Kênh giáo viên » Ngữ văn 6 » Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 9 tiết: Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận. Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản

Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 9 tiết: Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận. Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản

Giáo án PowerPoint Ngữ văn 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 9 tiết: Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận. Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản . Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 9 tiết: Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận. Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản


BÀI 9 VIẾT

Khởi động

Em đã bao giờ được chọn làm người viết biên bản cho một cuộc họp, cuộc thảo luận chưa? Nêu tên một số biên bản cuộc họp mà em biết.

- biên bản cuộc họp chi đội,

biên bản kỉ luật,

Biên bản họp phụ huynh

- biên bản xếp loại thi đua….

Phần A: VIẾT BIÊN BẢN MỘT CUỘC HỌP, CUỘC THẢO LUẬN

  1. Xét biên bản tham khảo

Nêu nhận xét chung về biên bản họp lớp bàn về kế hoạch tổ chức hoạt động hưởng ứng “Ngày chủ nhật xanh” 

- Biên bản đã tuân thủ thể thức biên bản.

- Biên bản phải có đủ tên gọi, ghi đủ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, người chủ trì, thư kí nhằm xác định rõ nội dung, thời gian và địa điểm  diễn ra, thành phần cuộc họp.

- Nội dung ghi chi tiết, cụ thể: diễn biễn của cuộc họp, cuộc thảo luận hay cuộc xử lí vụ việc với các nội dung cụ thể, theo đúng thực tế đã diễn ra.

- Cuối biên bản cần có chữ kí của người chủ trì, người thư kí nhằm xác nhận lại những nội dung đã ghi trong biên bản là chính xác.

- Ngôn ngữ: chuẩn mực, rõ ràng

  1. Yêu cầu đối với biên bản
  • Đầu biên bản, phía bên phải ghi quổc hiệu và tiêu ngữ; phía bên trái ghi tên cơ quan chức năng có nhiệm vụ tổ chức cuộc họp, cuộc thảo luận hay xử lí vụ việc.
  • Dưới từ “Biên bản”, ghi khái quát vấn đề mà cuộc họp, cuộc thảo luận cẩn giải quyết hay nội dung của vụ việc cần xử lí, làm thành tên gọi của biên bản.
  • Ghi thời gian và địa điểm diễn ra cuộc họp, cuộc thảo luận, xử lí vụ việc,...
  • Ghi thành phần tham dự và tên người chủ trì, người thư kí.
  • Ghi diễn biễn của cuộc họp, cuộc thảo luận hay cuộc xử lí vụ việc với các nội dung cụ thể, theo đúng thực tế đã diễn ra (bao gồm các ý kiến tường trình, phát biểu và kết luận).
  • Ghi thời gian kết thúc cuộc họp, cuộc thảo luận hay cuộc xử lí vụ việc.
  • Người chủ trì và thư kí (tuỳ trường hợp, có thể thêm người làm chứng) ki tên.
  1. Tiến hành viết biên bản
  2. Trước khi viết

- Hình dung lại các cuộc họp, thảo luận cần được ghi biên bản (cuộc họp bản kế hoạch tổ chức một hoạt động; cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện một dự án chung của lớp...).

- Xác định tên gọi của biên bản, đồng nghĩa với việc lựa chọn nội dung cho biên bản sắp viết.

  1. Viết biên bản

- Viết phần mở đầu theo đúng thể thức.

- Viết phần chính của biên bản dựa theo trình tự hợp lí cần có trong cuộc họp, thảo luận với những nội dung cụ thể (có đánh số rõ ràng).

- Viết chi tiết về những nội dung quan trọng của cuộc họp, thảo luận như kế hoạch triển khai, giải pháp dự kiến, phân công công việc.

- Thuật lại đầy đủ các ý kiến đi vào trọng tâm của buổi họp, thảo luận, nhất là những ý kiến có giá trị.

- Viết đầy đủ nội dung kết luận của người chủ trì.

- Ghi thời gian kết thúc cuộc họp, thảo luận và viết đầy đủ họ tên của người có trách nhiệm kí vào biên bản.

  1. Chỉnh sửa biên bản

Dựa vào phần Thể thức của biên bản thông thường để tự kiểm tra và chỉnh sửa:

- Xem xét lại sự phù hợp giữa nội dung biên bản và tên biên bản.

- Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của việc ghi chép những vấn đề quan trọng nhất được bàn bạc, triển khai trong cuộc họp, cuộc thảo luận.

- Lược bỏ những ghi chép về các chi tiết không liên quan tới vấn đề chính của cuộc họp, cuộc thảo luận.

Luyện tập

Đâu không phải yêu cầu về thể thức biên bản một cuộc họp (thảo luận)?

  1. Ghi thời gian và địa điểm diễn ra cuộc họp, cuộc thảo luận, xử lí vụ việc,...
  2. Người chủ trì, thư kí và người tham dự (tùy trường hợp, có thể thêm người làm chứng) kí tên.
  3. Ghi thời gian kết thúc cuộc họp, cuộc thảo luận hay cuộc xử lí vụ việc.
  4. Đầu biên bản, phía bên phải ghi quốc hiệu và tiêu ngữ; phía bên trái ghi tên cơ quan chức năng có nhiệm vụ tổ chức cuộc họp, cuộc thảo luận hay xử lí vụ việc.

Đáp án B

Đâu không phải nội dung cần chú ý để chỉnh sửa biên bản?

  1. Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của việc ghi chép những vấn đề quan trọng nhất được bàn bạc, triển khai trong cuộc họp, cuộc thảo luận.
  2. Xem xét lại sự phù hợp giữa nội dung biên bản và tên biên bản.
  3. Lưu ý tính chính xác kết luận của người chủ trì.
  4. Lược bỏ những ghi chép về các chi tiết không liên quan tới vấn đề chính của cuộc họp, cuộc thảo luận.

Đáp án C

Phần B: TÓM TẮT BẰNG SƠ ĐỒ NỘI DUNG CỦA MỘT VĂN BẢN ĐƠN GIẢN

Yêu cầu của việc tóm tắt bằng sơ đồ

  • Làm nổi bật được nội dung chủ yếu của văn bản.
  • Làm sáng tỏ được những mối liên hệ bên trong giữa các bộ phận chính của văn bản.
  • Bảo đảm tính trực quan, thẩm mĩ, gây được ấn tượng tích cực về mặt thị giác để có thể hỗ trợ tốt cho trí nhớ.

Tham khảo sơ đồ

Sơ đồ tóm tắt đã bảo đảm được các yêu cầu:

- Tính trực qua

- Tính lo-gic, khoa học

- Tính khái quát

- Tính thẩm mĩ

Thực hành tóm tắt VB bằng sơ đồ

  1. Trước khi tóm tắt

- Xác định đúng nội dung cốt lõi của văn bản và hệ thống ý triển khai nội dung đó.

- Lựa chọn từ khóa phản ánh nội dung cốt lõi và các ý triển khai đã xác định được.

- Xác định mối liên hệ giữa các từ khóa.

  1. Tóm tắt

- Vẽ các hình cụ thể chứa các từ khóa.

- Sắp xếp các hình (chứa từ khóa) theo trật tự thích hợp.

- Vẽ các đường cong, thẳng hoặc mũi tên nối các hình (chứa từ khóa) với nhau

  1. Chỉnh sửa

- Kiểm tra xem sơ đồ đã phản ánh đúng cách hiểu của bản thân về nội dung văn bản chưa.

- Xóa hay chỉnh sửa những chi tiết khiến người đọc sơ đồ có thể hiểu sai lệch điều bản thân muốn thể hiện hay chia sẻ về nội dung văn bản.

- Xem xét tính chính xác, phù hợp của việc xếp đặt vị trí các hình và việc thiết lập đường nối giữa chúng.

LUYỆN TẬP

Sắp xếp các bước chuẩn bị theo trình tự hợp lí.

  1. Xác định mối liên hệ giữa các từ khóa.
  2. Lựa chọn từ khóa phản ánh nội dung cốt lõi và các ý triển khai đã xác định được.
  3. Xác định đúng nội dung cốt lõi của văn bản và hệ thống ý triển khai nội dung đó.

C – B - A

Chức năng của các đường cong, thẳng hoặc mũi tên trong sơ đồ là gì?

  1. Thể hiện trật tự của các hình vẽ.
  2. Là công cụ trang trí để hình vẽ sinh động hơn.
  3. Nối và thể hiện mối quan hệ giữa các hình vẽ.
  4. Nối và thể hiện ý đồ tác giả.

Đáp án C

Về nhà

  1. Dựa vào hướng dẫn trong bài, vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung 1 văn bản bất kì đã học
    2. Chuẩn bị bài mới

 

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Ngữ văn 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay