Đề thi giữa kì 1 lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo giữa kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 1 môn LS&ĐL 4 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

     TRƯNG TIỂU HỌC…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Tập hợp các số liệu của đối tượng được sắp xếp một cách khoa học theo thời gian, không gian được gọi là:

A. Sơ đồ.

B. Bảng số liệu.

C. Lược đồ.

D. Hiện vật.

Câu 2 (0,5 điểm). Nghi lễ nông nghiệp cổ xưa của dân tộc Tày, Nùng, thường bắt đầu vào những ngày đầu năm mới là:

  1. Lễ hội Lồng Tồng.
  2. Lễ hội Gầu Tào.
  3. Lễ hội cầu an bản Mường.
  4. Lễ hội hoa ban.

Câu 3 (0,5 điểm). Biện pháp không được sử dụng để bảo vệ thiên nhiên, phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

  1. Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
  2. Tuyên truyền ý thức bảo vệ thiên nhiên.
  3. Sử dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên.
  4. Di chuyển khỏi vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai.

Câu 4 (0,5 điểm). Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình:

  1. Đồi núi thấp, bề mặt thoải.
  2. Cao nhất nước ta.
  3. Rất đa dạng, bao gồm các dãy núi, cao nguyên, thung lũng, cánh đồng giữa núi, đồi,… Tả Liên Sơn (Lai Châu) là dãy núi đồ sộ, có đỉnh Phan-xi-păng cao nhất nước ta.
  4. Bao gồm đồng bằng ven biển và núi thấp, hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu.

Câu 5 (0,5 điểm). Khi tìm hiểu về sông, hồ ở địa phương em, em có thể tự đặt ra những câu hỏi nào?

  1. Xác định vị trí của tỉnh, thành phổ em đang sinh sống. Tiếp giáp với những tỉnh, thành phố, vùng biển, quốc gia nào (nếu có)?
  2. Tên núi, dãy núi, cao nguyên (nếu có) là gì? Nằm ở đâu?
  3. Có những mùa nào? Đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa như thế nào?
  4. Có những sông, hồ nào? Các sông, hồ nằm ở đâu?

Câu 6 (0,5 điểm). Chọn ý không đúng khi nói về dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

  1. Có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Kinh, Mông, Dao, Tày, Thái, Mường, Nùng,…
  2. Phân bố rất đồng đều.
  3. Nơi có địa hình thấp dân cư tập trung đông đúc.
  4. Ở vùng núi cao dân cư thưa thớt.

Câu 7 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây nói về dân tộc nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Thái.

B. Tày.

C. Mường.

D. Nùng.

Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là một trong những mục đích của những người đến chợ phiên vùng cao?

  1. Mua bán, trao đổi hàng hóa.
  2. Gặp gỡ bạn bè, giao duyên.
  3. Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.
  4. Cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu.

Câu 9 (0,5 điểm). Khi kể lại câu chuyện về một trong những danh nhân của địa phương em, em nên tập trung viết về điều gì?

  1. Tên danh nhân, quá trình hoạt động của danh nhân gắn với những câu chuyện (nội dung, ý nghĩa của câu chuyện).
  2. Nhận xét, đánh giá về những mặt hạn chế mà danh nhân chưa làm được.
  3. Năm sinh, năm mất của danh nhân.
  4. Quê quán của danh nhân.

Câu 10 (0,5 điểm). Hình thức canh tác phổ biến ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

  1. Quảnh canh – độc canh.
  2. Làm nương.
  3. Ruộng bậc thang.
  4. Thổ canh hốc đá, ruộng.

Câu 11 (0,5 điểm). Lễ giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ lớn của cả dân tộc, được tổ chức vào ngày:

  1. Mồng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm.
  2. Mồng Sáu tháng Giêng hằng năm.
  3. Mồng Mười đến Mười ba tháng Ba hằng năm.
  4. Hai hai đến Hai sáu tháng Tư hằng năm.

Câu 12 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây mô tả nội dung gì?

  1. Múa xòe kết hợp với nhảy sạp của người Thái.
  2. Thi hát đối đáp giao duyên của người Tày.
  3. Múa khăn kết hợp thi hát đối đáp giao duyên của người Mường.
  4. Biểu diễn nhảy sạp trong lễ hội Gầu Tào của người Nùng.

Câu 13 (0,5 điểm). Đâu không phải là truyền thuyết kể với thời kì Hùng Vương?

  1. Sọ Dừa.
  2. Con Rồng cháu Tiên.
  3. Bánh chưng, bánh giầy.
  4. Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Câu 14 (0,5 điểm). Loại hình múa hát dân gian ở vùng núi phía Bắc là:

  1. Múa rối nước.
  2. Hát quan họ.
  3. Múa Khmer.
  4. Hát then, múa xòe Thái.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

 Câu 1 (2,0 điểm). Kể tên một số cách thức khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, việc người dân Việt Nam hằng năm tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương có ý nghĩa gì?

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………….       ……………………………………………………………………………………………..  ……………………………………………………………………………………………..


 

TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

 

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

MỞ ĐẦU

Bài 1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

1

1

0

0,5

CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM

(TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

Bài 2. Thiên nhiên và con ở địa phương em

1

1

0

0,5

Bài 3. Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em

1

1

0

0,5

CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Bài 4. Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

1

1

2

0

1,0

Bài 5. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

1

1

1

1

3

1

3,5

Bài 6. Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

2

1

1

4

0

2,0

Bài 7. Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

1

1

1

2

1

2,0

Tổng số câu TN/TL

8

1

4

1

2

0

14

2

10,0

Điểm số

4,0

2,0

2,0

1,0

1,0

0

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

6,0

60%

3,0

30%

1,0

10%

10,0

100%

10,0

100%

 

 

TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL

MỞ ĐẦU

1

0

1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

Nhận biết

Nhận biết được bảng số liệu là tập hợp các số liệu của đối tượng được sắp xếp một cách khoa học theo thời gian, không gian.

1

C1

Kết nối

Vận dụng

ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

2

0

2. Thiên nhiên và con người ở địa phương em

Nhận biết

Nhận biết được câu hỏi có thể đặt ra khi tìm hiểu về sông, hồ ở địa phương em.

1

C5

Kết nối

Vận dụng

3. Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em

Nhận biết

Nhận biết được nội dung có thể viết khi kể lại câu chuyện về một trong những danh nhân của địa phương em.

1

C9

Kết nối

Vận dụng

TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

11

2

4. Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Nhận biết

Nhận biết được đặc điểm địa hình của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

1

C4

Kết nối

Nêu được biện pháp không được sử dụng để bảo vệ thiên nhiên, phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

1

C3

Vận dụng

5. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Nhận biết

- Nhận biết được cách thức khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Nêu được một số cách thức khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

1

1

C10

C1

Kết nối

Chọn được ý không đúng khi nói về dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

1

C6

Vận dụng

Kể được tên dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có trong hình ảnh minh họa.

1

C7

6. Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Nhận biết

- Nhận biết được Lồng Tồng là nghi lễ nông nghiệp cổ xưa của dân tộc Tày, Nùng, thường bắt đầu vào những ngày đầu của năm mới.

- Nhận biết được loại hình múa hát dân gian ở vùng núi phía Bắc.

2

C2, C14

Kết nối

Nêu được câu không thể hiện một trong những mục đích của những người đến chợ phiên vùng cao.

1

C8

Vận dụng

Mô tả được nội dung hình ảnh minh họa.

1

C12

7. Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Nhận biết

Nhận biết được ngày tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

1

C11

Kết nối

- Nêu được truyền thuyế không kể với thời kì Hùng Vương.

- Nêu được ý nghĩa của việc hằng năm nhân dân Việt Nam tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

1

1

C13

C2

Vận dụng

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay