Giáo án điện tử KHTN 8 cánh diều Bài 18: Lực có thể làm quay vật
Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) cánh diều. Giáo án powerpoint Bài 18: Lực có thể làm quay vật. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án vật lí 8 cánh diều
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử vật lí 8 cánh diều
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Quan sát hình 18.1 và cho biết
Khi nào thì lực tác dụng lên vật sẽ làm quay vật? Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào các yếu tố nào?
BÀI 18
LỰC CÓ THỂ LÀM QUAY VẬT
NỘI DUNG BÀI HỌC
Tác dụng làm quay của lực
Moomen lực
01 TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC
THẢO LUẬN NHÓM
Chuẩn bị
Khớp nối và trục và thép nhỏ
Thanh nhựa cứng có các lỗ cách đều nhau
Lực kế có thể móc vào các lỗ ở thanh nhựa
Trụ thép dài gắn trên đế kim loại
Tiến hành
BƯỚC 1
Lắp đặt thí nghiệm như hình 18.2
BƯỚC 2
Điều chỉnh chiều cao của khớp nối sao cho khi nằm thẳng đứng, đầu dưới của thanh nhựa không chạm vào đế kim loại.
BƯỚC 3
Khi thanh nhựa đang nằm yên dọc theo trụ thép, móc lực kế vào một lỗ của thanh nhựa và kéo nhẹ lực kế sang trái, sau đó kéo nhẹ sang phải. Quan sát chuyển động của thanh nhựa và đọc giá trị của lực kế.
BƯỚC 4
Đưa thanh nhựa về vị trí nằm thẳng đứng dọc theo trụ thép, móc lực kế vào một lỗ của thanh nhựa, kéo nhẹ lực kế thẳng xuống dưới, song song với thanh nhựa. Quan sát chuyển động của thanh nhựa và đọc giá trị của lực kế.
Mô tả lại chuyển động của thanh nhựa khi chịu tác dụng của lực kéo (qua lực kế)
Ghi lại sự chuyển động của thanh nhựa
Dựa vào kết quả ghi lại được, cho biết khi nào lực tác dụng vào thanh nhựa sẽ làm thanh nhựa quay được, khi nào không làm thanh nhựa quay được
THỰC HÀNH
- Khi kéo nhẹ lực kế sang trái, sau đó kéo sang phải. Ta thấy thanh nhựa quay quanh vị trí cố định gắn trục thép.
- Khi kéo nhẹ lực kế thẳng xuống dưới, song song với thanh nhựa. Ta thấy thanh nhựa không chuyển động.
Lực làm thanh nhựa quay quanh trục thép khi lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay
THẢO LUẬN NHÓM
Câu hỏi 1 (SGK – tr91): Khi thực hiện các thao tác thí nghiệm, vì sao cần phải kéo nhẹ lực kế?
Câu hỏi 2 (SGK – tr92): Nêu một số ví dụ trong thực tế về lực tác dụng làm quay vật
Trả lời câu 1
Cần phải kéo nhẹ lực kế trong khi thực hiện các thao tác thí nghiệm để chỉ làm cho thanh nhựa (2) chuyển động, tránh làm xê dịch trụ thép (4) hoặc chuyển động của vật khác không mong muốn xảy ra.
Trả lời câu 2
Một số ví dụ trong thực tế về lực tác dụng có thể làm quay vật
Lái xe ô tô
Kéo cánh quay
Em bé đu xích đu
KẾT LUẬN
Trong thí nghiệm ở hình 18.2, lực tác dụng lên thanh nhựa có thể làm thanh nhựa quay quanh trục thép nằm ngang được giữ bởi khớp nối. Trục thép là trục quay của thanh nhựa
Lực tác dụng lên một vật có thể làm quay vật quanh một trục hoặc một điểm cố định
02 MOMEN LỰC
Quan sát hình ảnh dưới đây
Trong trò chơi bập bênh, khi ngồi gần trục quay như bố mình, bạn nhỏ không thể nâng bố lên. Muốn nâng được bố lên, bạn nhỏ phải ngồi xa trục quay hơn so với bố.
Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau:
- Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Tác dụng làm quay được đặc trưng bằng momen lực, muốn có momen lực lớn để gây ra tác dụng làm quay lớn thì có những cách nào?
TRẢ LỜI
Lực tác dụng lên vật có thể làm quay vật quanh một trục hay một điểm cố định
Tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một trục hay một điểm cố định được đặc trưng bằng momen lực. Momen lực có liên hệ với độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực
Câu hỏi 3:
Nêu các ví dụ trong thực tế cần làm tăng tác dụng làm quay của lực bằng cách:
- a) Tăng độ lớn của lực
- b) Tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực
- c) Tăng đồng thời cả độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực
TRẢ LỜI
a)
Tăng độ lớn của lực: với những cửa sắt nặng, dùng lực mạnh hơn để làm cánh cửa quay
b)
Tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực: tác dụng lực vào vị trí xa bản lề hơn để dễ dàng làm quay cánh cửa
c)
Tăng đồng thời cả độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực: khi dùng cờ-lê vặn đai ốc, nếu đai ốc quá chặt, người ta dùng ống nối để làm tăng độ dài của cán cờ-lê và dùng lực mạnh hơn để có thể tháo được đai ốc
TRÒ CHƠI HÁI CHANH
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử vật lí 8 cánh diều
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây