Đáp án Lịch sử 10 cánh diều Bài 1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

File Đáp án Lịch sử 10 cánh diều Bài 1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sửToàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)

BÀI 1. HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ

1. Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát các hình 1.1, 1.2 hãy:

  • Trình bày khái niệm lịch sử. Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
  • Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử qua sự kiện ngày 2/9/1945 ở Việt Nam.
  • Giải thích khái niệm Sử học.

Trả lời:

  • Trình bày khái niệm lịch sử, Sử học. Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:
    • Lịch sử được hiểu theo 3 nghĩa chính:
      • Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người. 
      • Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.
      • Là một môn khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
    • Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:
      • Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).
      • Nhận thưc lịch sử: là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra).
      • Hiện thực lịch sử có trước, nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử là duy nhất, không thể thay đổi, nhưng nhận thức lịch sử rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian. Hiện thực lịch sử luôn khách quan, còn nhận thức lịch sử vừa khách quan, vừa chủ quan. Nhận thức lịch sử có sự khác nhau là do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu.
  • Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử qua sự kiện ngày 2/9/1945 ở Việt Nam:
    • Hiện thực lịch sử: Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, trước hàng vạn quần chúng nhân dân, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đánh dấu thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là một hiện thực lịch sử.
    • Nhận thức lịch sử: về cách mạng tháng Tám năm 1945, đa số quan điểm cho rằng đây là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi. Bên cạnh đó, cũng có thể có nhiều quan điểm, nhận thức khác nhau về sự kiện này.

2. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của sử học

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Câu 1: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 1.3, 1.4, hãy trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học. Cho ví dụ cụ thể.

Trả lời:

  • Trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học: Đối tượng nghiên cứu của Sử học rất đa dạng, phong phú, mang tính toàn diện, gồm toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực,....) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, ngoại giao,....
  • Ví dụ cụ thể:
    • Nghiên cứu về quá trình hình thành khối cộng đồng người Việt ở Đà Lạt (1893 – 1945).
    • Nghiên cứu về thực trạng và những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tại di tích đền thờ vua Đinh ở làng Quan Thành (Triệu Sơn – Thanh Hóa).
    • Nghiên cứu về vai trò của Phật giáo đối với cư dân Lâm Đồng hiện nay.

2.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Sử học

Câu 1: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 1.1 hãy:

  • Nêu chức năng và nhiệm vụ của Sử học. Cho ví dụ. 
  • Cho biết ý nghĩa đoạn trích trong bài tựa "Đại Việt sử kí tục biên" của Phạm Công Trứ. 

Trả lời:

  • Chức năng và nhiệm vụ của Sử học:
    • Chức năng: Khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan và phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá khứ. 
    • Nhiệm vụ: Cung cấp những tri thức khoa học về lịch sử và giáo dục nêu gương. 
    • Ví dụ: Sử học cung cấp tri thức về đại thắng mùa xuân năm 1975, cho ta biết đây là một sự kiện quan trọng có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc, làm nức lòng bạn bè và nhân dân tiến bộ khắp năm châu bôn biển. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại đại hội lần thứ IV cũng chỉ rõ: “Đối với thế giới, thắng lợi của nhân dân ta đã đập tan cuộc phản công lớn nhất của tên đế quốc đầu sỏ chĩa vào các lực lượng cách mạng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đẩy lùi trận địa của chủ nghĩa đế quốc, mở rộng trận địa của CNXH, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy, làm yếu hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của các trào lưu cách mạng thời đại, đem lại lòng tin và niềm phấn khởi cho hàng trăm triệu người trên khắp trái đất đang đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và CNHX”.
  • Ý nghĩa đoạn trích trong bài tựa "Đại Việt sử kí tục biên" của Phạm Công Trứ: Nói về chức năng, nhiệm vụ của Sử học
    • Răn đe kẻ loạn tặc.
    • Người thiện biết thì có thể bắt chước, người ác biết thì có thể tự răn, quan hệ với chính trị không phải là ít. 

 

2.3. Nguyên tắc cơ bản của Sử học

Câu 1: Đọc thông tin tư liệu và quan sát Bảng 1.2, hãy:

  • Nêu ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học. 
  • Cho biết câu chuyện "Thôi trữ giết vua" phản ánh nguyên tắc nào của Sử học. Ý nghĩa của câu chuyện là gì?

Trả lời:

  • Ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học:
    • Định hướng việc nghiên cứu cho nhà sử học: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu.
    • Giúp nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức của người viết lịch sử. 
    • Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ, nhân văn. 
  • Câu chuyện Thôi Trữ giết vua được lưu truyền để tôn vinh đức tính phải luôn luôn tuân thủ nguyên tắc trung thực, khách quan trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử của nhà sử học (thà chết để bảo vệ nguyên tắc trung thực, khách quan; kiên quyết tôn trọng sự thật lịch sử, không xuyên tạc sự thật cho dù bị đe dọa như thế nào).

2.3. Nguyên tắc cơ bản của Sử học

Câu 1: Đọc thông tin tư liệu và quan sát Bảng 1.2, hãy:

  • Nêu ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học. 
  • Cho biết câu chuyện "Thôi trữ giết vua" phản ánh nguyên tắc nào của Sử học. Ý nghĩa của câu chuyện là gì?

Trả lời:

  • Ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học:
    • Định hướng việc nghiên cứu cho nhà sử học: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu.
    • Giúp nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức của người viết lịch sử. 
    • Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ, nhân văn. 
  • Câu chuyện Thôi Trữ giết vua được lưu truyền để tôn vinh đức tính phải luôn luôn tuân thủ nguyên tắc trung thực, khách quan trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử của nhà sử học (thà chết để bảo vệ nguyên tắc trung thực, khách quan; kiên quyết tôn trọng sự thật lịch sử, không xuyên tạc sự thật cho dù bị đe dọa như thế nào).

 

3. Các nguồn sử liệu và một số phương pháp cơ bản của Sử học

3.1. Các nguồn sử liệu

Câu 1: Đọc thông tin tư liệu và quan sát Bảng 1.3, các hình từ 1.5 đến 1.9, hãy phân biệt các nguồn sử liệu và cho biết giá trị của mỗi loại hình sử liệu.

Trả lời:

Phân biệt các nguồn sử liệu và giá trị của mỗi loại hình sử liệu:

  • Căn cứ vào mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị của các thông tin, sử liệu được chia làm 2 nguồn cơ bản: 
    • Sử liệu sơ cấp:
      • Là sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhất hoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu  như hồ sơ, văn kiện, nhật kí, ảnh chụp, đoạn băng hình, hiện vật gốc,....
      • Là bằng chứng quan trọng nhất của nhà sử học khi miêu tả, phục dựng lại quá khứ. 
    • Sử liệu thứ cấp: 
      • Là sử liệu được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu, thường là những công trình, tác phẩm, bài báo nghiên cứu về hiện thực lịch sử. 
      • Là tài liệu tham khảo (đã thông qua qua điểm tiếp cận, nhận thức của con người). 
  • Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia thành 4 loại hình cơ bản:
    • Sử liệu lời nói  - truyền khẩu: là nguồn sử liệu thông qua lời nói, truyền khẩu, gồm những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, giai thoại,....được lưu truyền từ đời này sang đời khác hoặc những lời kể của nhân chứng lịch sử. 
    • Sư liệu hiện vật: là nguồn sử liệu vật thể do con người tạo tác, gồm các di tích, công trình hoặc đồ vật cụ thể. 
    • Sử liệu hình ảnh: là nguồn sử liệu phản ánh về quá khứ thông qua tư liệu hình ảnh, gồm tranh ảnh, băng hình. 
    • Sử liệu thành văn: là nguồn sử liệu bằng chữ viết như sách, báo, bản ghi chép, nhật kí, hiệp ước,....

 

3.2. Một số phương pháp cơ bản của Sử học

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát các sơ đồ 1.2, 1.3, hãy nêu những nét chính về một số phương pháp cơ bản của Sử học.

Trả lời:

Những nét chính về một số phương pháp cơ bản của Sử học:

  • Phương pháp nghiên cứu:
    • Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu, khôi phục, mô tả các sự kiện, hiện tượng (về quá trình ra đời, phát triển và suy vong), gắn liền với bối cảnh lịch sử cụ thể. 
    • Phương pháp lo-gic: Tìm hiểu lịch sử trong hình thưc tổng quát để tìm ra các đặc điểm chung, bản chất, quy luật, mối quan hệ nhân quả của lịch sử. 
  • Phương pháp trình bày:
    • Phương pháp lịch đại: Trình bày theo trình tự thời gian trước - sau (mối liên hệ dọc), giúp người đọc thấy được tiến trình của lịch sử. 
    • Phương pháp đồng đại: Trình bày lịch sử theo không gian ở cùng giai đoạn (mối liên hệ ngang), giúp người đọc thấy được ở cùng một thời điểm có những sự kiện nào. 
  • Phương pháp tiếp cận - Phương pháp liên ngành: Sử học khai thác thông tin của nhiều ngành khoa học để làm sáng tỏ các sự kiện, hiện tượng lịch sử có liên quan.

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Sử học (1988): "Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải trung thực, khách quan". 

Trả lời:

Lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Sử học (1988): "Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải trung thực, khách quan" muốn nói đến nguyên tắc cơ bản của Sử học. Nguyên tắc khách quan, trung thực phải được đặt lên hàng đầu.

  • Khách quan: dựa trên các nguồn sử liệu, nhà sử học khôi phục lại hiện thực lịch sử một cách khách quan, không nhận thức phiến diện, một chiều.
  • Trung thực: nhà sử học cần trung thực, tôn trọng những gì đã diễn ra, không xuyên tạc, thêm hoặc bớt làm sai lệch hiện thực lịch sử. 

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy cho biết ý nghĩa câu nói của Giooc-giơ Ô-0en (người Anh): "Cách hữu hiệu nhất để hủy diệt một dân tộc là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết của họ về lịch sử của chinh họ".

Trả lời:

Ý nghĩa câu nói của Giooc-giơ Ô-0en (người Anh): "Cách hữu hiệu nhất để hủy diệt một dân tộc là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết của họ về lịch sử của chinh họ": 

  • Lịch sử của một dân tộc là những gì đã diễn ra trong quá khứ của dân tộc đó. 
  • Nắm được lịch sử của dân tộc ta sẽ biết:
    • Cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
    • Hiểu được tổ tiên, ông cha đã sống, lao động, đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay.
    • Giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành được ở người học ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.
  • Vì vậy,  "Cách hữu hiệu nhất để hủy diệt một dân tộc là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết của họ về lịch sử của chinh họ":

 

Câu 2: Tìm kiếm thông tin và giới thiệu những nguồn sử liệu có thể khôi phục sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2/9/1945. 

Trả lời:

Những nguồn sử liệu có thể khôi phục sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2/9/1945:

  • Sử liệu lời nói - truyền khẩu: lời kể của các nhân chứng lịch sử có mặt tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2/9/1945.
  • Sử liệu hình ảnh: Bản tuyên ngôn độc lập, hình ảnh Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2/9/1945, hình ảnh toàn thể nhân dân có mặt tại quảng trường,....
  • Sử liệu hiện vật: cờ, trang phục của bác, lá cờ,...

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay