Đáp án Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức Bài 17. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường
File đáp án Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức Bài 17. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt Tải về
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức (bản word)
CHỦ ĐỀ 8: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI 17: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP VỀ KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI, GIÁO DỤC, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, MÔI TRƯỜNG
Mở đầu
Câu hỏi: Em hãy chia sẻ một khẩu hiệu về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường mà em biết. Theo em, khẩu hiệu đó được sử dụng để làm gì?
Trả lời:
- Về kinh tế: “Viết nên cuộc sống” của hãng bút bi Thiên Long: câu khẩu hiệu trên nhằm mục đích giới thiệu cho người dùng biết đến hãng bút bi Thiên Long, vừa ngắn gọn, mục tiêu rõ ràng hướng đến mục tiêu là giới thiệu bút bi, không gây phản cảm và luôn nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm
- Văn hóa: “xếp hàng là văn minh”: câu khẩu hiệu trên nói về văn hóa xếp hàng, mục đích sử dụng của câu nói này nhằm tuyên truyền đến mọi người về việc xếp hàng khi có việc gì liên quan đến việc thứ tự trước sau không bon chen ồ ạc gây ảnh hưởng đến mọi người và nơi công cộng.
- Giáo dục: “Việc học của bạn, tương lai của đất nước”: dùng để nói lên tầm quan trọng của việc học tập của mỗi cá nhân trên đất nước VN, việc học giúp nâng cao tri thức, nâng cao dân trí xã hội, góp phần làm cho đất nước phát triển và giàu mạnh.
- Khoa học và công nghệ: “connecting people – Kết nối mọi người”: ý muốn nói khoa học giúp kết nói con người lại với nhau câu khẩu hiệu trên của hãng điện thoại di động nổi tiếng : Nokia
- Môi trường: “Môi trường hôm nay - cuộc sống ngày mai” : dùng đê nói lên tầm quan trọng của môi trường ta đang sống, bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
Nội dung của của Hiến pháp năm 2013 về về kinh tế
Câu 1: Em hãy nêu ý kiến nhận xét về câu nói của nhân vật anh trai trong hội thoại 1?
Trả lời:
Anh trai nói về hình thức kinh doanh của anh trong xã họi hiện tại là loại hình kinh doanh tư nhân.
Câu 2: Em hãy phân biệt quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất?
Trả lời:
- Khi có quyền sử dụng đất được hường các quyền: chuyền đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn vvv. đối với mỗi loại đất việc thực hiện các quyền ở mức độ khác nhau. Quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất ở VN
- Về chiếm hữu đất đai: Nhà nước các cấp chiếm hữu đất đai thuộc phạm vi lãnh thổ của mình tuyệt đối và không điều kiện, không thời hạn, nhà nước cho phép người sử dụng được quyền chiếm hữu trên những khu đất, thửa đất cụ thể với thời gian có thể là lâu dài nhưng không phải là vĩnh viễn, sự chiếm hữu này chỉ là để sử dụng đúng mục đích được giao theo qui định của pháp luật.
- Quyền sử dụng đất đai: Nhà nước không trực tiếp sử dụng toàn bộ đất đai mà giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân, quyền sử dụng đất đã được nhà nước trao cho người sử dụng đất trên những thửa đất cụ thể
Nội dung của của Hiến pháp năm 2013 về văn hóa xã hội:
Câu 1: Em hãy lấy ví dụ thực tế để minh họa cho nội dung trong thông tin trên.
Trả lời:
Nhà nước đã tổ chức các hoạt động nghệ thuật như “nhã nhạc cung đình Huế” nhằm giữ gìn bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Câu 2: Theo em, nội dung về văn hóa, xã hội của Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào đến đời sống của nhân dân và sự phát triển của đất nước.
Trả lời:
Có ý nghĩa quan trọng đến đời sống của nhân dân giúp nâng cao quyền và nghĩa vụ của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, làm cho đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, giảm thiểu được tệ nạn xã hội
Nội dung của của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục
Câu 1: Em hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của hiến pháp năm 2013 về giáo dục.
Trả lời:
“Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” (Điều 39); “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục chuyên nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề” (Điều 61)..
Câu 2: Theo em, vì sao Nhà nước ta lại xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia?
Trả lời:
- Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế.
- Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.
- Thứ ba: trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người
- Do đó giáo dục- đào tạo có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục - đào tạo là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách giáo dục là quốc sách hàng đầu được thể hiện ngay trong Điều 35 của Hiến pháp 1992: “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, đến Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 thì sửa thành: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
- Như vậy, ngay trong quy định của Hiến pháp, Đảng và Nhà nước ta đã xác định tầm quan trọng của giáo dục. Theo quan điểm của nhà nước ta, không có sự đầu tư nào mang lại nhiều lợi ích như đầu tư cho giáo dục, bởi giáo dục là hoạt động mà qua đó hình thành nên nhân cách của công dân, đào tạo nên những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Nội dung của của Hiến pháp năm 2013 về khoa học, công nghệ
Câu 1: Quốc gia khởi nghiệp, Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
Trả lời:
Có ý nghĩa làm cho đất nước phát triển hơn giúp kêu gọi được các nguồn đầu tư của nước ngoài và mua bán ý tưởng kinh doanh.
Câu 2: O và D đã có ý tưởng gì trong việc sáng tạo để phát triển khoa học, công nghệ?
Trả lời:
- Ý tưởng của O là sản xuất một động cơ chạy bằng không khí nén
- Ý tưởng của D là công nghệ điện cát ( sản xuất điện từ cát)
Câu 3: Theo em, nội dung của Hiến pháp về khoa học, công nghệ có ý nghĩa như thế nào với đời sống của xã hội và sự phát triển của đất nước?
Trả lời:
Phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhà nước tạo điều kiện cho mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ
Nội dung của của Hiến pháp năm 2013 về môi trường.
Câu 1: Theo em, tại sao Hiến pháp có nội dung về môi trường
Trả lời:
Tại vì: môi trường rất quan trong đến sự sống và sự phát triển của con người, môi trường bị ảnh hưởng thì con người cũng trục tiếp bị ảnh hưởng theo vì vậy hiến pháp phải có luật bảo vệ môi trường để giúp phát triển sự sống và phát triển của con người
Câu 2: Hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp năm 2013 về môi trường.
Trả lời:
Hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5-6, học sinh các trường phổ thông trên cả nước đã tích cực thực hiện các biện pháp góp phần bảo vệ môi trường như: trồng nhiều cây xanh ở khu vực trường học và khu sinh sống; cùng người thân thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, hạn chế sử dụng túi nilon,...
Câu 3: Theo em, nội dung của hiến pháp về môi trường có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước và đời sống xã hội?
Trả lời:
Có ý nghĩa quản lí để sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khi hậu. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồ dưỡng thiệt hại.
Luyện tập
Câu 1: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
- Công dân Việt Nam có quyền kinh doanh tất cả các mặt hàng.
- Tài nguyên thiên nhiên là sở hữu của toàn dân nên người dân có thể tùy ý sử dụng.
- Tất cả mọi người đều được Nhà nước tạo điều kiện hưởng thụ lợi ích từ các hoạt động khoa học, công nghệ.
- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm riêng của cơ quan quản lí nhà nước về môi trường
Trả lời:
- Sai. Vì buôn bán mặt hàng cũng cần phải đăng kí giấy phép kinh doanh
- Sai vì cần sử dụng có mục đích và phù hợp với quy định pháp luật
- Đúng vì góp phần phát triển đất nước
- Sai vì bảo vệ môi trường là trách nhiệm mỗi công dân
Câu 2: Em có nhận xét gì về hành vi của các nhân vật, tổ chức trong những trường hợp sau?
- Ông S và con trai thường xuyên dùng kích điện đánh bắt cá trên sông
- Bà H nhập hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc về bán cho người dân
- Ông M thường tự pha chế thuốc trừ sâu sinh học an toàn cho người và môi trường để phun cho vườn cây ăn quả của gia đình.
- Trường T tổ chức cho học sinh tham quan triển lãm khoa học công nghệ của thành phố.
Trả lời:
- Sai vì đây là việc làm nguy hiểm và mang tính vi phạm pháp luật
- Sai vì vi phạm quy định kinh doanh của nhà nước
- Đúng vì nó không ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người
- Đúng vì tạo điều kiện cho học sinh T được học tập và tham gia phát triển
Câu 3: Xử lý tình huống
- Thôn của Q nằm cạnh một con sông lớn. Trong thôn có điểm thu gom rác thải để xử lí nhưng nhiều người vẫn có thói quen vức rác, xác vật nuôi, túi nilon,... xuống lòng sông vì cho rằng dòng sông lớn nên vức một vài túi rác xuống cũng không ảnh hưởng gì. Q cảm thấy mọi người làm như vậy là không tốt nhưng không biết nên làm gì để chấm dứt hành vi đó.
Nếu là Q, em sẽ làm gì?
- H (15 tuổi) rất thích nghiên cứu, chế tạo, lắp ráp các thiết bị công nghệ. Gần đây, H muốn tham dự một cuộc thi chế tạo robot nhưng bố mẹ không đồng ý vì lo ngại đến việc học tập .
Nếu là H, em sẽ làm gì để bố mẹ đồng ý cho tham dự cuộc thi?
Trả lời:
- Em sẽ tuyên truyền với mọi người về lợi ích của việc bảo vệ môi trường và thức tỉnh mọi người những tác hại môi trường bị ô nhiễm
- Em sẽ giải thích cho mẹ hiểu đây cũng là một trong những việc giúp em học hỏi nhiều điều và giúp em phát triển trí tuệ
Câu 4: Em hãy nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân đối với việc phát triển giáo dục, khoa học công nghệ.
Trả lời:
Nên làm:
- Tham gia các hoạt động nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ
- Chăm chỉ học tập
Không nên làm:
- Tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật
Vận dụng
Câu 1: Em hãy thiết kế một khẩu hiệu hoặc vẽ một bức tranh cổ động nhằm tuyên truyền các nội dung của Hiến pháp năm 2013 về văn hóa, giáo dục.
Trả lời:
HS thực hiện thiết kế
Câu 2: Em hãy viết một bài thuyết trình về trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và chia sẻ lại sản phẩm với cả lớp.
Trả lời:
Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Có rất nhiều hội nghị tầm cỡ toàn cầu hoặc khu vực đã được tể chức để bàn bạc và tìm ra hướng giải quyết nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay. Trong mấy năm gần đây, những thiên tai ghê gớm, khủng khiếp như động đất, sóng thần, cháy rừng, lũ lụt… xảy ra liên miên, chứng tỏ bà mẹ thiên nhiên đang nổi giận và trừng phạt loài người vì những hành vi cố tình xâm phạm và phá vỡ quy luật cân bằng sinh thái. Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Có thể lấy hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề này. Điều đáng buồn là hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn những chỗ khác thì mặc kệ. Cho nên rác rưởi, đồ phế thải, xác súc vật chết… cứ “vô tư” ném toẹt ra đường vì đã có đội vệ sinh dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận. Nhiều người nghĩ sai, làm sai sẽ dẫn đến tình trạng rác rưởi đầy đường, đầy vườn hoa, sông hồ, kênh rạch… gây mất mĩ quan thành phố và vô tình tiếp tay cho các dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm suy yếu sức khỏe của con người. Nếu có dịp đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chắc du khách sẽ rất ấn tượng về một thành phố của cây xanh, nhưng đồng thời cũng là thành phố của rác. Rác hiện diện khắp nơi: trên đường phố, trên cả những thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và lan tràn cả đến những nơi tôn nghiêm như Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng các ngôi chùa cổ kính. Còn bến tàu, bến xe, công viên… thì không chỗ nào mà không có rác. Ở thành phố Hồ Chí Minh, vài năm trở lại đây tình hình có khá hơn. Tệ nạn vứt rác ra đường đã giảm bớt, tuy vậy ở các khu nhà dân ven kênh rạch hoặc gần chợ búa ở ngoại thành thì tình hình ô nhiễm vẫn đáng sợ. Rác chất thải “sống chung” với người hết năm này qua năm khác. Chính quyền thành phố đã phải tốn nhiều công sức, tiền bạc để giải quyết vấn đề nhức nhối này nhưng vẫn chưa thể dứt điểm. Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi thối… ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Tình trạng này cũng đang được cải thiện bằng cách di dời các nhà máy, xí nghiệp… ra vùng ngoại vi thành phố, xa hẳn khu vực dân cư sinh sống và xây dựng hệ thống lọc nước thải công nghiệp đúng tiêu chuẩn an toàn. Một vấn đề nhức nhối khác là nạn “lâm tặc” phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng. Chủ trương đóng cửa rừng, giao rừng cho dân quản lí… hầu như rất ít hiệu quả. Nhiều người chỉ nhìn thấy nguồn lợi trước mắt là lâm sản khai thác được từ rừng mà không nhận thức được hậu quả lâu dài. Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi của sự sống, tàn phá chính cuộc sống của mình. Nạn lũ lụt, núi lở, lũ quét, lũ ống hàng năm cướp đi sinh mạng của bao người. Đất đai bạc màu, xói mòn… vì không được rừng bảo vệ. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người. Khai thác rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống là cần thiết, nhưng muốn được hưởng lợi ích lâu dài thì chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Bên cạnh việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng để tái tạo môi trường sống cho nhiều loài chim quý, thú quý; trồng rừng để tạo vành đai phòng hộ bảo vệ đất đai, mùa màng. Bảo vệ rừng đi đôi với việc bảo vệ hệ thống sông ngòi và biển cả. Hiện tượng cố tình biến kênh rạch, sông ngòi thành những cống lộ thiên có sẵn để chuyên chở nước thải công nghiệp cần phải chấm dứt để trả lại vẻ đẹp vốn có và sự sống cho chúng. Hiện tượng dùng chất nổ để khai thác thủy hải sản phải bị nghiêm cấm và trừng phạt vì đó là tội ác hủy diệt thiên nhiên. Rừng vàng, biển bạc không phải là của kho vô tận, khai thác mãi thì cũng vơi, cũng cạn. Con người nếu không biết bảo vệ thiên nhiên thì cũng có nghĩa là không biết bảo vệ chính mình. Cho nên, việc cần làm trước mắt là chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp