Trắc nghiệm bài 3.2: Gió lạnh đầu mùa

Ngữ văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3.2: Gió lạnh đầu mùa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1. Ai là tác giả của văn bản Gió lạnh đầu mùa?

  1. Thạch Lam
  2. Nguyễn Nhật Ánh
  3. Thái Bá Dũng
  4. Ô Hen-ri

Câu 2. Mẹ của Hiên làm nghề gì?

  1. Bán cháo
  2. Bán hàng ngoài chợ
  3. Vú em
  4. Mò cua bắt ốc

Câu 3. Ai là người đã nói cho vú già biết Sơn và Lan đã cho Hiên cái áo bông?

  1. Hiên
  2. Thằng Cúc, thằng Xuân
  3. Con Sinh
  4. Con Tý, con Túc

Câu 4. Khi chị Lan chạy về nhà lấy áo, Sơn có tâm trạng ra sao?

  1. Sơn háo hức chờ đợi
  2. Trong lòng Sơn tự nhiên thấy ấm áp, vui vui
  3. Sơn thấy tự hào vì mình đã làm được một việc tốt
  4. Chị Lan về lấy áo, Sơn lại thấy hơi lo vì chưa xin phép mẹ

Câu 5. Khi ý nghĩ cho áo bỗng thoáng qua trong trí, Sơn đã làm gì?

  1. Lập tức về nhà lấy áo cho Hiên
  2. Lưỡng lự suy nghĩ thật kĩ rồi về lấy áo
  3. Bảo chị Lan về nhà lấy áo
  4. Rủ chị Lan về lấy áo cho Hiên

Câu 6. Sắp xếp để được nội dung đúng từng phần của văn bản Gió lạnh đầu mùa.

Phần 1

a. Tâm trạng của chị em Sơn sau khi cho áo và kết thúc

Phần 2

b. Chuyện chị em Sơn ra chợ chơi với đám trẻ con nghèo và lấy áo bông cũ cho Hiên

Phần 3

c. Khung cảnh gia đình Sơn trong một buổi sớm mùa đông đến sớm.

Gợi ý:

1 – c, 2 – b, 3 – a.

Câu 7. Từ bịu xịu trong văn bản Gió lạnh đầu mùa có nghĩa là gì?

  1. Từ gợi tả dáng điệu của người tỏ ra hài lòng trong bộ quần áo đẹp
  2. Vẻ mặt làm nũng, đáng yêu
  3. Từ gợi tả vẻ mặt trông như sệ xuống, nặng ra lúc hờn dỗi hay lúc có gì đó thất vọng, buồn
  4. Tỏ thái độ ôn hòa sau khi có thái độ gay gắt

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1. Văn bản Gió lạnh đầu mùa thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Truyện vừa

C. Truyện dài

D. Tiểu thuyết         

Câu 2. Việc Sơn đi đòi lại áo từ Hiên có phải là biểu hiện của sự vô tâm không?

  1. Có. Vì Sơn đã đòi lại niềm hạnh phúc của Hiên.
  2. Có. Vì Sơn đã thay đổi quyết định, đùa cợt Hiên.
  3. Không. Vì đây là tâm lí thường tình của trẻ con.
  4. Không. Vì áo của Sơn, Sơn có quyền đòi lại.

Câu 3. Một truyện ngắn hay thường đặt chúng ta trước những băn khoăn, những chờ đợi để không muốn ngừng việc đọc.Từ vị trí người đọc, theo dõi các sự việc và tâm trạng nhân vật, em thấy Gió lạnh đầu mùa đã lần lượt đặt mình trước những chờ đợi như thế nào?

  1. Không đòi được áo, chị em Sơn sẽ thế nào? Có bị mẹ mắng không?
  2. Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo trước.
  3. Sau khi mẹ Hiên trả áo và về, mẹ sẽ làm gì với hai chị em Sơn?
  4. Sơn cũng thấy lạnh, vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị.
  5. Khi biết Sinh sẽ mách mẹ, hai chị em đi tìm Hiên đòi áo liệu có đòi được không?
  6. Chị em Sơn sẽ chơi với đám trẻ nghèo như thế nào? Họ sẽ làm gì khi thấy Hiên bị rét?

Câu 4. Tại sao Sơn lại nghĩ đến việc đem chiếc áo bông của em Duyên cho Hiên?

  1. Hiên và Duyên là bạn chơi với nhau
  2. Hiên trạc tuổi Duyên nên chắc sẽ mặc vừa áo Duyên
  3. Vì Duyên đã mất không cần dùng áo nữa
  4. Vì Hiên mặc áo rách, bị rét, Sơn rất thương

Câu 5. Cảm nhận của em về Sơn sau khi đọc xong tác phẩm này?

  1. Sơn sống trong gia đình có điều kiện nên rất hào phóng
  2. Sơn là một câu bé có tâm hồn đa cảm và giàu lòng trắc ẩn
  3. Sơn là một cậu bé con nhà giàu nhưng không kênh kiệu
  4. Sơn đem cho cái áo cũ để mẹ không còn nhớ đến em Duyên nữa

Câu 6. Cách kết thúc truyện của Thạch Lam là…

  1. Là một kết thúc bất ngờ mà trọn vẹn
  2. Là một kết thúc mở, khiến người đọc phải suy đoán nhiều
  3. Là một kết thúc trọn vẹn, hoàn hảo
  4. Là một kết thúc đột ngột khi sự việc chưa được giải quyết

Câu 7. Biểu hiện nào sau đây không cho thấy mẹ Sơn là một người có tấm lòng yêu thương?

  1. Yêu thương, chăm sóc Sơn và chị Lan
  2. Rơm rớm nước mắt khi nhớ về Duyên
  3. Cho mẹ Hiên vay tiền mua áo mới
  4. Đi ăn tiệc chưa phát hiện ra việc Sơn cho Hiên áo ấm

3. VẬN DỤNG (1 câu)

Câu 1. Đọc phần cuối truyện (từ “Hai chị em lo lắng dắt tay nhau lẻn về nhà”) em suy nghĩ thế nào về các bà mẹ (mẹ của Hiên, mẹ của Lan, Sơn)?

  1. Vừa đi làm về thấy con có áo mới liền mang sang trả.
  2. Không trách mắng hai con đã tự ý mang chiếc áo kỉ niệm đem cho.
  3. Nghèo khổ nhưng không tham lam.
  4. Trách mắng con âu yếm, vẫn thể hiện sự bao dung và lòng nhân hậu.
  5. Sẵn lòng cho mẹ Hiên mượn tiền để mua áo ấm cho con.
  6. Biết Sơn tốt bụng nên đỡ lời cho cậu không bị mẹ mắng.

Mẹ của Hiên

Mẹ của Sơn và Lan

Gợi ý:

Mẹ của Hiên

Mẹ của Sơn và Lan

1, 3, 6.

2, 4, 5.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay