Đáp án lịch sử 7 kết nối tri thức Bài 13: Đại Việt thời Trần
File đáp án lịch sử 7 kết nối tri thức Bài 13: Đại Việt thời Trần. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 13. ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (1226- 1400)1. Sự thành lập nhà Trần
Câu 1: Hãy cho biết nhà Trần được thành lập như thế nào.
Trả lời:
- Từ cuối thể kỉ XII: nhà Lý suy yếu, phải dựa vào họ Trần để dẹp tan các thế lực chống đối => Họ Trần từng bước thâu tóm quyền hành.
- 1/1226: Lý Chiêu Hoàng - vị vua cuối cùng của nhà Lý nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh => Nhà Trần được thành lập.
2. Tình hình chính trị
Câu 1: Hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị của Đại Việt thời Trần.
Trả lời:
Những nét chính về tình hình chính trị của Đại Việt thời Trần:
- Củng cố chế độ trung ương tập quyền, thi hành chính sách khoan hoà với nhân dân.
- Chia cả nước thành 12 lộ, phủ.
- Đơn vị hành chính ở địa phương: xã, do xã quan đứng đầu.
- Bộ máy chính quyền được tổ chức quy củ, hoàn thiện hơn thời Lý.
- Quan lại hưởng nhiều bổng lộc.
- Tôn thất họ Trần nắm giữ các vị trí trọng yếu trong triều, ở các địa phương và được phép lập thái ấp.
- Quân đội tiếp tục được hoàn thiện, gồm:
- Quân triều đình.
- Quân các lộ, phủ.
- Quân vương hầu.
- Dân binh các làng xã.
- Tiếp tục thi hành chính sách "ngự binh ư nông".
- Năm 1341: ban hành "Quốc triều hình luật".
- Thi hành chính sách ngoại giao hoà hiếu với phương Bắc và các nước như Chăm-pa, Chân Lạp, ...
3. Tình hình kinh tế, xã hội
Câu 1: Em hãy nêu những dẫn chứng chứng tỏ nhà Trần chú trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp.
Trả lời:
- Thi hành nhiều chính sách tích cực: khai hoang, đắp đê phòng lụt, xây dựng các công trình thuỷ lợi,...
- Cho phép các tôn thất lập điền trang.
Câu 2: Mô tả những nét chính về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần.
Trả lời:
- Thủ công nghiệp:
- Xưởng thủ công của nhà nước chuyên việc đúc tiền, chế tạo vũ khí,...
- Trưng dụng thợ giỏi để xây dựng các công trình lớn.
- Hình thành thêm nhiều làng nghề, sản phẩm thủ công đa dạng, được trao đổi và buôn bán ở các chợ, kinh thành Thăng Long.
- Thương nghiệp:
- Hoạt động buôn bán diễn ra ở khắp nơi.
- Các cửa khẩu dọc biên giới và các cửa biển trở thành những nơi buôn bán tấp nập, thu hút nhiều thuyền buôn và thương nhân các nước.
Câu 3: Xã hội thời Trần bao gồm những tầng lớp nào? Nêu đặc điểm của mỗi tầng lớp.
Trả lời:
- Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại): có nhiều đặc quyền, nắm giữ các chức vụ chủ chốt của bộ máy chính quyền, là chủ các thái ấp, điền trang.
- Nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân): cày cấy ruộng đất công làng xã, nhiều người phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ.
- Thợ thủ công và thương nhân tăng nhanh.
- Nông nô, nô tì: số lượng khá đông đảo, chuyên cày cấy trong các điền trang hoặc phục dịch gia đình quý tộc.
4. Tình hình văn hoá
- a) Tư tưởng văn hóa
Câu 1: Trình bày những nét chính về tư tưởng - tôn giáo thời Trần.
Trả lời:
Những nét chính về tư tưởng - tôn giáo thời Trần:
- Nho giáo ngày càng được nâng cao vị thế.
- Phật giáo được vua, quý tộc và nhân dân tôn sùng. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời do Trần Nhân Tông sáng lập.
- b) Giáo dục
Câu 1: Hãy trình bày những nét chính về tình hình giáo dục thời Trần.
Trả lời:
Những nét chính về tình hình giáo dục thời Trần:
- Quốc Tử Giám được mở rộng.
- Trường học xuất hiện ở nhiều địa phương.
- Các kì thi Nho học được tổ chức thường xuyên và quy củ hơn.
- c) Khoa học kĩ thuật
Câu 1: Nêu một số thành tựu chính về khoa học - kĩ thuật thời Trần. Em ấn tượng về thành tựu nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
Một số thành tựu chính về khoa học - kĩ thuật thời Trần:
- Sử học: Lê Văn Hưu biên soạn bộ Đại Việt sử ký - bộ sử đầu tiên của nước ta.
- Quân sự: có các tác phẩm như Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyên thư của Trần Quốc Toản.
- Y học: thầy thuốc Tuệ Tĩnh - chuyên nghiên cứu và viết sách về cây thuốc nam.
Em ấn tượng về thành tựu sử học nhất vì bộ sử đầu tiên ra đời là minh chứng rõ ràng nhất cho lịch sử nhiều biến động nhưng cũng rất hào hùng của dân tộc, giúp các thế hệ sau hiểu và trân trọng công lao của các anh hùng đời trước.
d, Văn học, nghệ thuật
Câu 1: Nêu những nét nổi bật về văn học thời Trần. Sự phát triển của dòng văn học chữ Nôm thời Trần có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
- Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm rất phát triển.
- Chữ Hán: sử dụng để sáng tác thơ, phú, hịch,... phản ánh âm hưởng hào hùng của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lòng yêu nước và tự hào dân tộc, ngợi ca cảnh thái bình thịnh trị.
- Văn học chữ Nôm: phản ánh cuộc sống bình dân với những tác giả nổi tiếng như Nguyễn Thuyên, Trần Nhân Tông, Chu Văn An,...
Ý nghĩa sự phát triển của dòng văn học chữ Nôm thời Trần:
- Thể hiện ý thức dân tộc cao khi sử dụng ngôn ngữ riêng của đất nước mình để sáng tác các tác phẩm văn học.
- Góp phần khẳng định người Việt có chữ viết, ngôn ngữ riêng của mình, thể hiện ý thức tự lập, tự cường của dân tộc.
- Làm cho nền văn học dân tộc ngày càng phát triển.
Câu 2: Hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc thời Trần.
Trả lời:
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thể hiện rõ nét trong các công trình xây dựng: kinh đô Thăng Long, thành Tây Đô,...
LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
Câu 1: Lập và hoàn thành bảng thống kê về một số thành tựu chính trên các lĩnh vực theo mẫu dưới đây.
Trả lời:
Lĩnh vực | Thành tựu | Ý nghĩa |
Tư tưởng - tôn giáo | - Vị thế của nho giáo ngày càng được nâng cao. - Phật giáo được vua, quý tộc và nhân dân tôn sùng. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời do Trần Nhân Tông sáng lập. | - Là quốc giáo, là chuẩn mực đạo đức cho hành vi của con người trong xã hội. - Góp phần củng cố và phát triển nhà nước phong kiến, xây dựng một nền văn hoá, giáo dục độc lập, tự chủ. |
Giáo dục | - Quốc Tử Giám được mở rộng. - Trường học xuất hiện ở khắp các địa phương. - Các kì thi Nho học được tổ chức thường xuyên và quy củ hơn. | Sự quan tâm, chú trọng của triều đình đối với việc học tập, thi cử để tuyển chọn người tài ra giúp nước. |
Khoa học - kĩ thuật | - Sử học: Lê Văn Hưu biên soạn bộ Đại Việt sử ký - bộ sử đầu tiên của nước ta. - Quân sự: có các tác phẩm như Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyên thư của Trần Quốc Toản. - Y học: thầy thuốc Tuệ Tĩnh - chuyên nghiên cứu và viết sách về cây thuốc nam. | Cho thấy sự phát triển song hành và không ngừng nghỉ của các yếu tố khoa học – kĩ thuật với tiến trình lịch sử. |
Văn học | - Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm rất phát triển. + Văn học chữ Hán: phản ánh âm hưởng hào hùng của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lòng yêu nước và tự hào dân tộc, ngợi ca cảnh thái bình thịnh trị. + Văn học chữ Nôm: phản ánh cuộc sống bình dân với những tác giả nổi tiếng như Nguyễn Thuyên, Trần Nhân Tông, Chu Văn An,... | - Thể hiện ý thức dân tộc cao khi sử dụng ngôn ngữ riêng của đất nước mình để sáng tác các tác phẩm văn học. - Làm cho nền văn học dân tộc ngày càng phát triển phong phú, đa dạng hơn. |
Nghệ thuật | Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thể hiện rõ nét trong các công trình xây dựng: kinh đô Thăng Long, thành Tây Đô,... | Thể hiện và phát huy bản sắc dân tộc, góp phần gìn giữ, lưu truyền cho các thế hệ sau. |
Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết sự thành lập triều Trần thay triều Lý vào đầy thế kỉ XIII có phù hợp với yêu câu lịch sử không? Vì sao?
Trả lời:
- Nhà Lý ngày càng suy yếu, không còn chăm lo đến đời sống nhân dân như trước mà quan lại chỉ lao vào ăn chơi, xa đọa.
- Lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra. Đời sống nhân dân khổ cực, các thế lực chống đối chính quyền cũng không ngừng gây chiến.
=> Yêu cầu bức thiết cần phải thay đổi bộ máy chính quyền để cải thiện đời sống nhân dân, phát triển kinh tế đất nước và đàn áp các thể lực chống đối.
Câu 3: Tìm hiểu thêm từ sách, báo và internet, hãy viết bài giới thiệu (khoảng 7-10) câu về một thành tựu văn hoá Đại Việt thời Trần còn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay.
Trả lời:
Giới thiệu về tháp Phổ Minh.
Tháp Phổ Minh (hay chùa Tháp) được xây dựng vào năm 1262, ở phía tây cung Trùng Quang của các vua nhà Trần. Là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Kiến trúc thời nhà Trần được bảo tồn khá nguyên vẹn ở đây. Tháp cao khoảng 20m, gồm 14 tầng. Nền tháp và tầng thứ nhất xây bằng đá, những tầng còn lại phía trên xây bằng gạch. Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái. Tầng tháp thứ nhất đặt trên bệ đá, có hai lớp cánh sen, lớp dưới chúc xuống, lớp trên ngửa lên đỡ lấy tháp hình vuông, mỗi cạnh rộng hơn 5m. Bệ và tầng thứ nhất có những hình chạm nông trên mặt đá như hoa lá, sóng nước, mây cuốn, đặc trưng cho phong cách trang trí thời nhà Trần. Mặt ngoài những viên gạch các tầng trên được trang trí hình rồng.
=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 13: Đại Việt thời Trần