Đáp án Toán 7 chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương

File đáp án Toán 7 chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án toán 7 chân trời sáng tạo (bản word)

 

CHƯƠNG 3. HÌNH HỌC TRỰC QUAN CÁC HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄN

BÀI 1: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT – HÌNH LẬP PHƯƠNG

  1. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT

Bài 1: Hình nào dưới đây có 6 mặt đều là hình chữ nhật?

 Đáp án:

Hình b là hình có 6 mặt đều là hình chữ nhật.

 

Bài 2:

Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (Hình 4) và thực hiện các yêu cầu sau:

  • Nêu các góc ở đỉnh F.
  • Nêu các đường chéo được vẽ trong hình.
  • Đường chéo chưa được vẽ là đường nào?

Đáp án:

  • Các góc ở đỉnh F là: góc BFE, góc BFG, góc EFG
  • Các đường chéo được vẽ trong hình là: BH, AG, CE.
  • Đường chéo chưa được vẽ là: DF

      

Bài 3: Cho hình hộp chữ nhật ABCD. EFGH (Hình 4) có AD = 8 cm, DC = 5 cm, DH = 6,5 cm. Tìm độ dài các cạnh AB, FG, AE.

 Đáp án:

Có:

  • AB = DC = EF = HG, mà DC = 5 cm => AB = 5 cm
  • AD = BC = FG = EH, mà AD = 8 cm => FG = 8 cm
  • AE = FB = DH = CG, mà DH = 6,5 cm => AE = 6,5 cm

 

  1. HÌNH LẬP PHƯƠNG

Bài 1: Vật nào sau đây có tất cả các mặt đều có dạng hình vuông?                  

Đáp án:

Vật b có tất cả các mặt đều có dạng hình vuông.

Bài 2: Quan sát hình lập phương ABCD. A’B’C’D’ có: AB = 5 cm (Hình 8)

  • Tìm độ dài các cạnh BC, CC’
  • Nêu các góc ở đỉnh C
  • Nêu các đường chéo chưa được vẽ.

Đáp án:

  • Vì hình lập phương có tất cả các cạnh bằng nhau, ta có: AB = BC = CD = AD = AA’ = BB’ = CC’ = DD’ = A’B’ = B’C’ = C’D’ = D’A’

Mà AB = 5 cm

=> BC = CC’ = 5cm

  • Các góc ở đỉnh C là: góc BCD, góc BCC’, góc DCC’
  • Các đường chéo chưa được vẽ là: AC’ , A’C

 

Bài 3Trong hai tấm bìa ở Hình 9, tấm nào gấp được hình hộp chữ nhật, tấm bìa nào gấp được hình lập phương?

Đáp án:

Hình a gấp được thành hình lập phương. Vì 6 mặt của nó đều là hình vuông.

BÀI TẬP

Bài 1Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (Hình 10).

  1. a) Nêu các cạnh và đường chéo.
  2. b) Nêu các góc ở đỉnh B và đỉnh C.
  3. c) Kể tên những cạnh bằng nhau.

Đáp án:

  1. a) Các cạnh của hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH là: AB; BC; CD; DA; AE; BF; CG; DH; EF; FG; GH; HE

Đường chéo của hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH là: AG; BH; CE; DF

  1. b) Các góc ở đỉnh B là: góc ABF; góc ABC ; góc CBF

Các góc ở đỉnh C là: góc BCD; góc DCG ; góc BCG

  1. c) Những cạnh bằng nhau là:
  • AB = CD = EF = HG;
  • BC = AD = FG = EH;
  • AE = BF = CG = DH.

Bài 2Quan sát hình lập phương EFGH.MNPQ (Hình 11).

  1. a) Biết MN= 3 cm. Độ dài các cạnh EF, NF bằng bao nhiêu?
  2. b) Nêu tên các đường chéo của hình lập phương

Đáp án:
a) Vì hình lập phương có tất cả các cạnh bằng nhau 

=> EF = FG = GH = HE = EM = HQ = FN = GP = MN = NP = PQ = QM.

Mà MN = 3 cm

=> EF = NF = 3 cm

  1. b) Các đường chéo của hình lập phương là: EP; FQ; HN; GM.

Bài 3Trong các hình dưới đây, hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương?

 Đáp án:

Hình a, b là hình hộp chữ nhật vì có 6 mặt đều là hình chữ nhật

Hình c là hình lập phương vì có 6 mặt đều là hình vuông

Bài 4Trong hai tấm bìa ở các Hình 13b và Hình 13c, tấm hình nào có thể gấp được hình hộp chữ nhật ở Hình 13a?

Đáp án:

- Tấm bìa ở Hình 13b có thể gấp được hình hộp chữ nhật ở Hình 13a. 

- Vì Hình hộp chữ nhật ở hình 13a có 6 mặt hình chữ nhật bao gồm: các mặt đối diện bằng nhau, kích thước các mặt là: 4 cm x 3 cm, 3 cm x 1 cm, 4 cm x 1 cm.

 

=> Giáo án toán 7 chân trời bài 1: Hình hộp chữ nhật- Hình lập phương (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án toán 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay