Đáp án Ngữ Văn 10 kết nối tri thức Bài 7: Văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền
File đáp án Ngữ Văn kết nối tri thức Bài 7: Văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)
VĂN BẢN: NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
Câu 1: Bạn hình dung như thế nào về một con người có uy quyền?
Trả lời:
Tôi hình dung một con người có uy quyền là một người mà lời nói của họ có trọng lượng, người khác phải nghe theo, kính nể.
Câu 2: Bạn đã từng đọc cuốn sách hay xem bộ phim nào mà trong đó có nhân vật thực sự là một người uy quyền? Bạn hãy chia sẻ ấn tượng của mình về nhân vật ấy.
Trả lời:
Tôi đã từng xem các bộ phim cổ trang Trung Quốc. Nhân vật thực sự có uy quyền thường là Hoàng Thái Hậu, Hoàng Hậu, Hoàng Thượng.
Câu 1: Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả là chị đang ốm yếu, dù không biết chuyện gì đang xảy ra nhưng chị đinh ninh là Gia-ve lại muốn bắt chị. Bộ mặt gớm ghiếc của hắn khiến chị không chịu nổi, cảm thấy như tắt thở, chị lấy tay che mặt và kêu lên, giọng kinh hoàng. Có thể thấy Phăng-tin đang cảm thấy hoảng sợ.
Câu 2: Vì sao người kể chuyện lại lưu ý "từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi"?
Trả lời:
Người kể chuyện lưu ý "từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi" vì Giăng Van-giăng đã tự thú thân phận thực sự của mình, anh không còn là thị trưởng Ma-đơ-len.
Câu 3: Chú ý cách miêu tả giọng nói của Gia-ve.
Trả lời:
Cách miêu tả giọng nói của Gia-ve cho thấy Gia-ve là một nhân vật tàn ác, nhẫn tâm, đang gào thét để thỏa mãn sự hung hăng của mình.
Câu 4: Tại sao Phăng-tin cảm thấy "cả thé giới đang tan biến"?
Trả lời:
Phăng-tin cảm thấy "cả thế giới đang tan biến" vì "chị trông thấy tên chó săn Gia-ve tóm cổ ông thị trưởng và chị thấy ông thị trưởng cúi đầu", những gì chị tin tưởng trước nay lại bị thay đổi.
Câu 5: Chú ý ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve và ngôn ngữ của Giăng Van-giăng
Trả lời:
Qua lời đối thoại, ta thấy ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve cho thấy sự đắc ý, hống hách, ra oai và muốn người khác phải quỵ lụy mình. Ngôn ngữ của Giăng Van-giăng vẫn chừng mực, lịch sự, khiêm tốn.
Câu 6: Phăng-tin có phản ứng và cảm xúc như thế nào khi nghe nhắc đến đứa con gái của mình?
Trả lời:
Khi nghe nhắc đến đứa con gái của mình, Phăng-tin có phản ứng là run lên bần bật và cảm xúc của cô lúc này bị kích động.
Câu 7: Chú ý thái độ của Gia-ve khi nói về Giăng Van-giăng.
Trả lời:
Khi nói về Giăng Van-giăng, Gia-ve có thái độ miệt thị, khinh thường.
Câu 8: Tại sao Gia-ve lại thấy run sợ?
Trả lời:
Gia-ve run sợ vì Giăng Van-giăng vì sức mạnh và lời nói của Giăng Van-giăng.
Câu 9: Chú ý hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện.
Trả lời:
Hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện đang dẫn dắt và đồng hành cùng người đọc.
Câu 10: Thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve thể hiện ở câu nói sau cùng trong đoạn trích.
Trả lời:
Thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve thể hiện ở câu nói sau cùng trong đoạn trích cho thấy sự phớt lờ, thả trôi, mặc kệ có phần khinh thường của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve.
Câu 1: Có thể chia đoạn trích làm mấy phần? Hãy xác định mối liên hệ giữa các phần ấy.
Trả lời:
Có thể chia văn bản thành hai phần:
- Phần 1: Từ đầu... Phăng tin tắt thở: Gia-ve tới bắt Giang Van-giăng, gây ra cái chết của Phăng-tin.
- Phần 2: Còn lại: Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền.
Câu 2: Bạn cảm nhận như thế nào về thái độ và cách ứng xử của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin?
Trả lời:
- Giăng Van-giăng có thái độ cảm thông, cư xử mềm mỏng, nhẹ nhàng, tôn trọng Phăng-tin.
- Theo tôi, Giăng Van-giăng có thể đã "thì thầm bên tai Phăng-tin" ngay sau khi chị qua đời là lứa sẽ đem Cô-dét - con gái của chị về.
Câu 3: Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve hiện lên như thế nào? Hãy nhận xét về thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này.
Trả lời:
* Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve hiện lên:
- Có "bộ mặt gớm ghiếc".
- Lời nói cộc lốc, thể hiện sự hách dịch, thô bỉ, điên cuồng, là "tiếng ác thú gầm".
- Cặp mắt "nhìn như cái móc sắt".
- Điệu cười dữ tợn, phô cả hàm răng.
* Thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này là thái dô đối nghịch, khinh ghét.
Câu 4: Phân tích sự thay đổi trong ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve theo diễn biến của đoạn trích.
Trả lời:
Sự thay đổi trong ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve theo diễn biến của đoạn trích:
- Trước khi Phăng-tin chết: Giăng Van-giăng có thái độ mềm mỏng, nhún nhường Gia-ve.
- Sau khi Phăng-tin chết: Giăng Van-giăng trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn, không còn nể Gia-ve như trước. Hành động bẻ gãy thanh giường sắt và lời nói rất nhỏ mang tính đe dọa của anh khiến Gia-ve phải run sợ.
=> Giăng Van-giăng từ sự mềm mỏng có phần nhún nhường đã trở nên quyết liệt, mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, anh đang "lấy lại uy quyền".
Câu 5: Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba có được thể hiện trong đoạn trích này không? Vì sao?
Trả lời:
Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba chưa được thể hiện hết trong đoạn trích này. Vì:
- Người kể chuyện đã đưa cho người đọc cái nhìn có mang thái độ của mình: bênh vực Giăng Van-giăng, Phăng-tin và lên án Gia-ve.
- Tuy nhiên, quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba chưa được thể hiện hết vì đã không thể biết Giăng Van-giăng thì thầm điều gì vào thi thể của Phăng-tin.
Câu 6: Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, nhân vật nào thật sự có uy quyền? Do đâu bạn khẳng định như vậy?
Trả lời:
- Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, nhân vật Giăng Van-giăng thật sự có uy quyền.
- Tôi khẳng định như vậy vì Giăng Van-giăng là người lễ độ, anh biết mình có thể đánh bại Gia-ve nhưng anh chỉ thể hiện nó khi cần thiết
Câu 7: Trong đoạn trích này, theo bạn, điều gì mới làm nên uy quyền của một con người?
Trả lời:
Trong đoạn trích này, theo tôi, điều làm nên uy quyền của một con người là: tình thương người, sự lương thiện và lòng dũng cảm.
Câu 1: Bạn có cảm thấy hứng thú khi đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri không
Trả lời:
Các tác phẩm tự sự thường được kể bởi người kể chuyện toàn tri hoặc từ điểm nhìn của các nhân vật (hạn tri). Có người cho rằng, người kể chuyện toàn tri là một ước vọng phi thực tế. Vì vậy mà họ thích câu chuyện được kể từ điểm nhìn của các nhân vật trong truyện hơn. Nhưng cũng có người lại thích đọc tác phẩm được kể bởi người kể chuyện toàn tri. Vì khi đó người đọc có được cái nhìn bao quát về sự việc. Dù tác phẩm tự sự có được kể bởi người kể chuyện toàn tri hay không, tôi cũng đều hứng thú nếu tác phẩm đó có một cốt truyện hấp dẫn hay ngôn từ và thông điệp hay, ý nghĩa. Người kể chuyện của tác phẩm với tôi chỉ là một yếu tố.
=> Giáo án ngữ văn 10 kết nối tiết: Văn bản 1- Người cầm quyền khôi phục uy quyền