Đáp án Công nghệ 10 cánh diều Bài 15. Biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng

File Đáp án Công nghệ 10 cánh diều Bài 15. Biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)

BÀI 15: BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Quan sát Hình 15.1 và cho biết tên biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

Trả lời:

  • Hình 15.1A: Canh tác
  • Hình 15.1B: Sử dụng giống lúa chịu sâu, bệnh
  • Hình 15.1C: Biện pháp cơ giới vật lí
  • Hình 15.1D: Hóa học
  • Hình 15.1E: Canh tác
  • Hình 15.1G: Sinh học

 

1. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ, SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

1.1. Biện pháp canh tác

Hình thành kiến thức: Hãy nêu mục đích cụ thể của các biện pháp kĩ thuật trong canh tác.

Trả lời:

Mục đích cụ thể của các biện pháp kĩ thuật trong canh tác:

  • Làm đất, vệ sinh đồng ruộng : giúp đất tơi xốp, phá hủy nơi ẩn nấp của sâu bệnh, giữ chất dinh dưỡng trong đất cho cây trồng.
  • Gieo trồng đúng thời vụ: giúp cây thích nghi phát triển, sinh trưởng tốt nhất.
  • Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí: kịp thời phát hiện sâu bệnh, bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây nâng cao khả năng kháng sâu bệnh, từ đó cây sinh trưởng, phát triển và đạt chất lượng tốt nhất.
  • Luân canh cây trồng: không cho sâu bệnh sống lâu với một loại cây trồng.

 

Luyện tập: Mô tả những hoạt động phòng, trừ sâu bệnh trong Hình 15.2.

Trả lời:

Mô tả những hoạt động phòng, trừ sâu bệnh trong Hình 15.2

  • Hình A: Làm đất
  • Hình B: Vệ sinh đồng ruộng
  • Hình C: Phun thuốc trừ sâu 
  • Hình D: Vun xới gốc cây
  • Hình E: Luân canh cây trồng
  • Hình G: Bón vôi quanh gốc cây

 

1.2. Biện pháp cơ giới, vật lí

Hình thành kiến thức: Cơ sở khoa học của biện pháp dùng bẫy đèn, bẫy dính để phòng trừ sâu hại là gì?

Trả lời:

Cơ sở khoa học của biện pháp dùng bẫy đèn, bẫy dính để phòng trừ sâu hại: Các loại sâu bọ và côn trùng gây hại cho cây bị thu hút bởi ánh sáng và màu sắc của bẫy đèn và bẫy dính. Dựa trên cơ sở này người ta đã áp dụng để có thể hạn chế và  phòng ngừa sâu bệnh

 

Luyện tập: Hãy mô tả những hoạt động phòng trừ sâu hại trong Hình 15.3:

Trả lời:

Mô tả những hoạt động phòng trừ sâu hại trong Hình 15.3:

  • Hình 15.3A: Dùng bẫy đèn
  • Hình 15.3B: Dùng bẫy dính để diệt sâu hại
  • Hình 15.3C: Dùng vợt bắt sâu

 

Vận dụng: Có thể áp dụng biện pháp cơ giới, vật lí nào để phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây trồng ở gia đình hoặc địa phương em?

Trả lời:

Các biện pháp cơ giới, vật lí có thể áp dụng để phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây trồng ở gia đình hoặc địa phương em là: Bẫy đèn, bẫy dính, bẫy mùi, cắt cành bị bệnh, dùng tay, dùng vợt bắt sâu bọ gây hại cho cây  trồng,...

1.3. Biện pháp sử dụng giống chịu sâu, bệnh

Hình thành kiến thức: Theo em, giống chống chịu sâu, bệnh phải có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Theo em, giống chống chịu sâu, bệnh phải có những đặc điểm: cấu trúc gen có hệ thống miễn dịch tốt, hình thái tự nhiên có một số đặc điểm như: gai, lớp biểu bì dày, tiết ra một số chất hóa học xua đuổi sâu bệnh, giai đoạn ra hoa, phát triển không trùng với giai đoạn phát triển mạnh mẽ của sâu bệnh,..  

Luyện tập: Ở gia đình, địa phương em đã sử dụng những giống kháng sâu, bệnh nào? Mô tả đặc điểm của giống cây trồng đó.

Trả lời:

  • Những giống kháng sâu, bệnh ở gia đình và địa phương em đã sử dụng là: Giống ngô DK6919S
  • Mô tả đặc điểm: Trái mập, ngắn, màu sắc đậm, đẹp, cây phát triển và thu hoạch nhanh cho năng suất cao

1.4. Biện pháp sinh học

Hình thành kiến thức: Biện pháp sinh học để tiêu diệt sâu, bệnh hại dựa trên cơ sở khoa học nào?

Trả lời:

Biện pháp sinh học để tiêu diệt sâu, bệnh hại dựa trên cơ sở khoa học: Sâu bệnh chỉ có thể gây hại được cho cây trồng khi chúng phát triển tích lũy đến số lượng cao vượt quá khả năng chống chịu của cây. Vì vậy, muốn hạn chế tác hại của sâu bệnh có hiệu quả, một mặt phải hạn chế số lượng sâu bệnh phát sinh, mặt khác phải tăng sức chống chịu cho cây.

⇒ Sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để ngăn dịch hại, giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

Luyện tập: Hãy cho biết các thiên địch trong Hình 15.4 tiêu diệt sâu hại ở giai đoạn biến thái nào?

Trả lời:

Hãy cho biết các thiên địch trong Hình 15.4 tiêu diệt sâu hại ở giai đoạn biến thái :

  • Ong bắp cày: giai đoạn phôi thai
  • Kiến vàng: trứng, nhộng
  • Bẫy Pheromone: sâu trưởng thành
  • Ong mắt đỏ: trứng, nhộng
  • Sâu bị nhiễm virus NPV: sâu trưởng thành
  • Bọ rùa: trứng, sâu non.
  • Chim sâu: nhộng, sâu trưởng thành
  • Bọ ngựa: nhộng, sâu trưởng thành.

Vận dụng: Tìm hiểu đặc điểm của một số thiên địch và chế phẩm sinh học thường dùng để phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây trồng phổ biến ở địa phương em.

Trả lời:

  • Các chế phẩm sinh học Bacillus thuringiensis phòng trừ sâu ăn lá, nấm ký sinh côn trùng Beauveria, Metarhizium,…
  • Các hoạt chất có nguồn gốc sinh học: Abamectin, Emamectin benzoate,Validamycin,…

1.5. Biện pháp hóa học

Hình thành kiến thức:

  1. Vì sao phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật?
  2. Vì sao khi phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật phải phun đều, không được phun ngược chiều gió, không phun lúc trời mưa?

Trả lời:

  1. Phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng và đạt hiệu quả tốt nhất giúp diệt trừ sâu bệnh hại tốt, tăng năng suất và chất lượng nông sản.
  2. Khi phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật phải phun đều, không được phun ngược chiều gió, không phun lúc trời mưa vì:
  • Không phun thuốc hóa học lúc mưa vì: Thuốc sẽ không bám được vào cây vì nước mưa sẽ rửa trôi thuốc hóa học. Bên cạnh đó, thuốc ngấm xuống đất làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, giết chết các vi sinh vật khác.
  • Không phun ngược hướng gió: Thuốc hóa học bay ngược chiều gió vào người phun thuốc gây nguy hiểm, dễ gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi.

Luyện tập: Quan sát Hình 15.5 và cho biết những hoạt động nào nên hay không nên thực hiện trong phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật? Vì sao?

Trả lời:

  • Những hoạt động không nên thực hiện trong phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật: A, B, D vì không đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động.
  • Những hoạt động nên thực hiện trong phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật: C, E, G vì các hoạt động đó đã đáp ứng các yêu cầu về an toàn lao động:
    • Mang dụng cụ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với thuốc (khẩu trang, găng tay,..);
    • Xử lí rác thải hợp lí sau khi sử dụng; dùng công nghệ phun thuốc trừ sâu hiện đại hạn chế các rủi ro do thuốc hóa học gây ra.

Vận dụng:

  1. Việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật ở địa phương em có tuân thủ nguyên tắc 4 dúng, an toàn cho người lao động và môi trường không? Vì sao?
  2. Tình huống 1: Gia đình bà X có thừa ruộng hơn 3000 m2 trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Gần đến đợt thu hoạch rau, bà X thấy trên ruộng xuất hiện sâu ăn lá. Theo em, bà X nên lựa chọn các biện pháp phòng trừ nào cho sâu ăn lá để vừa tiêu diệt được sâu và an toàn cho con người, môi trường? Vì sao?
  3. Tình huống 2: Trong quá trình sản xuất lúa, đến thời điểm bón phân thúc, ông Y thấy trên ruộng xuất hiện nhiều vết bệnh đạo ôn rất mới. Điều kiện thời tiết rất thích hợp cho bệnh tiếp tục phát triển (trời âm u, có sương mù nhiều, biên độ nhiệt cao,..). Theo em, ông Y nên xử lí như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

  1. Học sinh trả lời theo đặc điểm địa phương mình.
  2. Theo em, bà X nên lựa chọn các biện pháp cơ giới vật lí hoặc biện pháp  sinh học để vừa tiêu diệt được sâu và an toàn cho con người, môi trường. Vì các phương pháp đó đảm bảo thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng.
  3. Theo em, ông Y nên bón phân cân đối, phun thuốc phòng bệnh.

2. PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

2.2. Nguyên lí

Hình thành kiến thức:

  1. Vì sao phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng lại giữ được cân bằng được sinh thái?
  2. Vì sao phải thăm đồng thường xuyên?

Trả lời:

  1. Phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng lại giữ được cân bằng được sinh thái vì các cây sinh trưởng, phát triển tốt ⇒ giữ được cân bằng sinh thái.
  2. Phải thăm đồng thường xuyên để kịp thời nắm bắt tình trạng của cây từ đó có các biện pháp khắc phục xử lí kịp thời để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

3. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

Hình thành kiến thức:

  1. Cơ sở khoa học của việc sản xuất chế phẩm vi sinh phòng trừ sâu, bệnh hại là gì?
  2. Khi bảo quản chế phẩm vi sinh phòng trừ sâu hại cây trồng cần chú ý những vấn đề gì?

Trả lời:

  1. Cơ sở khoa học của việc sản xuất chế phẩm vi sinh phòng trừ sâu, bệnh hại :
  • Chế phẩm vi khuẩn: Tinh thể protein độc gây ngộ độc với một số loài sâu. Sau khi nuốt phải tinh thể protein độc, cơ thể sâu bị tê liệt và bị chết sau 2-4 ngày.
  • Chế phẩm virus: Sâu non mẫn cảm với virus, khi nhiễm cơ thể mềm nũn, màu sắc biến đổi và chết.
  • Chế phẩm nấm: Nấm túi kí sinh trên nhiều loại sâu bọ và rệp. Khi nhiễm cơ thể trương lên, các hệ cơ quan bị ép vào thành cơ thể sâu bọ, yếu dần rồi chết.
  1. Khi bảo quản chế phẩm vi sinh phòng trừ sâu hại cây trồng cần chú ý những vấn đề :
  • Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ, độ ẩm môi trường thích hợp;
  • Chú ý hạn sử dụng.

Vận dụng: Tìm hiểu các chế phẩm vi sinh phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng ở địa phương em.

Trả lời:

  • Chế phẩm vi sinh trừ bệnh cây trồng bao gồm các chủng vi sinh vật và nấm khuẩn có lợi như: Bacillus sp, Pseudomonas sp, Trichoderma sp 109CFU/g..
  • Thuốc thảo mộc Azadirachtin, Rotenone, Saponin, Matrine,… được dùng phòng trừ, xua đuổi và gây ngán nhiều sâu hại trên rau.           
  • Nấm đối kháng Trichoderma hạn chế một số loại nấm bệnh trong đất

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay