Đáp án Hóa học 10 chân trời sáng tạo Đáp án Hóa học 10 chân trời sáng tạo Bài 12: Phản ứng oxi hóa - khử (P1)
File đáp án Hóa học 10 chân trời sáng tạo Đáp án Hóa học 10 chân trời sáng tạo Bài 12: Phản ứng oxi hóa - khử (P1) . Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án hóa học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
4. Ý NGHĨA CỦA PHẢN ỨNG OXI HÓA- KHỬ
Câu 7: Lập phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy gas trong không khí và phản ứng kích nổ hỗn hợp nhiên liệu của tàu con thoi. Xác định vai trò của các chất trong mỗi phản ứng
Trả lời:
Khí gas chủ yếu có thành phần propane (C3H8) và butan (C4H10)
Phương trình hóa học đốt cháy khí gas:
- C3H8+ 5O2 (to)---> 3CO2 + 4H2O
- 2C4H10+ 13O2 (to)---> 8CO2 + 10H2O
Câu 8: Quan sát hình 12.7 và đọc thông tin, hãy lập phương trình hóa học của phản ứng quang hợp dưới cây xanh. Quá trình quang hợp của thực vật có vai trò như thế nào với cuộc sống ?
Trả lời:
Phương trình hóa học của phản ứng quang hợp ở cây xanh:
6CO2 + 12H2O ---> C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
Quá trình quang hợp đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của các sinh vật trên Trái đất, đặc biệt là quá trình quang hợp ở cây xanh, tạo ra khí Oxy – là nguồn sống của hầu hết các sinh vật. Dưới đây là 3 vai trò quan trọng nhất của quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật.
- Tổng hợp chất hữu cơ: sản phẩm của quang hợp tạo ra hợp chất hữu cơ cung cấp nguồn thức ăn cho tất cả các sinh vật, dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp và chế tạo ra thuốc chữa bệnh cho con người.
- Tích lũy năng lượng: chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành các liên kết hóa học, cung cấp và tích lũy năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật.
- Điều hòa không khí: quá trình quang hợp ở cây xanh hấp thụ khí CO2, giải phóng khí O2và nước có tác dụng điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính đem lại không khí trong lành cho trái đất.
Câu 9: Tìm thông tin về "Luyện kim", viết phản ứng của khí carbon monoxide khử ion (III) oxide ở nhiệt độ cao. Lập phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron, xác định vai trò của chất trong phản ứng
Trả lời:
Phản ứng của khí carbon monoxide khử ion (III) oxide ở nhiệt độ cao:
CO + Fe2O3 ---> 2Fe + 3CO2
Chất khử: C+2
Chất oxi hóa: Fe+3
Câu 10: Đọc thông tin về “Điện hóa” để biết được phản ứng oxi hóa – khử gắn liền với cuộc sống. Lập phương trình hóa học của phản ứng sinh ra dòng điện trong pin khi zinc phản ứng với manganese.
Trả lời:
Câu hỏi: Hãy nêu thêm một số phản ứng oxi hóa- khử quan trọng gắn với đời sống hàng ngày
Trả lời:
Một số phản ứng oxi hóa- khử quan trọng gắn với đời sống hàng ngày:
- Gỉ sét: 3Fe + 2O2(trong điều kiện dư oxy) ---> Fe3O4
- Hô hấp kỵ khí: C6H12O6---> 2C2H5OH + 2CO2 + năng lượng
BÀI TẬP
Câu 1: Tính số oxi hóa của nguyên tử có đánh dấu * trong các chất và ion dưới đây:
- a) K2Cr*2O7, KMn*O4, KCl*O4, N*H4NO3
- b) Al*O-2, P*O43-, Cl*O3-, S*O42-
Trả lời:
Số oxi hóa của nguyên tử có đánh dấu * trong các chất và ion :
- a) Cr+6, Mn+7, Cl+7, N-3
- b) Al+3, P+5, Cl+5, S+6
Câu 2: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron, nêu rõ chất oxi hóa, chất khử trong mỗi trường hợp
- a) HCl + MnO2(to)---> MnCl2+ Cl2↑ + H2O
- b) KMnO4+ KNO2+ H2SO4 ---> MnSO4 + KNO3 + K2SO4 + H2O
- c) Fe3O4+ HNO3---> Fe(NO3)3 + NO ↑ + H2O
- d) H2C2O2+ KMnO4+ H2SO4 ---> CO2 ↑ + MNSO4 + K2SO4 + H2O
Trả lời:
- a) 4HCl + MnO2(to)---> MnCl2+ Cl2↑ + 2H2O
Chất khử: Cl-
Chất oxy hóa: Mn+4
- b) 2KMnO4+ 5KNO2+ 3H2SO4 ---> 2MnSO4 + 5KNO3 + K2SO4 + 3H2O
Chất khử: N+3
Chất oxi hóa: Mn+7
- c) 3Fe3O4+ 28HNO3---> 9Fe(NO3)3 + NO ↑ + 14H2O
Chất khử: N+5
Chất oxi hóa: Fe+8/3
- d) 5H2C2O2+ 6KMnO4+ 9H2SO4 ---> 10CO2 ↑ + 6MnSO4 + 3K2SO4 + 14H2O
Chất oxi hóa: Mn+7
Câu 3: Có nhiều hiện tượng xảy ra xung quanh ta, em hãy nêu hai phản ứng oxi hóa - khử gắn liền với cuộc sống hàng ngày và lập phương trình hóa học của các phản ứng đó bằng phương pháp thăng bằng electron.
Trả lời:
- Sắt bị gỉ trong không khí ẩm là phản ứng oxi hóa khử
Quá trình oxi hóa: Fe → Fe2+ + 2e
Quá trình khử: 2H2O + O2 + 4e → 4OH-
Fe2+ tan vào dung dịch có hòa tan khí O2. Tại đây, Fe2+ tiếp tục bị oxi hóa, dưới tác dụng của ion OH- tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O (oxit sắt(III) ngậm n phân tử nước).
4Fe + 3O2 + nH2O (t°)→2Fe2O3.nH2O
- Phản ứng oxi hóa hoàn toàn methane (thành phần chính của khí thiên nhiên)
CH4 + O2 (t°)→CO2 + H2O
Câu 4: Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế muối zinc chloride (ZnCl2) bằng một phản ứng oxi hóa - khử và một phản ứng không phải là phản ứng oxi hóa - khử.
Trả lời:
Phương trình hóa học của phản ứng điều chế muối zinc chloride (ZnCl2):
- 2HCl + Zn ---> H2+ ZnCl2 (phản ứng oxy hóa - khử)
- Zn(OH)2+ 2HCl ---> ZnCl2 + H2O (phản ứng không phải oxy hóa - khử)
Câu 5: Nhiên liệu rắn dành cho tên lửa tăng tốc của tàu vũ trụ con thoi là hỗn hợp gồm ammonium perchlorate (NH4ClO4) và bột nhôm. Khi được đốt đến trên 200oC, ammonium perchlorate nổ theo phản ứng sau:
NH4ClO4 (200oC) ---> N2 ↑ + Cl2 ↑ + O2 ↑ + H2O ↑
Lập phương trình hóa học của phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron
Trả lời:
Phương trình hóa học của phản ứng:
2NH4ClO4 (200oC) ---> N2 ↑ + Cl2 ↑ + 2O2 ↑ + 4H2O
=> Giáo án hóa học 10 chân trời bài 12. Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống (3 tiết)