Đáp án Hóa học 10 chân trời sáng tạo Bài 10: Liên kết cộng hóa trị (P1)
File đáp án Hóa học 10 chân trời sáng tạo Bài 10: Liên kết cộng hóa trị (P1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án hóa học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 10: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
1. SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
Câu 1: Quan sát các hình từ 10.1 đến 10.3, cho biết quy tắc octet đã được áp dụng ra sau khi các nguyên tử tham gia hình thành liên kết
Trả lời:
Khi các nguyên tử tham gia hình thành liên kết chúng đều có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng tương ứng với khí hiếm gần nhất
Câu 2: Giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử HCL, O2 , N2
Trả lời:
- Sự hình thành liên kết trong phân tử HCl: trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử nguyên tố H và nguyên tử nguyên tố Cl góp chung 1 electron và sử dụng chung các electron góp chung để tạo thành lớp vỏ ngoài cùng tương ứng với khí hiếm He, Ar
- Sự hình thành liên kết trong phân tử O2: mỗi nguyên tử nguyên tố O góp chung 2 electron và sử dụng chung các electron góp chung đó để tạo thành lớp vỏ tương ứng với khí hiếm Ne
- Sự hình thành liên kết trong phân tử N2: mỗi nguyên tử nguyên tố N góp chung 3 electron và sử dụng chung các electron góp chung đó để tạo thành lớp vỏ tương ứng với khí hiếm Ne
Câu 3: Thế nào là liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba?
Trả lời:
- Liên kết đơn là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử do 1 cặp electron liên kết
- Liên kết đôi là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử do 2 cặp electron liên kết
- Liên kết ba là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử do 3 cặp electron liên kết
Câu hỏi: Hai nguyên tử Cl mỗi nguyên tử góp chung 1 electron tạo thành một cặp electron dùng chung và liên kết cộng hóa trị trong phân tử Cl2 là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử Cl bằng một cặp electron dùng chung đó.
Trả lời:
Hai nguyên tử Cl mỗi nguyên tử góp chung 1 electron tạo thành một cặp electron dùng chung và liên kết cộng hóa trị trong phân tử Cl2 là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử Cl bằng một cặp electron dùng chung đó.
Câu 4: Viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của Cl2 , H2O, CH4
Trả lời:
Câu hỏi: Trình bày sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân
Trả lời:
Nguyên tử N góp chung 3 electron và 3 nguyên tử H mỗi nguyên tử góp chung 1 electron tạo thành ba cặp electron dùng chung và liên kết cộng hóa trị trong phân tử NH3 là liên kết được hình thành giữa ba nguyên tử H và 1 nguyên tử N bằng ba cặp electron dùng chung
2. LIÊN KẾT CHO - NHẬN
Câu 5: Biết phân tử CO cũng có liên kết cho- nhận. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của CO
Trả lời:
Câu 6: Cho biết đặc điểm của nguyên tử "cho" và nguyên tử "nhận" trong phân tử liên kết cho- nhận
Trả lời:
Trong liên kết cho - nhận, cặp electron chung giữa hai nguyên tử tham gia liên kết chỉ do nguyên tử "cho" đóng góp và nguyên tử "nhận" thì không đóng góp electron và dùng chung cặp electron đó.
Câu hỏi: Trình bày liên kết cho- nhận trong ion NH4+
Trả lời:
Trong phân tử NH3, nguyên tử N còn 1 cặp electron chưa liên kết, ion H+ có orbital trống, không chứa electron. Khi đó NH3 kết hợp với ion H+, nguyên tử N sử dụng một cặp electron chưa liên kết làm cặp electron chung với ion H+ tạo thành ion NH4+. Trong ion NH4+ nguyên tử N đóng góp cặp electron chung nên là nguyên tử cho, H+ không đóng góp electron, đóng vai trò là nguyên tử nhận.
3. PHÂN BIỆT CÁC LOẠI LIÊN KẾT DỰA THEO ĐỘ ÂM ĐIỆN
Câu 7: Vì sao liên kết cộng hóa trị trong các phân tử Cl 2, O 2, N 2 là liên kết cộng hóa trị không phân cực?
Trả lời:
Liên kết cộng hóa trị trong các phân tử Cl2, O2, N2 là liên kết cộng hóa trị không phân cực vì là liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung không lệch về phía nguyên tử nào.
Câu 8: Trong các phân tử HCl, NH3 và CO2, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử nào? Giải thích
Trả lời:
- Trong các phân tử HCl, NH3 và CO2, cặp electron chung lệch về phía các nguyên tử lần lượt là Cl, N, O
- Vì độ âm điện của H nhỏ hơn Cl, độ âm điện của H nhỏ hơn N, độ âm điện của C nhỏ hơn O
Câu hỏi: Nêu thêm ví dụ về phân tử có liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết cộng hóa trị phân cực. Viết công thức electron của chúng để minh họa
Trả lời:
- Ví dụ về phân tử có liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết cộng hóa trị phân cực. Viết công thức electron của chúng để minh họa
- Phân tử H2có liên kết cộng hóa trị không phân cực
- Phân tử AlCl3có liên kết cộng hóa trị phân cựC
Câu 9: Liên kết cộng hóa trị trong phân tử dạng A 2 luôn là liên kết cộng hóa trị phân cực hay không phân cực? Giải thích
Trả lời:
- Liên kết cộng hóa trị trong phân tử dạng A2luôn là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
- Vì độ âm điện của 2 nguyên tử A luôn bằng nhau
Câu 10: Em có nhận xét gì khi cặp electron chung trong liên kết lệch hẳn về phía một nguyên tử?
Trả lời:
Khi cặp electron chung trong liên kết lệch hẳn về phía một nguyên tử thì liên kết đó là liên kết cộng hóa trị phân cực hoặc liên kết ion.
Câu hỏi: Cho biết loại liên kết trong các phân tử MgCl2, CO2, C2H4?
Trả lời:
- Hiệu độ âm điện của Mg và Cl là: 3,16 - 1,31 = 1,85 nên liên kết trong phân tử MgCl là liên kết ion
- Hiệu độ âm điện của C và O là: 3,44 - 2,55 = 0,89 nên liên kết trong phân tử CO2 là liên kết cộng hóa trị phân cực
- Hiệu độ âm điện của C và H là: 2,55 - 2,2 = 0,35 nên liên kết trong phân từ C2H4 là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
4. SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT σ, π VÀ NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT
Câu 11: Quan sát các hình từ 10.5 đến 10.8 cho biết liên kết nào trong mỗi phân tử được tạo thành bởi sự xen phủ trục hoặc xen phủ bên của các orbital
Trả lời:
Liên kết cộng hóa trị trong mỗi phân tử được tạo thành bởi sự xen phủ trục hoặc xen phủ bên của các orbital
Câu 12: Mô tả sự hình thành liên kết σ
Trả lời:
Liên kết σ là loại liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự xen phủ trục của hai orbital
Câu 13: Mô tả sự hình thành liên kết π
Trả lời:
Liên kết π là loại liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự xen phủ bên của hai orbital. Vùng xen phủ nằm hai bên đường nối tâm hai nguyên tử.
Câu 14: Quan sát hình 10.8, hãy so sánh sự hình thành liên kết σ và liên kết π
Trả lời:
Liên kết σ tạo thành bởi sự xen phủ trục, liên kết π tạo thành bởi sự xen phủ bên.
Câu 15: Theo em thế nào là liên kết nội? Phân tử nào dưới đây có chưa liên kết bội Cl2, HCl, O2 và N2?
Trả lời:
- Liên kết bội là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng hai hoặc ba cặp electron góp chung. Liên kết này được biểu thị bằng hai gạch nối hoặc ba gạch nối
- Phân tử chứa liên kết bội là O 2và N 2
Câu 16: Sự xen phủ có sự tham gia của orbital nào luôn là xen phủ trục?
Trả lời:
Sự xen phủ có sự tham gia của orbital s luôn là xen phủ trục
Câu 17: Số liên kết σ và liên kết π trong mỗi liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết và lần lượt bằng bao nhiêu?
Trả lời:
- Liên kết đơn có 1 liên kết σ
- Liên kết đôi có 1 liên kết σ và 1 liên kết π
- Liên kết ba có 1 liên kết σ và 2 liên kết π