Đáp án Toán 10 cánh diều C2. Bài tập cuối chương II

File Đáp án Toán 10 cánh diều C2. Bài tập cuối chương II. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án toán 10 cánh diều (bản word)

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG II

Bài tập 1: Biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình sau...

Đáp án:

  1. a) 3x - y > 3;

Vẽ đường thẳng d: 3x – y = 3. Đường thẳng d đi qua hai điểm (0; – 3) và (1; 0). 

Lấy điểm O (0; 0). Ta có: 3. 0 – 0 = 0 < 3 (vô lí)

Vậy miền nghiệm của bất phương trình 3x - y > 3 là nửa mặt phẳng không bị gạch không chứa điểm O (0; 0) không kể đường thẳng d.

  1. b) x + 2y ≤ -4;

Vẽ đường thẳng d: x + 2y = −4. Đường thẳng d đi qua hai điểm (0; -3) và (1; 0).

Lấy điểm O (0; 0). Ta có 0 + 2. 0 = 0 ≤ −4 (vô lí).

Vậy miền nghiệm của bất phương trình x + 2y ≤ −4 là nửa mặt phẳng không bị gạch không chứa điểm O (0; 0) kể cả đường thẳng d.

  1. c) y ≥ 2x - 5 2x - y ≤ 5

Vẽ đường thẳng d: 2x - y = 5.  Đường thẳng d đi qua 2 điểm (0; – 5) và (2,5; 0).

Lấy điểm O (0; 0). Ta có: 2. 0 - 0 = 0 ≤ 5 (luôn đúng)

Vậy miền nghiệm của bất phương trình 2x - y ≤ 5 là nửa mặt phẳng không bị gạch chứa điểm O (0; 0) kể cả đường thẳng d.

Bài tập 2: Biểu diễn miền nghiệm của mỗi hệ bất phương trình sau...

Đáp án:

  1. a)
  • Trong cùng mặt phẳng tọa độ Oxy, vẽ đường thẳng: 

d1: 2x − 3y = 6; 

d2: 2x + y = 2.

  • Gạch đi các phần không thuộc miền nghiệm của mỗi bất phương trình. Miền nghiệm của hệ bất phương trình là phần không bị gạch (chứa điểm O (0; 0), không kể các đường thẳng tương ứng) do tọa độ điểm O (0; 0) thỏa mãn các bất phương trình trong hệ.
  1. b)
  • Trong cùng mặt phẳng tọa độ Oxy, vẽ đường thẳng: 

d1: 2x + 5y = 10; 

d2: x − y = 4; 

d3: x = −2.

  • Gạch đi các phần không thuộc miền nghiệm của mỗi bất phương trình. Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền tam giác ABC kể cả biên.
  1. c)
  • Trong cùng mặt phẳng tọa độ Oxy, vẽ đường thẳng:

d1: x − 2y = 5; 

d2: x + y = 2; 

d3: x = 0; 

d4: y = 3

  • Gạch đi các phần không thuộc miền nghiệm của mỗi bất phương trình. Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền tứ giác ABCD kể cả biên.

 

Bài tập 3: Nhu cầu canxi tối thiểu cho một người đang độ tuổi trưởng thành...

Đáp án:

  1. a) Lượng canxi có trong x lạng đậu nành là 165x mg, y lạng thịt là 15y mg

Theo đề bài, ta có bất phương trình: 165x + 15y ≥ 1 300

  1. b) Chọn x = 10, y = 1 ta có: 165. 10 + 15. 1 = 1 665 ≥ 1 300 là mệnh đề đúng. 

Vậy (10; 1) là nghiệm của hệ bất phương trình.

 

Bài tập 4: Bác Ngọc thực hiện chế độ ăn kiêng qua thức uống với yêu...

Đáp án:

  1. a)Gọi số lượng cốc cho đồ uống thứ nhất và thứ hai mà bác Ngọc nên uống mỗi ngày lần lượt là x, y (x, y ∈ )

Theo đề bài, lượng calo trong cả 2 đồ uống là: 60x + 60y

Lượng vitamin A trong 2 đồ uống là: 12x + 6y

Lượng vitamin C trong 2 đồ uống là: 10x + 30y

Ta có hệ bất phương trình:   

  1. b)
  • Chọn x = 2, y = 3 ta có: 2 + 3 ≥ 5; 2. 2 + 3 ≥ 6; 2 + 3. 3 ≥ 9 là các mệnh đề đúng.

⇒ (2; 3) là nghiệm của hệ bất phương trình.

  • Chọn x = 3, y = 2 ta có: 3 + 2 ≥ 5; 2. 3 + 2 ≥ 6; 3 + 3. 2 ≥ 9 là các mệnh đề đúng.

⇒ (3; 2) là nghiệm của hệ bất phương trình.

Vậy bác Ngọc có thể chọn lựa 2 cốc cho đồ uống thứ nhất và 3 cốc cho đồ uống thứ hai hoặc 3 cốc cho đồ uống thứ nhất và 2 cốc cho đồ uống thứ hai.

 

Bài tập 5: Một chuỗi nhà hàng ăn nhanh bán đồ ăn từ...

Đáp án:

Gọi số nhân viên ca I và ca II lần lượt là x, y (x, y  *)

Mỗi ca 8 tiếng nên lương làm việc 1 ngày của ca I là: 20 000. 8 = 160 000 (đồng)

Lương làm việc một ngày của ca 2 là: 22 000. 8 = 176 000 (đồng)

Theo bài ra ta có hệ bất phương trình:   (*)

Tổng chi phí tiền lương mỗi ngày là: T = 160 000x + 176 000y (đồng)

Bài toán đưa về: Tìm x, y là nghiệm của hệ bất phương trình  sao cho T = 160 000x + 176 000y có giá trị nhỏ nhất.

Trước hết, ta xác định miền nghiệm của hệ bất phương trình (*) bằng cách vẽ đồ thị.

Miền nghiệm của hệ bất phương trình (*) là miền tứ giác ABCD với A(6; 18), B(6; 20), C(10; 20), D(8; 16).

Người ta chứng minh được: Biểu thức T = 160 000x + 176 000 y có giá trị nhỏ nhất tại một trong các đỉnh của tứ giác ABCD.

Tính giá trị của biểu thức T tại các cặp số (x; y) là tọa độ các đỉnh của tứ giác, ta có:

TA = 160 000. 6 + 176 000. 18 = 4 128 000

TB = 160 000. 6 + 176 000. 20 = 4 480 000

TC = 160 000. 10 + 176 000. 20 = 5 120 000

TD = 160 000. 8 + 176 000. 16 = 4 096 000

So sánh các giá trị trên ta thấy T nhỏ nhất bằng 4 096 000 khi x = 8 và y = 16 ứng với tọa độ đỉnh D.

Vậy để chi phí tiền lương mỗi ngày là ít nhất thì chuỗi nhà hàng cần huy động 8 nhân viên ca I và 16 nhân viên ca II, khi đó chi phí tiền lương cho 1 ngày là 4096000 đồng.

=> Giáo án toán 10 cánh diều bài: Bài tập cuối chương II

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Toán 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay