Trắc nghiệm bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà
Địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint địa lí 6 kết nối tri thức
1. NHẬN BIẾT (9 câu)
Câu 1. Lưu vực của một con sông là
A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ.
B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.
C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.
D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng.
Câu 2. Chế độ chảy (thủy chế) của một con sông là
A. nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm.
B. sự lên xuống của nước sông do sức hút Trái Đất - Mặt Trời.
C. khả năng chứa nước của con sông đó trong cùng một năm.
D. lượng nước chảy qua mặt cắt dọc lòng sông ở một địa điểm.
Câu 3. Hợp lưu là:
A. Diện tích đất đai có sông chảy qua
B. Diện tích đất đai bắt nguồn của một sông
C. Diện tích đất đai nơi sông thoát nước ra
D. Nơi dòng chảy của 2 hay nhiều hơn các con sông gặp nhau
Câu 4. Chi lưu là:
A. Lượng nước chảy ra mặt cắt ngang lòng sông
B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông
C. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính
D. Các con sông đổ nước vào con sông chính
Câu 5. Các hồ móng ngựa được hình thành do:
A. Sụt đất
B. Núi lửa
C. Băng hà
D. Khúc uốn của sông
Câu 6. Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?
A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi.
B. Độ cao địa hình, bề mặt các dạng địa hình.
C. Các hoạt động sản xuất của con người.
D. Vị trí trên mặt đất và hướng của địa hình.
Câu 7. Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông?
A. Hơi nước.
B. Nước ngầm.
C. Nước hồ.
D. Nước mưa.
Câu 8. Dựa theo tính chất của nước thì chia ra được có hồ nào?
A. Hồ vết tích của các khúc sông và hồ miệng núi lửa
B. Hồ nhân tạo và hồ nước ngọt
C. Hồ miệng núi lửa và hồ nước mặn
D. Hồ nước mặn và hồ nước ngọt
Câu 9. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có thể chia thành?
A. Hồ vết tích của các khúc sông và hồ miệng núi lửa
B. Hồ nhân tạo và hồ nước ngọt
C. Hồ miệng núi lửa và hồ nước mặn
D. Hồ nước mặn và hồ nước ngọt
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1. Hồ và sông ngòi không có giá trị nào sau đây?
A. Thủy sản.
B. Giao thông.
C. Du lịch.
D. Khoáng sản.
Câu 2. Ở miền ôn đới nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là do
A. nước mưa.
B. nước ngầm.
C. băng tuyết.
D. nước ao, hồ.
Câu 3. Ở vùng ôn đới lạnh, sông thường có lũ lụt vào mùa nào sau đây?
A. Mùa hạ.
B. Mùa xuân.
C. Mùa thu.
D. Mùa đông.
Câu 4. Các hồ có nguồn gốc từ băng hà có đặc điểm nào sau đây?
A. Mặt nước đóng băng quanh năm, nhiều hình thú, rất sâu.
B. Thường sâu, có nhiều hình thù và thủy hải sản phong phú.
C. Chỉ xuất hiện ở những vùng vĩ độ cao hoặc vùng núi cao.
D. Nguồn cung cấp nước đa dạng, chảy trực tiếp ra đại dương.
Câu 5. Đâu là nguyên nhân hình thành hồ nước mặn?
A. Có nhiều sinh vật phát triển trong hồ.
B. Khí hậu khô hạn ít mưa, độ bốc hơi lớn.
C. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nhưng có độ bốc hơi lớn.
D. Gần biển do có nước ngầm mặn.
3. VẬN DỤNG (10 câu)
Câu 1. Hồ Tơ Nưng ở Plây-Ku được hình thành do
A. Núi lửa.
B. Khúc uốn của sông.
C. Băng hà.
D. Sụt đất.
Câu 2. Hồ Trị An là hồ được hình thành do
A. Con người xây dựng.
B. Sụt đất.
C. Núi lửa.
D. Khúc uốn của sông.
Câu 3. Sông nào sau đây có chiều dài lớn nhất thế giới?
A. Sông I-ê-nit-xây.
B. Sông Missisipi.
C. Sông Nin.
D. Sông A-ma-dôn.
Câu 4. Sông A-ma-dôn nằm ở châu lục nào sau đây?
A. Châu Âu.
B. Châu Mĩ.
C. Châu Á.
D. Châu Phi.
Câu 5. Sông có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất nước ta là:
A. Sông Đồng Nai
B. Sông Hồng
C. Sông Đà
D. Sông Cửu Long
Câu 6. Dòng sông lạnh nhất thế giới nằm ở châu lục nào?
A. Châu Nam Cực
B. Châu Đại Dương
C. Châu Âu
D. Châu Phi
Câu 7. Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới là:
A. Hồ Lagoda
B. Hồ Baikal
C. Hồ Victoria
D. Hồ Nicaragua.
Câu 8. Hồ nước ngọt Bai-kan thuộc quốc gia nào sau đây?
A. Hoa Kì.
B. Trung Quốc.
C. Ấn Độ.
D. Liên bang Nga.
Câu 9. Đâu không phải là vai trò của nước sông, hồ đối với đời sống con người?
A. Làm thủy điện
B. Cung cấp nước tưới tiêu
C. Cung cấp nguồn khoáng sản dồi dào
D. Nuôi trồng thủy sản
Câu 10. Đâu không phải là vai trò của băng hà đối với tự nhiên và đời sống con người?
A. Góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất.
B. Cung cấp nước cho các dòng sông.
C. Làm giảm ô nhiễm môi trường
D. Trong tương lại băng hà sẽ là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất,...
4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1. So với sông Mê Kông thì sông Hồng lớn hơn về:
A. Tỉ lệ % tổng lượng nước mùa lũ
B. Tổng lượng nước
C. Diện tích lưu vực
D. Tỉ lệ % tổng lượng nước mùa cạn
Câu 2. Sông ngòi nước ta giàu phù sa, nguyên nhân là do:
A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn.
C. trong năm có hai mùa khô, mưa đắp đổi nhau.
D. diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều.
Câu 3. Đâu không phải tên một công trình thủy điện ở nước ta?
A. Thủy điện Sơn La
B. Thủy điện Thác Mơ
C. Thủy điện sông Hồng
D. Thủy điện Thác Bà
Câu 4. Mùa lũ ở các con sông phía Bắc thường nằm trong khoảng thời gian nào?
A. Mùa xuân
B. Mùa hạ
C. Mùa thu
D. Mùa đông
Câu 5. Đâu không phải là hoạt động sử dụng mạch nước ngầm?
A. Xây thủy điện
B. Làm giếng khoan
C. Suối nước nóng tại các khu du lịch
D. A và B