Đề thi giữa kì 1 lịch sử và địa lí 4 cánh diều (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều giữa kì 1 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn LS&ĐL 4 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 4 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. |
Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………... |
Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. |
Mã phách |
"
Điểm bằng số
|
Điểm bằng chữ |
Chữ ký của GK1 |
Chữ ký của GK2 |
Mã phách |
ĐỀ BÀI
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Lược đồ khác với bản đồ ở điểm:
A. Có số liệu chính xác hơn. |
B. Có nội dung giản lược hơn. |
C. Có nội dung chi tiết hơn. |
D. Có hình ảnh rõ nét hơn. |
Câu 2 (0,5 điểm). Nghi lễ xuống đồng của lễ hội Lồng Tồng là:
- Nghi thức cày đường cày đầu tiên.
- Nghi thức gieo hạt lúa đầu tiên.
- Nghi thức xới lớp đất đầu tiên.
- Nghi thức đưa trâu ra đồng.
Câu 3 (0,5 điểm). Phát biểu không phải đặc điểm của vùng trung du là:
- Có các đồi dạng bát úp.
- Nằm giữa nơi giao nhau của núi và đồng bằng.
- Vùng trũng nằm giữa núi và đồng bằng..
- Có các cao nguyên nổi tiếng.
Câu 4 (0,5 điểm). Hai con sông đổ nước vào sông Hồng là:
- Sông Đà, sông Thu Bồn.
- Sông Lô, sông Chảy.
- Sông Đà, sông Lô.
- Sông Lô, sông Thu Bồn.
Câu 5 (0,5 điểm). Khi tìm hiểu về khí hậu ở địa phương em, em có thể tìm hiểu theo các ý chính nào?
- Có mấy mùa trong năm? Mỗi màu có đặc điểm gì?
- Có mấy mùa trong năm? Mỗi mùa có lượng mưa bao nhiêu?
- Có mấy mùa trong năm? Mỗi mùa có nhiệt độ trung bình là bao nhiêu?
- Có mấy mùa trong năm? Mỗi mùa có sự chênh lệch nhiệt độ và lượng mưa như thế nào?
Câu 6 (0,5 điểm). Chọn ý không đúng khi nói về con sông Đà vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Đổ nước vào sông Hồng.
- Dòng nước chảy xiết và mạnh.
- Dòng chảy hiền hòa, nước phù sa bồi đắp 2 bên bờ.
- Có nhiều thác ghềnh.
Câu 7 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây có nội dung nào?
A. Quặng sắt |
B. Than chì |
C. Thiếc |
D. A-pa-tít |
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là ý nghĩa của lễ hội Xương Giang?
- Tưởng niệm các anh hùng nghĩa sĩ Lam Sơn.
- Kỉ niệm chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.
- Byaf tỏ lòng biết ơn đối với các anh hùng nghĩa sĩ Lam Sơn.
- Kỉ niệm ngày nổ ra khởi nghĩa Lam Sơn.
Câu 9 (0,5 điểm). Khi tìm hiểu về ngành công nghiệp của địa phương em, em nên tập trung viết về điều gì?
- Tên các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp, tên các sản phẩm phổ biến của ngành ở địa phương.
- Tên các ngành công nghiệp, các sản phẩm được địa phương em làm ra.
- Tên các sản phẩm công nghiệp địa phương em làm ra, giá trị của các sản phẩm đó.
- Tên các sản phẩm, độ phổ biến của các sản phẩm công nghiệp của địa phương trên cả nước.
Câu 10 (0,5 điểm). Người dân vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đã làm gì để xây dựng công trình thủy điện?
- Ngăn sông, xẻ núi tạo hồ lớn.
- Đắp đập, xẻ núi ngăn dòng chảy.
- Đắp đập, ngăn sông tạo hồ lớn.
- Xây đập trữ nước ở hạ nguồn.
Câu 11 (0,5 điểm). Lễ giỗ Tổ Hùng Vương bao gồm:
- Phần lễ và phần hội.
- Phần lễ và phần nghi thức.
- Phần tế lễ và phần trò chơi.
- Phần nghi thức và phần hội.
Câu 12 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây mô tả nội dung gì?
- Cờ tướng.
- Cờ vua.
- Cờ người
- Cờ vây.
Câu 13 (0,5 điểm). Đâu không phải là nghi thức được thực hiện trong lễ tế và lễ dâng hương?
- Thụ lộc.
- Dâng lễ vật.
- Đọc văn tế.
- Thắp hương.
Câu 14 (0,5 điểm). Đặc điểm của vòng xòe Thái thường là:
- Điệu xòe hiếm thấy nhất.
- Mang tính chất giao lưu giữa người trong bản.
- Bắt buộc cần có người chỉ huy.
- Không hạn chế số người tham gia.
- PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Nêu các cách khai thác khoáng sản vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 2 (1,0 điểm). Lễ giỗ Tổ Hùng Vương thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc? Nêu cảm nghĩ của em về công ơn của các vua Hùng.
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………..
TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 – CÁNH DIỀU
Chủ đề/ Bài học |
Mức độ |
Tổng số câu
|
Điểm số |
||||||
Mức 1 Nhận biết |
Mức 2 Kết nối |
Mức 3 Vận dụng |
|||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
MỞ ĐẦU |
|||||||||
Bài 1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí |
1 |
1 |
0 |
0,5 |
|||||
CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG) |
|||||||||
Bài 2. Địa phương em (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) |
2 |
2 |
0 |
1,0 |
|||||
CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ |
|||||||||
Bài 3. Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ |
1 |
1 |
2 |
3 |
1 |
3,5 |
|||
Bài 4. Dân cư và hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ |
3 |
1 |
2 |
6 |
0 |
3,0 |
|||
Bài 5. Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương |
1 |
1 |
1 |
2 |
1 |
2,0 |
|||
Tổng số câu TN/TL |
8 |
1 |
4 |
1 |
2 |
0 |
14 |
2 |
10,0 |
Điểm số |
4,0 |
2,0 |
2,0 |
1,0 |
1,0 |
0 |
7,0 |
3,0 |
10,0 |
Tổng số điểm |
6,0 60% |
3,0 30% |
1,0 10% |
10,0 100% |
10,0 100% |
TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số câu TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TN (số câu) |
TL (số câu) |
TN
|
TL |
|||
MỞ ĐẦU |
1 |
0 |
||||
1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí |
Nhận biết |
Nhận biết được bản đồ và lược đồ khác nhau. |
1 |
C1 |
||
Kết nối |
||||||
Vận dụng |
||||||
ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG) |
2 |
0 |
||||
2. Địa phương em (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) |
Nhận biết |
- Nhận biết được câu hỏi có thể đặt ra khi tìm hiểu về khí hậu ở địa phương em. - Nhận biết được nội dung có thể kể về ngành công nghiệp của địa phương em. |
2 |
C5 C9 |
||
Kết nối |
||||||
Vận dụng |
||||||
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ |
11 |
2 |
||||
3. Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ |
Nhận biết |
- Nhận biết được hai con sông vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đổ nước vào sông Hồng. - Nêu các cách khai thác khoáng sản vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. |
1 |
1 |
C4 |
C1 |
Kết nối |
- Nêu được ý không phải đặc của vùng trung du. - Chọn được ý không đúng khi nói về sông Đà vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. |
2 |
C3 C6 |
|||
Vận dụng |
||||||
4. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ |
Nhận biết |
- Nhận biết được nghi lễ xuống đồng là nghi thức cày đường cày đầu tiên. - Nhận biết được cách thức khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Nhận biết đặc điểm của điệu xòe Thái là không hạn chế số người tham gia. |
3 |
C2 C10 C14 |
||
Kết nối |
Nêu được câu không phải là đặc điểm của lễ hội Xương Giang. |
1 |
C8 |
|||
Vận dụng |
- Nêu được nội dung ảnh minh họa. - Mô tả được nội dung hình ảnh minh họa. |
2 |
C7 C12 |
|||
5. Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương |
Nhận biết |
Nhận biết được lễ giỗ Tổ gồm phần lễ và phần hội. |
1 |
C11 |
||
Kết nối |
- Nêu được nghi thức không có trong lễ tế và dâng hương ngày giỗ Tổ.. - Lễ giỗ Tổ Hùng Vương thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc? Nêu cảm nghĩ của em về công ơn của các vua Hùng. |
1 |
1 |
C13 |
C2 |
|
Vận dụng |