Phiếu trắc nghiệm HĐTN 8 kết nối Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 kết nối tri thức
BÀI 4: RÈN LUYỆN BẢN THÂN
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Theo em, quảng cáo là gì?
- Là một hoạt động truyền thông trong đó công ty phải đưa sản phẩm, thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng nhằm tăng mức độ phủ sóng của sản phẩm.
- Là một hoạt động kinh doanh trong đó công ty phải trả tiền để đưa sản phẩm, thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng nhằm tăng mức tiêu thụ hàng hóa.
- Là một hoạt động quảng bá của công ty nhằm tăng mức tiêu thụ hàng hóa.
- Là một hoạt động tuyên truyền của công để đưa sản phẩm, thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng.
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?
- Tiếp thị là một phần trong chiến lược quảng cáo sản phẩm.
- Tiếp thị cũng giống như quảng cáo đều nằm nâng cao doanh số bán sản phẩm.
- Tiếp thị là quá trình phát hiện nhu cầu về hàng hóa của người dùng và đáp ứng yêu cầu đó.
- Tiếp thị là quá trình cuối cùng của quảng cáo nhằm đem sản phẩm đến với tay người dùng.
Câu 3: Quảng cáo, tiếp thị có ảnh hưởng như thế nào đối với khách hàng?
- Đưa ra hình ảnh mang tính chất biểu tượng cho công ty.
- Thuyết phục khách hàng đó là sản phẩm ưu việt, đáng để trả tiền.
- Tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm của công ty.
- Đem lại lợi nhuận cho các bên cung câp dịch vụ quảng cáo, tiếp thị.
Câu 4: Loại hình quảng cáo nào em thường thấy nhất khi sử dụng các thiết bị điện tử?
- Quảng cáo truyền thống.
- Quảng cáo bán lẻ.
- Quảng cáo ngoài trời.
- Quảng cáo trực tuyến.
Câu 5: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?
- Người tự chủ luôn hành độn theo siuy nghĩ, ý thích của mình.
- Người tự chủ luôn cho mình là đúng, không quan tâm đến ý kiến của mọi người.
- Người tự chủ luôn có cái tôi lớn, không chịu lắng nghe người khác.
- Người tự chủ có thể kiềm chế được những ham muốn của bản thân.
Câu 6: Theo em, tự chủ là gì?
- Tự điều chỉnh cảm xúc, xuất phát từ bản thân mà không chịu sự chi phối, tác động của các yếu tố khác.
- Tự điều chỉnh suy nghĩ mà không chịu sự chi phối, tác động của các yếu tố khác.
- Tự điều chỉnh hành vi, không chịu sự chi phối, tác động của các yếu tố khác.
- Tự điều chỉnh hành vi, suy nghĩ , xuất phát từ bản thân mà không chịu sự chi phối, tác động của các yếu tố khác.
Câu 7: Đâu là cách để rèn luyện tính tự chủ?
- Coi trọng ý kiến cá nhân trong các cuộc tranh luận
- Bộc lộ rõ sự thẳng thắn, cương trực khi gặp các tình huống bất bình.
- Lập tức đưa ra phán đoán không cần cân nhắc những góp ý.
- Giữ bình tĩnh, tự tin để giải quyết vấn đề trong mọi hoàn cảnh.
Câu 8: Nên làm gì để thực hiện chi tiêu phù hợp trước ảnh hưởng của tiếp thị, quảng cáo?
- Xem nhiều quảng cáo trên mạng.
- Tải các ứng dụng mua sắm trực tuyến.
- Mua sắm theo những quảng cáo trên mạng.
- Tham khảo những chia sẻ và trải nghiệm của người khác .
Câu 9: Theo em như thế nào được coi là người tiêu dùng thông thái?
- Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo phong trào.
- Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo sự tư vấn của của mọi người và không quan tâm đến sự thiết yếu của sản phẩm.
- Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo đúng sở thích, mong muốn của bản thân.
- Là người mua và sử dụng các sản phẩm đúng mục đích, nhu cầu, yêu cầu không gây ra tình trạng lãng phí.
Câu 10: Vai trò của tính tự chủ là?
- Đánh giá được năng lực của bản thân.
- Nâng cao vị thế của mình.
- Thể hiện cái tôi trước mọi người.
- Thể hiện cá tính, chất riêng của mình.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải biểu hiện của sự tự chủ trong mối quan hệ đời sống?
- Luôn hỏi ý kiến mọi người về các vấn đề bản thân gặp phải, giúp đỡ mình trong các hoàn cảnh khó khăn.
- Chủ động thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động chung.
- Bình tĩnh để làm chủ hành vi, cảm xúc trong các mối quan hệ.
- Chủ động tìm phương án giải quyết các vấn đề phát sinh trong các mối quan hệ.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội?
- Bình luận và trả lời bình luận theo hướng tích cực.
- Chủ động xác minh thông tin trước khi chia sẻ.
- Tham gia các hội nhóm theo sự giới thiệu của bạn bè mà không có sự chọn lọc.
- Từ chối những lời mời kết bạn không đáng tin cậy .
Câu 3: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về lợi ích của quảng cáo, tiếp thị?
- Phân bổ các mặt hàng tới đúng các đối tượng cần sử dụng.
- Cải thiện nhận thức của khách hàng về thương hiệu hoặc văn hóa doanh nghiệp.
- Quảng cáo các sản phẩm hoặc dịch vụ mới cho khách hàng tiềm năng.
- Giữ chân cơ sở khách hàng hiện tại.
Câu 4: Đâu không phải là việc cần làm khi muốn kinh doanh?
- Lên ý tưởng về mặt hàng kinh doanh.
- Chiến lược đổi mới sản phẩm.
- Phán đoán khả năng thành công.
- Kế hoạch cụ thể kinh doanh.
Câu 5: Để kinh doanh có tỉ lệ thành công cao, người kinh doanh nên chú trọng vào điều gì?
- Nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm, doanh thu sau khi không tính vốn.
- Sự bắt mắt và mới mẻ của sản phẩm đối với thị trường, hình thức bán hàng.
- Kế hoạch tiếp thị và đối tượng sử dụng sản phẩm.
- Vốn kinh doanh và doanh thu bán hàng dự kiến.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Để người dùng dễ dang tiếp cận và tăng doanh thu sản phẩm, các nhà bán lẻ, các nhãn hàng đã bỏ ra chi phí để làm các biển quảng cáo trên các đường lớn và đông đúc người qua lại. Đây có có được coi là hành động nào?
- Đây là hành vi tiếp thị sản phẩm thông qua hình ảnh mang tính chất biểu tượng để thu hút sự chú ý đến nhãn hàng.
- Đây là hành vi tiếp thị sản phẩm bằng những hình ảnh, video mang đến thông điệp hoặc thông tin sản phẩm..
- Đây là hành vi quảng cáo sản phẩm bằng những hình ảnh, video mang đến thông điệp hoặc thông tin sản phẩm.
- Đây là hành vi quảng bá sản phẩm thông qua hình ảnh mang tính chất biểu tượng để thu hút sự chú ý đến nhãn hàng.
Câu 2: Việc đầu tiên khi bắt đầu một công việc kinh doanh cần làm là gì?
- Xác định tiền lãi sau khi đã trừ các chi phí kinh doanh.
- Lên chiến dịch truyền thông, quảng cáo, tiếp thị về sản phẩm của mình.
- Tìm kiếm thông tin sản phẩm của các cửa hàng khác tương tự mặt hàng của mình.
- Thăm dò, quan sát nhu cầu của thị trường về mặt hàng kinh doanh
Câu 3: Các trường hợp mua hàng qua các kênh quảng cáo, tiếp thị trực tuyến thường xảy ra rủi ro gì?
- Sản phẩm không được gửi đến nơi của người mua.
- Sản phẩm không giống với ảnh mẫu, hoặc mô tả.
- Sản phẩm được giao tới chậm hơn so với yêu cầu của người mua.
- Người mua không nhận được sự tư vấn của cửa hàng.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Lan xem quảng cáo về sản phẩm bàn học chống cận dành cho học sinh. Lan ngỏ ý muốn mẹ mua cho mình theo số điện theo trên trong quảng cáo trên tivi. Mẹ hứa sẽ xem xét giá của sản phẩm ở các cửa hàng khác rồi sẽ mua cho Lan. Mẹ Lan có phải ngươi tiêu dùng thông thái không?
- Mẹ Lan đã thực hiện việc tham khảo chất lượng, giá cả giữa các cửa hàng để lựa chọn sản phẩm phù hợp với kinh tế và nhu cầu sử dụng.
- Mẹ Lan đã thực hiện việc mua bán trực tiếp, không qua trung gian trên các quảng cáo.
- Mẹ Lan đã lựa chọn được sản phẩm tốt hơn so với sản phẩm có trong quảng cáo.
- Mẹ Lan đã quyết định mua cho Lan chiếc bàn học nhưng cần có sự chuẩn bị về kinh tế của gia đình.
Câu 2: Hà là học sinh mới của lớp. Thông qua quan sát cách giao tiếp, ứng xử của Hà, Vân có thiện cảm và muốn kết bạn với bạn ấy. Điều này thể hiện điều gì?
- Vân có sự quan sát, đánh giá về Hà điều đó thể hiện Vân là người tinh tế.
- Vân có quan điểm, sự quan sát, đánh giá về Hà trước khi đưa ra quyết định muốn kết bạn thể hiện sự tự chủ trong mối quan hệ bạn bè.
- Vân dựa vào việc đánh giá cảm tính và muốn kết bạn với Hà thể hiện Vân là một người sống tình cảm .
- Vân có thiện cảm với Hà do đó việc Vân muốn kết bạn với Hà thể hiện tình cảm bạn bè.
=> Giáo án HĐTN 8 kết nối Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân - Tuần 1