không lâu bền, thậm chí có thể không chơi với nhau nữa nếu không nhanh chóng xử lí bất hoà.
Câu 2: Nêu một số biểu hiện bất hoà thường gặp của em với bạn bè và đề xuất cách ứng xử phù hợp.
Trả lời:
Gợi ý một số biểu hiện bất hoà thường gặp của em với bạn bè và cách ứng xử phù hợp:
- Có người nhìn thấy bạn làm hỏng đồ dùng học tập của em nhưng không xin lỗi mà giấu đi và tỏ ra không biết gì.
- Cách ứng xử: nhẹ nhàng yêu cầu bạn xin lỗi vì hành động của mình và đền cho em đồ mới. Nếu bạn nhất quyết không nhận có thể yêu cầu lớp trưởng, giáo viên phân xử cho mình.
- Bạn và em cùng nhau trực nhật nhưng bạn chỉ ở lại cho đủ số lượng mà không làm gì cả.
- Cách ứng xử: nói chuyện, thể hiện sự hi vọng bạn có thể cùng mình hoàn thành công việc để cả hai được về nhà sớm. Nếu bạn vẫn cố tình tỏ ra thờ ơ có thể báo cáo lại với giáo viên để giải quyết.
=> Giáo án đạo đức 3 chân trời bài 10: Em nhận biết bất hòa với bạn