Đáp án Sinh học 8 kết nối tri thức Bài 47: Bảo vệ môi trường

File đáp án KHTN 8 (Sinh học) kết nối tri thức Bài 47: Bảo vệ môi trường. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức

 

BÀI 47 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG QUA CÁC THỜI KÌ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

CH.Phân tích tác động của các hoạt động dưới đây đến môi trường trong thời kì xã hội nông nghiệp.

  1. a) Cày, xới đất canh tác.
  2. b) Định cư tại một khu vực nhất định.
  3. c) Thuần hoá cây dại, thú hoang thành cây trồng, vật nuôi.
  4. d) Xây dựng hệ thống kênh, mương.... để tưới tiêu nước.

Trả lời:

Hoạt động

Tác động của hoạt động

a) Cày, xới đất canh tác

Làm thay đổi kết cấu đất và nước ở tầng mặt, có thể làm đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.

b) Định cư tại một khu vực nhất định

Rừng bị chuyển đổi thành các khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp → Làm thay đổi kết cấu đất, giảm sự đa dạng sinh thái, môi trường bị suy thoái do các hoạt động của con người.

c) Thuần hóa cây dại, thú hoang thành cây trồng, vật nuôi

Việc này đem lại lợi ích là hình thành các hệ sinh thái trồng trọt, tích lũy nhiều giống cây trồng và vật nuôi.

d) Xây dựng hệ thống kênh, mương,… để tưới tiêu nước

Tác động đến hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực; mực nước ngầm cao trong mùa mưa gây ra hiện tượng ngập úng;…

Thảo luận: Đọc các thông tin trên và quan sát Hình 47.1 trang 192, thảo luận để thực hiện các yêu cầu sau:

CH.Trình bày tác động của hoạt động trồng trọt đến môi trường qua các thời kì phát triển xã hội.

Trả lời:

- Thời kì nguyên thuỷ

Trong thời kì này, con người sống hòa đồng với tự nhiên. Cách sống cơ bản là săn bắt động vật và hái lượm cây rừng.

Tác động đáng kể của con người đối với môi trường là con người biết dùng lửa để nấu nướng thức ăn, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ. Con người đã đốt lửa dồn thú dữ vào những hố sâu để bắt, làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn ờ Trung Âu, Đông Phi, Nam Mĩ, Đông Nam Á bị đốt cháy.

- Xã hội nông nghiệp

Bên cạnh hoạt động săn bắn, con người đã bắt đầu biết trồng cây lương thực như lúa, lúa mì, ngô... và chăn nuôi dê, cừu, lợn, bò... Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn con người tới việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.

Hoạt động cày xới đất canh tác góp phần làm thay đổi đất và nước tầng mặt. Hậu quả là nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.

Nền nông nghiệp hình thành đòi hỏi con người phải định cư, từ đó nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành các khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, ngoài việc phá rừng, hoạt động nông nghiệp còn đem lại lợi ích là tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt.

- Xã hội công nghiệp

Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp. Việc chế tạo ra máy hơi nước sử dụng trong sản xuất, giao thông vận tải đã tạo điều kiện để chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc. Máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ tới môi trường sống.

Nền nông nghiệp cơ giới hoá tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn.

Công nghiệp khai khoáng phát triển đã phá đi rất nhiều diện tích rừng trên Trái Đất.

Đô thị hoá ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt.

Bên cạnh những tác động làm suy giảm môi trường, nền công nghiệp phát triển cũng góp phần cải tạo môi trường.

Ngành hoá chất sản xuất được nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật làm tăng sản lượng lương thực và khống chế được nhiều loại dịch bệnh. Nhiều giổng vật nuôi và cây trồng quý được lai tạo và nhân giống.   

CH.Liệt kê một số hoạt động của con người trong các thời kì phát triển xã hội làm suy thoái hoặc có tác dụng bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên.

Trả lời:

Hoạt động của con người

Hậu quả phá huỷ môi trường tự nhiên

Hái lượm

Mất nhiều loại sinh vật

Săn bắt động vật hoang dã

Mất nhiều loại sinh vật

Mất cân bằng sinh thái

Đốt rừng lấy đất trồng trọt

Khai thác khoáng sản

Chiến tranh

Mất nhiều loại sinh vật, Mất nơi ở của sinh vật, Xói mòn và thoái hoá đất

Ô nhiễm môi trường, Cháy rừng, Hạn hán, Mất cân bằng sinh thái

Phát triển nhiều khu dân cư

Mất nhiều loại sinh vật, Mất nơi ở của sinh vật, Xói mòn và thoái hoá đất, Hạn hán, Mất cân bằng sinh thái

Chăn thả gia súc

Mất nhiều loại sinh vật, Mất nơi ở của sinh vật, Xói mòn và thoái hoá đất

Ô nhiễm môi trường, Hạn hán, Mất cân bằng sinh thái

  

II. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

CH.Đọc thông tin và quan sát hình 47.2 trang 193, chỉ ra một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Trả lời:

Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

  • Phun thuốc trừ sâu
  • Khí thải các nhà máy
  • Nước thải sinh hoạt, nước thải nhà máy
  • Rác thải từ lốp ô tô

CH.Những hoạt động nào tại trường học, gia đình và địa phương em có thể gây ô nhiễm môi trường 

Trả lời:

Hoạt động tại trường học, gia đình và địa phương em có thể gây ô nhiễm môi trường là:

  • Đốt cháy nhiên liệu (củi, than, dầu mỏ, dầu khí, khí đốt) trong các hoạt động giao thông vận tải, sản xuất.
  • Sử dụng không đúng cách thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.
  • Không xử lí các chất thải nông nghiệp, xây dựng, khai thác khoáng sản, y tế, các chất thải trong các hộ gia đình.
  • Vứt rác không đúng nơi quy định
  • Sử dụng quá nhiều túi nilon.

 

Thảo luận: Đọc thông tin thảo luận và làm việc nhóm để thực hiện các yêu cầu sau

CH.Điều tra về thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương nêu các biểu hiện và tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng đó rồi hoàn thành thông tin theo bảng 47.1 trang 193

Trả lời:

Môi trường ô nhiễm

Biểu hiện

Nguyên nhân

Môi trường nước

Nước có màu lạ (màu vàng, màu đen, màu nâu đỏ,...), mùi lạ (mùi tanh hôi, thối nồng nặc, mùi thum thủm,…) và xuất hiện váng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết

Do quá trình tăng dân số

Do rác thải trong sinh hoạt

Do các điều kiện của tự nhiên: Lũ lụt, gió bão, tuyết tan, hạn hán,…

Do quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp

Do quá trình đô thị hóa

Môi trường đất

Đất bị khô cằn, có màu xám hoặc đỏ không đồng đều, xuất hiện những hạt sỏi có lỗ hoặc các hạt màu trắng trong đất.

Biến đổi tự nhiên

Canh tác nông nghiệp, Sản xuất công nghiệp, Đô thị hóa

Do rác thải trong sinh hoạt

Môi trường không khí

Sự thay đổi của các thành phần trong không khí như khói, bụi, hơi và một số loại khí lạ xâm nhập vào không khí.

Canh tác nông nghiệp, Sản xuất công nghiệp, Đô thị hóa

Do rác thải trong sinh hoạt

Do phương tiện giao thông

Do các điều kiện của tự nhiên: Lũ lụt, gió bão, tuyết tan, hạn hán,…

CH.Dựa vào kết quả điều tra và kiến thức đã học em hãy nêu biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương và cho biết việc phân loại rác từ gia đình giúp ích gì trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường

Trả lời:

Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương:

  1. Giữ gìn cây xanh
  2. Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên
  3. Rút các phích khỏi ổ cắm
  4. Sử dụng năng lượng sạch
  5. Nguyên tắc 3R (reduce, reuse, and recycle)
  6. Giảm sử dụng túi nilong
  7. Tận dụng ánh sáng mặt trời,...

Việc phân loại rác thải vừa mang lại lợi ích bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, hơn hết chính là giảm được nguồn rác thải ra môi trường. Nếu các gia đình luôn có ý thức phân loại rác thải sẽ mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch hơn.

III. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

CH.Em hãy đề xuất thêm các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu có thể thực hiện ở địa phương

Trả lời:

Chấp nhận tổn thất: Các phương pháp thích ứng khác có thể được so sánh với cách phản ứng cơ bản là “không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận những tổn thất. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xảy ra khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào (ví dụ như ở những cộng đồng rất nghèo khó, hay ở nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao so với sự rủi ro hay là các thiệt hại có thể).

Chia sẻ tổn thất: Loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn. Cách thích ứng này thường xảy ra trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp. Trong xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ những tổn thất giữa cộng đồng mở rộng, như là giữa các hộ gia đình, họ hàng, làng mạc hay là các cộng đồng nhỏ tương tự. Mặt khác, các cộng đồng lớn phát triển cao chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các quỹ công cộng. Chia sẻ tổn thất cũng có thể được thực hiện thông qua bảo hiểm.

Làm thay đổi nguy cơ: Ở một mức độ nào đó người ta có thể kiểm soát được những mối nguy hiểm từ môi trường. Đối với một số hiện tượng “tự nhiên” như là lũ lụt hay hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát lũ lụt (đập, mương, đê). Đối với BĐKH, có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Theo hệ thống của UNFCCC, những phương pháp được đề cập đó được coi là sự giảm nhẹ BĐKH và là phạm trù khác với các biện pháp thích ứng.

Ngăn ngừa các tác động. Là một hệ thống các phương pháp thường dùng để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí hậu. Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong quản lý mùa vụ như tăng tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại.

Thay đổi cách sử dụng. Khi những rủi ro của BĐKH làm cho không thể tiếp tục các hoạt động kinh tế hoặc rất mạo hiểm, người ta có thể thay đổi cách sử dụng. Ví dụ, người nông dân có thể thay thế sang những cây chịu hạn tốt hoặc chuyển sang các giống chịu được độ ẩm thấp hơn. Tương tự, đất trồng trọt có thể trở thành đồng cỏ hay rừng, hoặc có những cách sử dụng khác như làm khu giải trí, làm nơi trú ẩn của động vật hoang dã, hay công viên quốc gia.

Thay đổi/chuyển địa điểm. Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế. Có thể tính toán thiệt hơn, ví dụ di chuyển các cây trồng chủ chốt và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực mát mẻ thuận lợi hơn và thích hợp hơn cho các cây trồng trong tương lai.

Nghiên cứu. Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng.

Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi. Một kiểu hoạt động thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. Những hoạt động đó trước đây ít được để ý đến và ít được ưu tiên, nhưng tầm quan trọng của chúng tăng lên do cần có sự hợp tác của nhiều cộng đồng, lĩnh vực, khu vực trong việc thích ứng với BĐKH.

 

=> Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 47: Bảo vệ môi trường

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay